Nghiên cứu xu thế và tác động biến đổi khí hậu ở vùng tứ giác Long Xuyên
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.38 MB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài báo đã cung cấp cái nhìn tổng thể về những biểu hiện, xu thế biến đổi khí hậu ở vùng Tứ giác Long Xuyên và những tác động của biến đổi khí hậu đang diễn ra trong vùng. Bài báo cũng cho thấy rằng, BĐKH và nước biển dâng sẽ làm gia tăng các khu vực ngập lụt vào mùa mưa, hạn mặn vào mùa khô và ảnh hưởng mạnh đến hoạt động sản xuất trong vùng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu xu thế và tác động biến đổi khí hậu ở vùng tứ giác Long XuyênHNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1059.2020-0020Natural Sciences, 2020, Volume 65, Issue 3, pp. 171-182This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn NGHIÊN CỨU XU THẾ VÀ TÁC ĐỘNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN Đào Ngọc Hùng1 và Trần Thế Định2 Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1 2 Khoa Sư phạm, Trường Đại học An Giang, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Tóm tắt. Bài báo đã cung cấp cái nhìn tổng thể về những biểu hiện, xu thế biến đổi khí hậu ở vùng Tứ giác Long Xuyên và những tác động của biến đổi khí hậu đang diễn ra trong vùng. Với việc sử dụng các phương pháp định lượng để xử lí số liệu nhiệt độ, lượng mưa ở 2 trạm Khí tượng Châu Đốc và Rạch Giá, nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiệt độ trung bình ở vùng Tứ giác Long Xuyên tăng 0,56 oC trong 40 năm qua, xu hướng tăng diễn ra trên phạm vi toàn vùng; tuy nhiên, xu thế biến đổi lượng mưa lại khác nhau theo không gian, lượng mưa có xu hướng tăng ở trạm Rạch Giá, với mức tăng 0,13 mm/năm và có xu hướng giảm ở trạm Châu Đốc, với mức giảm khoảng 0,75 mm/năm. Ngoài ra, qua việc kế thừa các nghiên cứu trước đó, bài báo cũng cho thấy rằng, BĐKH và nước biển dâng sẽ làm gia tăng các khu vực ngập lụt vào mùa mưa, hạn mặn vào mùa khô và ảnh hưởng mạnh đến hoạt động sản xuất trong vùng. Từ khóa: xu thế, tác động, biến đổi khí hậu, vùng Tứ giác Long Xuyên.1. Mở đầu Biến đổi khí hậu (BĐKH) là thuật ngữ phổ biến trong những năm gần đây, đã được sửdụng nhiều trong các công trình nghiên cứu khoa học cũng như trong các báo cáo của cơ quanvà tổ chức trên khắp thế giới. Theo Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC), biểuhiện của BĐKH là sự gia tăng nhiệt độ, sự thay đổi về lượng mưa, sự gia tăng các hiện tượng thời tiếtcực đoan và sự dâng lên của mực nước biển [1]. Những thay đổi này đã và đang tác động đến mọilĩnh vực sản xuất, đe dọa cuộc sống hàng ngày của cộng đồng dân cư trên toàn thế giới và cónguy cơ đẩy con người vào tình trạng đói nghèo [2, 3]. IPCC cũng chỉ ra rằng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong ba vùng đồngbằng trên thế giới dễ bị tổn thương nhất do tác động của BĐKH [1]. Theo kịch bản BĐKH vànước biển dâng của Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố năm 2016, nếu mực nước biển dâng100 cm thì 38,9% diện tích ĐBSCL bị chìm ngập dưới mực nước biển [4]. Việc gia tăng diệnngập lụt sẽ tác động tiêu cực đến các lĩnh vực của đời sống như sẽ suy giảm không gian sốngcủa cộng đồng dân cư, di dân, đói nghèo; ảnh hưởng xấu đến các ngành kinh tế như côngnghiệp, nông nghiệp, các hoạt động khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường. Tứ giác Long Xuyên (TGLX) là vùng đất thấp ven biển nằm ở phía Tây Nam của ĐBSCL,với tổng diện tích tự nhiên là 4996,28 km2; bao gồm phần lớn diện tích của 2 tỉnh An Giang(chiếm 49,11% diện tích của vùng), Kiên Giang (47,76%) và một phần của thành phố Cần Thơ(3,13%) [5]. TGLX có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của ĐBSCL,Ngày nhận bài: 6/3/2020. Ngày sửa bài: 13/3/2020. Ngày nhận đăng: 20/3/2020.Tác giả liên hệ: Đào Ngọc Hùng. Địa chỉ e-mail: daongochung69@gmail.com 171 Đào Ngọc Hùng và Trần Thế Địnhđóng góp 20% sản lượng lúa và là một trong những khu vực nuôi trồng thủy sản lớn nhấtĐBSCL mặc dù chỉ chiếm 12,5% diện tích của đồng bằng [6]. Tuy nhiên, gần đây, do những tácđộng của BĐKH như sự thay đổi về nhiệt độ và lượng mưa, hạn hán, xâm nhập mặn,… đã ảnhhưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất và nền kinh tế của địa phương [7]. Trước những tác động hiện hữu và nguy cơ, đã có rất nhiều nghiên cứu về BĐKH cho ViệtNam nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng. Nghiên cứu [8] đã khẳng định những biểu hiện rõnét của BĐKH ở Việt Nam thông qua xu thế biến đổi của các yếu tố khí tượng. Nghiên cứu [9]đã nêu các biểu hiện của BĐKH ở Tây Nguyên thông qua xu thế gia tăng nhiệt độ và sự biếnđộng của lượng mưa. Nghiên cứu [10] đã đánh giá tác động của BĐKH đến các lĩnh vực kinhtế-xã hội ở Việt Nam. Nghiên cứu [2] đã nêu các biểu hiện của BĐKH ở Việt Nam và các tácđộng tiềm tàng do BĐKH. Nghiên cứu [11] đã đánh giá mức độ khô hạn do BĐKH tại khu vựccửa sông Tiền. Nghiên cứu [12] đã đánh giá mối quan hệ trong chuỗi chuỗi BĐKH - nước -nănglượng - lương thực - công bằng xã hội ở ĐBSCL để nhận thấy mối quan hệ nhân quả giwuaxcác thành phần; Nghiên cứu [13] đã đưa ra các giải pháp ứng phó với BĐKH ở Đông Nam Bộ.Nghiên cứu [14] đã áp dụng phương pháp “đa phương diện” trong giáo dục BĐKH cho học sinhtrung học ở ĐBSCL. Nghiên cứu ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu xu thế và tác động biến đổi khí hậu ở vùng tứ giác Long XuyênHNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1059.2020-0020Natural Sciences, 2020, Volume 65, Issue 3, pp. 171-182This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn NGHIÊN CỨU XU THẾ VÀ TÁC ĐỘNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN Đào Ngọc Hùng1 và Trần Thế Định2 Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1 2 Khoa Sư phạm, Trường Đại học An Giang, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Tóm tắt. Bài báo đã cung cấp cái nhìn tổng thể về những biểu hiện, xu thế biến đổi khí hậu ở vùng Tứ giác Long Xuyên và những tác động của biến đổi khí hậu đang diễn ra trong vùng. Với việc sử dụng các phương pháp định lượng để xử lí số liệu nhiệt độ, lượng mưa ở 2 trạm Khí tượng Châu Đốc và Rạch Giá, nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiệt độ trung bình ở vùng Tứ giác Long Xuyên tăng 0,56 oC trong 40 năm qua, xu hướng tăng diễn ra trên phạm vi toàn vùng; tuy nhiên, xu thế biến đổi lượng mưa lại khác nhau theo không gian, lượng mưa có xu hướng tăng ở trạm Rạch Giá, với mức tăng 0,13 mm/năm và có xu hướng giảm ở trạm Châu Đốc, với mức giảm khoảng 0,75 mm/năm. Ngoài ra, qua việc kế thừa các nghiên cứu trước đó, bài báo cũng cho thấy rằng, BĐKH và nước biển dâng sẽ làm gia tăng các khu vực ngập lụt vào mùa mưa, hạn mặn vào mùa khô và ảnh hưởng mạnh đến hoạt động sản xuất trong vùng. Từ khóa: xu thế, tác động, biến đổi khí hậu, vùng Tứ giác Long Xuyên.1. Mở đầu Biến đổi khí hậu (BĐKH) là thuật ngữ phổ biến trong những năm gần đây, đã được sửdụng nhiều trong các công trình nghiên cứu khoa học cũng như trong các báo cáo của cơ quanvà tổ chức trên khắp thế giới. Theo Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC), biểuhiện của BĐKH là sự gia tăng nhiệt độ, sự thay đổi về lượng mưa, sự gia tăng các hiện tượng thời tiếtcực đoan và sự dâng lên của mực nước biển [1]. Những thay đổi này đã và đang tác động đến mọilĩnh vực sản xuất, đe dọa cuộc sống hàng ngày của cộng đồng dân cư trên toàn thế giới và cónguy cơ đẩy con người vào tình trạng đói nghèo [2, 3]. IPCC cũng chỉ ra rằng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong ba vùng đồngbằng trên thế giới dễ bị tổn thương nhất do tác động của BĐKH [1]. Theo kịch bản BĐKH vànước biển dâng của Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố năm 2016, nếu mực nước biển dâng100 cm thì 38,9% diện tích ĐBSCL bị chìm ngập dưới mực nước biển [4]. Việc gia tăng diệnngập lụt sẽ tác động tiêu cực đến các lĩnh vực của đời sống như sẽ suy giảm không gian sốngcủa cộng đồng dân cư, di dân, đói nghèo; ảnh hưởng xấu đến các ngành kinh tế như côngnghiệp, nông nghiệp, các hoạt động khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường. Tứ giác Long Xuyên (TGLX) là vùng đất thấp ven biển nằm ở phía Tây Nam của ĐBSCL,với tổng diện tích tự nhiên là 4996,28 km2; bao gồm phần lớn diện tích của 2 tỉnh An Giang(chiếm 49,11% diện tích của vùng), Kiên Giang (47,76%) và một phần của thành phố Cần Thơ(3,13%) [5]. TGLX có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của ĐBSCL,Ngày nhận bài: 6/3/2020. Ngày sửa bài: 13/3/2020. Ngày nhận đăng: 20/3/2020.Tác giả liên hệ: Đào Ngọc Hùng. Địa chỉ e-mail: daongochung69@gmail.com 171 Đào Ngọc Hùng và Trần Thế Địnhđóng góp 20% sản lượng lúa và là một trong những khu vực nuôi trồng thủy sản lớn nhấtĐBSCL mặc dù chỉ chiếm 12,5% diện tích của đồng bằng [6]. Tuy nhiên, gần đây, do những tácđộng của BĐKH như sự thay đổi về nhiệt độ và lượng mưa, hạn hán, xâm nhập mặn,… đã ảnhhưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất và nền kinh tế của địa phương [7]. Trước những tác động hiện hữu và nguy cơ, đã có rất nhiều nghiên cứu về BĐKH cho ViệtNam nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng. Nghiên cứu [8] đã khẳng định những biểu hiện rõnét của BĐKH ở Việt Nam thông qua xu thế biến đổi của các yếu tố khí tượng. Nghiên cứu [9]đã nêu các biểu hiện của BĐKH ở Tây Nguyên thông qua xu thế gia tăng nhiệt độ và sự biếnđộng của lượng mưa. Nghiên cứu [10] đã đánh giá tác động của BĐKH đến các lĩnh vực kinhtế-xã hội ở Việt Nam. Nghiên cứu [2] đã nêu các biểu hiện của BĐKH ở Việt Nam và các tácđộng tiềm tàng do BĐKH. Nghiên cứu [11] đã đánh giá mức độ khô hạn do BĐKH tại khu vựccửa sông Tiền. Nghiên cứu [12] đã đánh giá mối quan hệ trong chuỗi chuỗi BĐKH - nước -nănglượng - lương thực - công bằng xã hội ở ĐBSCL để nhận thấy mối quan hệ nhân quả giwuaxcác thành phần; Nghiên cứu [13] đã đưa ra các giải pháp ứng phó với BĐKH ở Đông Nam Bộ.Nghiên cứu [14] đã áp dụng phương pháp “đa phương diện” trong giáo dục BĐKH cho học sinhtrung học ở ĐBSCL. Nghiên cứu ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tứ giác Long Xuyên Biến đổi khí hậu Đồng bằng sông Cửu Long Xu thế biến đổi khí hậu Xu thế biến đổi nhiệt độ Xu thế biến đổi lượng mưaTài liệu liên quan:
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Phan Bội Châu, Hiệp Đức
6 trang 342 0 0 -
báo cáo chuyên đề GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
78 trang 289 0 0 -
Hạ tầng xanh – giải pháp bền vững cho thoát nước đô thị
17 trang 231 1 0 -
13 trang 210 0 0
-
Đồ án môn học: Bảo vệ môi trường không khí và xử lý khí thải
20 trang 193 0 0 -
Đề xuất mô hình quản lý rủi ro ngập lụt đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu
2 trang 184 0 0 -
Bài tập cá nhân môn Biến đổi khí hậu
14 trang 181 0 0 -
161 trang 180 0 0
-
Bài giảng Cơ sở khoa học của biến đổi khí hậu (Đại cương về BĐKH) – Phần II: Bài 5 – ĐH KHTN Hà Nội
10 trang 166 0 0 -
Đề thi học sinh giỏi môn Địa lí lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Mai Anh Tuấn, Thanh Hóa
10 trang 156 0 0