Danh mục

NGỘ ĐỘC : PHUƠNG PHÁP XỬ TRÍ CHUNG (GENERAL APPROACH TO POISONINGS) - PHẦN I

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 144.40 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 11,000 VND Tải xuống file đầy đủ (16 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

LIỆT KÊ 16 NGUYÊN NHÂN TỬ VONG THÔNG THƯỜNG NHẤT DO NGỘ ĐỘC CẤP TÍNH ĐƯỢC BÁO CÁO Ở CÁC TRUNG TÂM CHỐNG ĐỘC CHẤT (POISON CENTERS) ? Các thuốc giảm đau : 10,5 % Các chất tẩy (cleaning substances) : 9,5 % Các mỹ phẩm và các chất dùng cho cá nhân : 9,4 % Các di vật : 5.0 % Thực vật (Plants) : 4,9 % Thuốc pha chế chống cảm cúm và ho : 4,5 %Vết cắn/ Trúng nọc (Bites/envenomations) : 4,2 % Thuốc an thần/Thuốc ngủ/Thuốc chống loạn tâm thần : 4,1 % Thuốc dùng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NGỘ ĐỘC : PHUƠNG PHÁP XỬ TRÍ CHUNG (GENERAL APPROACH TO POISONINGS) - PHẦN I NGỘ ĐỘC : PHUƠNG PHÁP XỬ TRÍ CHUNG (GENERAL APPROACH TO POISONINGS) PHẦN I 1/ LIỆT KÊ 16 NGUYÊN NHÂN T Ử VONG THÔNG THƯỜNGNHẤT DO NGỘ ĐỘC CẤP TÍNH ĐƯỢC BÁO CÁO Ở CÁC TRUNGTÂM CHỐNG ĐỘC CHẤT (POISON CENTERS) ? Các thuốc giảm đau : 10,5 % Các chất tẩy (cleaning substances) : 9,5 % Các mỹ phẩm và các chất dùng cho cá nhân : 9,4 % Các di vật : 5.0 % Thực vật (Plants) : 4,9 % Thuốc pha chế chống cảm cúm và ho : 4,5 % Vết cắn/ Trúng nọc (Bites/envenomations) : 4,2 % Thuốc an thần/Thuốc ngủ/Thuốc chống loạn tâ m thần : 4,1 % Thuốc dùng tại chỗ (topicals) : 4,1 % Thuốc trừ sâu (pesticides) : 4% Thuốc chống trầm cảm (antidepressants) : 3,9 % Thức ăn, ngộ độc thức ăn : 3,1 % Cồn (alcohols) : 2,9 % Hydrocarbons : 2,8 % Antihistamines : 2,7 % Các thuốc kháng khuẩn : 2,7% 2/ VAI TRÒ HIỆN NAY CỦA XI RÔ IPECAC TRONG ĐIỀUTRỊ NGỘ ĐỘC CẤP TÍNH ? Mặc dầu xi rô ipecac gây mửa trong vòng 20-30 phút nơi hầu hết cácbệnh nhân được cho một liều lượng điều trị, nhưng ít chất độc đã được loạibỏ ; có những phương tiện hiệu quả hơn để khử độc đường tiêu hóa. Ipecaccó thể có một vai trò trong điều trị trẻ em tại nhà, thường có thể được chomột liều sau khi trẻ uống thuốc ngộ độc.Tuy nhiên, vào lúc hầu hết các bệnhnhân đến bệnh viện thì quá nhiều thời gian đã trôi qua để xi rô ipecac có thểcó lợi ích. Việc sử dụng ipecac cũng làm trì hoãn việc cho than hoạt hóa(activated charcoal), mà than hoạt hóa này cần phải cho càng nhanh càng tốtđể có lợi ích tối đa. 3/ VAI TRÒ HIỆN NAY CỦA RỬA DẠ DÀY TRONG ĐIỀU TRỊNGỘ ĐỘC CẤP TÍNH ? Rửa dạ dày tác dụng nhanh hơn xi rô ipecac trong việc tống xuất cácchất chứa trong dạ dày, và than hoạt hóa có thể cho vào trong ống rửa dạ dàytrước khi ống này được rút ra. Rửa dạ dày có thể được thực hiện mà khôngphải thông khí quản nơi hầu hết các bệnh nhân, nhưng dụng cụ đường khí,gồm cả máy hút, phải được chuẩn bị sẵn bên giường. Đặt bệnh nhân nghiêngvề phía trái, theo tư thế Trendelenbourg nhẹ, giúp ngăn ngừa hít dịch nếumửa xảy ra. Những ống mũi-dạ dày quá nhỏ không thể lấy đi các viên thuốchay những mảnh thuốc lớn ; bất cứ khi nào thực hiện rửa dạ dày, nên đặt quamiệng một ống rửa cỡ lớn (36F hay 40F). Đặt một canule de Guedel để ngănbệnh nhân không cắn vào ống. Sự định vị thích hợp của ống rửa dạ dày phảiđược kiểm tra lâm sàng hay quang tuyến trước khi rửa hay cho than hoạthóa. Những trường hợp tử vong đã được báo cáo do cho than hoạt hóa vàotrong khí quản qua ống mũi-dạ dày. Rửa dạ dày thường dành cho nhữngbệnh nhân ngộ độc nghiêm trọng hay đe dọa đến tính mạng, đến phòng cấpcứu 1-2 giờ sau khi nuốt. 4/ VAI TRÒ HIỆN NAY CỦA THAN HOẠT HÓA(ACTIVATED CHACOAL) ? Trong nhiều công trình nghiên cứu, than hoạt hóa đã được chứng tỏ làưu việt hơn những thủ thuật rửa dạ dày để điều trị ngộ độc cấp tính.Thủthuật rửa dạ dày đòi hỏi thời gian và gây vài nguy cơ cho bệnh nhân. Thờigian, trong đó thủ thuật rửa dạ dày hay gây mửa bệnh nhân với ipecac, là lúcthuốc đang được hấp thụ một cách tích cực. Bằng cách cho một liều thanhoạt hóa ngay khi bệnh nhân đến phòng cấp cứu, như thế phương tiện hiệuquả nhất để khử nhiễm đường tiêu hóa đã được thực hiện. Tuy nhiên, khôngphải tất cả các thuốc đều được than hoạt hóa hấp thụ. Các thuốc không đượchấp thụ gồm có lithium, axít và kiềm, potassium, sắt, và có lẽ những thuốckhác chưa được nghiên cứu. Những bệnh nhân nuốt với số lượng nhỏ, do bấtcẩn (thường là trẻ em), không cần phải điều trị bằng than hoạt hóa. 5/ THÁI ĐỘ XỬ TRÍ ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN NGỘ ĐỘCKHÔNG CÓ TRIỆU CHỨNG ? Vài tác giả chủ trương chỉ cần quan sát theo dõi những bệnh nhân ngộđộc không có triệu chứng, và chỉ điều trị khi các triệu chứng phát triển. Mặcdầu thái độ xử trí này là an toàn đối với nhiều bệnh nhân đã uống thuốc quáliều nhưng không đáng kể, nhưng nếu bệnh nhân đã uống vào cái gì đó rấtnguy hiểm, thì một cơ hội ngăn ngừa sự hấp thụ có thể bị mất đi nếu khônglàm gì trước khi các triệu chứng xuất hiện. Cấp một liều than hoạt hóa chotất cả những bệnh nhân với một bệnh sử ngộ độc thuốc cố ý, đ ược thực hiệndễ dàng và giúp đảm bảo xử lý bệnh nhân an toàn và đúng lúc. 6/ CÓ VAI TRÒ CỦA THUỐC XỔ TRONG ĐIỀU TRỊ NGỘĐỘC CẤP TÍNH HAY KHÔNG ? Theo lý thuyết thì các thuốc xổ (cathartics) làm gia tốc thời gianchuyển vận qua đường tiêu hóa, cho phép tống than hoạt hóa bắt kịp cácviên thuốc trong ruột và ngăn ngừa sự tách rời thuốc khỏi than hoạt hóa. Cácthuốc xổ không được chứng tỏ làm giảm sự hấp thụ thuốc hay cải thiện tiênlượng đáng kể sau khi ngộ độc, nhưng chúng có thể gây mửa, đau bụng, vàcác bất thường điện giải. Việc sử dụng thuốc xổ không được biện minh. 7/ VAI TRÒ CỦA TƯỚI RỬA TOÀN BỘ RUỘT (WHOLE-BOWEL IRRIGATION) TRONG ĐIỀU TRỊ NGỘ ĐỘC CẤP TÍNH Thủ thuật tưới rửa toàn bộ ruột (whole-bowel irrigation) sử dụng mộtdung dịch điện giải polyethylene glycol, như GoLYTELY hay Colyte,(không được hấp thụ) cho phép tống nhanh nhanh thuốc và các chất hoá họcqua đường tiêu hóa. Thủ thuật này dường như hữu ích nhất khi nuốt vào cácviên thuốc hay các chất hóa học cản quang, bởi vì sự tiến triển của chúngqua đường tiêu hóa có thể được theo dõi bằng quang tuyến. Thủ thuật nàycũng thường được sử dụng khi các gói thuốc bán bất hợp pháp ở đường phố(street drugs), như heroin hay cocaine, đã được nuốt vào và cần được tốngxuất nhanh qua đường tiêu hóa càng nhanh càng tốt và nên được xét đến saukhi ngộ độc các thuốc thải chậm. Hạn chế của thủ thuật này là ở chỗ nếubệnh nhân không thức tỉnh, hợp tác, và có thể ngồi vào ghế, sẽ có nguy cơmửa và hít dịch, ngoài vấn đề phải phục vụ một bệnh nhân không tri giác ...

Tài liệu được xem nhiều: