Danh mục

Ngôn ngữ học lịch sử và giọng Quảng Nam

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.02 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết giới thiệu qua về phương pháp nghiên cứu của ngành Ngôn ngữ học Lịch sử, minh hoạ bằng các giả thuyết về xuất xứ của những đặc trưng trong giọng Quảng Nam. Bài báo chỉ ra rằng trong nghiên cứu ngôn ngữ, một giả thuyết nếu chỉ dựa vào các dữ kiện lịch sử nhưng vắng bóng các chứng cứ ngôn ngữ thì chỉ là một giả thuyết không kiểm nghiệm được, thuần suy diễn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ngôn ngữ học lịch sử và giọng Quảng Nam108Ngôn ngữ học lịch sử và giọng Quảng NamAndrea Hoa PhạmaTóm tắt:Bài báo này giới thiệu qua về phương pháp nghiên cứu của ngành Ngôn ngữ học Lịch sử, minhhoạ bằng các giả thuyết về xuất xứ của những đặc trưng trong giọng Quảng Nam. Bài báo chỉra rằng trong nghiên cứu ngôn ngữ, một giả thuyết nếu chỉ dựa vào các dữ kiện lịch sử nhưngvắng bóng các chứng cứ ngôn ngữ thì chỉ là một giả thuyết không kiểm nghiệm được, thuầnsuy diễn.Từ khóa: Ngôn ngữ học Lịch sử, giọng Quảng Nam, giọng Thanh - Nghệ, tiếng Chăm, biến âma Khoa Ngôn ngữ, Văn học và Văn hóa, Đại học Florida; 296 Buckman Drive, 301 Pugh Hall, Gainesville, FL 32611, USA. e-mail: apham@ufl.eduTạp chí Khoa học Đại học Đông Á, Tập 3, Số 2(10), Tháng 6.2024, tr. 2-13 ISSN: 2815 - 5807©Trường Đại học Đông Á, Đà Nẵng, Việt Nam 109Historical Linguistics and Quang Nam PhonologyAndrea Hoa PhamaAbstract:This paper briefly describes the methodology used in Historical Linguistics, illustrated withhypotheses about the sources of special rhymes in Quang Nam Vietnamese. It shows thata linguistic hypothesis based on historical events but with no linguistic evidence is simplynon-falsifiable and purely speculation.Keywords: Historical linguistics, Quang Nam dialect, Thanh Nghe dialects, Chamic languages, soundchange Received: 05.04.2024; Accepted: 10.6.2024; Published: 30.6.2024 DOI: 10.59907/daujs.3.2.2024.328a Department of Languages, Literatures and Cultures, University of Florida; 296 Buckman Drive, 301 Pugh Hall, Gainesville, FL 32611, USA. e-mail: apham@ufl.edu Dong A University Journal of Science, Vol. 3, No. 2(10), June 2024, pp. 2-13ISSN: 2815 - 5807 ©Dong A University, Danang City, Vietnam110Đặt vấn đề Trong nỗ lực đi tìm nguồn gốc những âm và vần lạ trong giọng Quảng Nam, cónhững ý kiến vẫn cho rằng cần lần dò theo các tư liệu lịch sử, dân tộc học, hoặc khảo cổ họcmà đưa ra giả thuyết về ngôn ngữ. Có thể thấy điển hình cho cách suy nghĩ này trong bàibáo Người Quảng, giọng Quảng của tác giả Võ Văn Thắng đăng trên báo Quảng Nam ngày7.2.2024. Trong bài báo, ông Võ Văn Thắng dẫn một số tư liệu về việc trong lịch sử đã từngcó người Chăm sinh sống ở Bắc Trung Bộ, đưa ra giả thuyết nguồn gốc của nguyên âm ‘a’Quảng Nam là từ người Chăm sống ở Bắc Trung Bộ và khuyên chúng tôi cùng những nhànghiên cứu khác nên có “cách nhìn đa chiều và cách tiếp cận liên ngành” để khỏi lạc hướng khixây dựng các giả thuyết ngôn ngữ học. Trong cuốn sách Nguồn gốc và sự hình thành giọng Quảng Nam - Quang Nam Phonologyand Sound Change through Contact, chúng tôi đã trình bày việc tìm ra nguyên âm ‘a’ QuảngNam ở một số thổ ngữ Nghệ Tĩnh. Đó là nguyên âm thấp, dòng sau, không tròn môi, kýhiệu IPA là /α/. Ngoài giọng Quảng Nam và các thổ ngữ Hà Tĩnh ấy, nguyên âm nàykhông xuất hiện ở các phương ngữ khác.Dùng phương pháp của Ngôn ngữ học Lịch sử để trao đổi với ông Võ Văn Thắng Trong phạm vi một bài báo ngắn, chúng tôi chỉ giải thích qua về phương pháp làmviệc của Ngôn ngữ học Lịch sử (Historical Linguistics), một ngành khoa học cung cấp nhữngcâu trả lời đáng tin cậy nhất về các vấn đề như vấn đề ông Võ Văn Thắng nêu ra. Sau đó,chúng tôi bàn một chút về “liên ngành” ông Võ Văn Thắng nhắc trong bài báo. Cụ thể là chúng tôi sẽ chỉ ra rằng việc dò theo dấu vết di dân trong lịch sử để tìmchứng cớ cho một giả thuyết vắng bóng các tư liệu ngôn ngữ như ông Võ Văn Thắng suynghĩ không phải là cách làm việc của ngành Ngôn ngữ học Lịch sử. Chúng tôi chỉ bàn vềphương pháp nghiên cứu và chất liệu nghiên cứu của Ngôn ngữ học Lịch sử. Còn nhữngvấn đề khác trong bài báo của ông Võ Văn Thắng chúng tôi sẽ bàn vào dịp khác.Quan điểm của ông Võ Văn Thắng Việc có người Chăm sinh sống trên đất Bắc không mới. Nó đã được nhắc rất nhiềutrong sử sách, kể cả trong cuốn sách Nguồn gốc và sự hình thành giọng Quảng Nam - QuangNam Phonology and Sound Change through Contact. Những dấu vết người Chăm ở Bắc Trung Bộ mà tác giả Võ Văn Thắng đưa ra baogồm thành Lồi; câu nói của H.L. Breton về một ngôi chùa ở Nghệ An xây dựng từ thế kỷ 111XI có tượng mang phong cách ảnh hưởng Champa; về việc Ban Quản lý di tích tỉnh NghệAn công nhận một nhà thờ họ Chế ở làng Thu Lũng có nguồn gốc Chiêm Thành; về trangthông tin của Viện Khảo cổ cho biết phát hiện cổ vật Chăm tại Quỳ Hợp, Nghệ An; về việcngười Chăm đến Thanh Hóa cư trú nói trong bài của Thảo Linh trên báo Thanh H ...

Tài liệu được xem nhiều: