Danh mục

Ngôn ngữ thân thể và âm hưởng nữ quyền trong truyện ngắn nữ đương đại Việt Nam

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 546.06 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Từ sau công cuộc đổi mới toàn diện đất nước năm 1986, nhiều phong trào văn học nữ xuất hiện và phát triển về mặt số lượng lẫn chất lượng. Cùng với sự ra đời của văn học nữ, phê bình văn học nữ quyền cũng phát triển. Ngoài việc viết về những khát vọng sống, sự dấn thân và phản kháng của phụ nữ trong hành trình đi tìm bản ngã, bài viết còn hướng đến sự đấu tranh đòi tự do, bình đẳng giới và xác lập địa vị phụ nữ bằng ngôn ngữ thân thể và âm hưởng nữ quyền.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ngôn ngữ thân thể và âm hưởng nữ quyền trong truyện ngắn nữ đương đại Việt Nam HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ | 11/2019 NGÔN NGỮ THÂN THỂ VÀ ÂM HƯỞNG NỮ QUYỀN TRONG TRUYỆN NGẮN NỮ ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM TRƯƠNG THI THU THANH Trường Đại học Phú Yên Email: truongthuthanhdhpy@gmail.com Tóm tắt: Từ sau công cuộc đổi mới toàn diện đất nước năm 1986, nhiều phong trào văn học nữ xuất hiện và phát triển về mặt số lượng lẫn chất lượng. Cùng với sự ra đời của văn học nữ, phê bình văn học nữ quyền cũng phát triển. Ngoài việc viết về những khát vọng sống, sự dấn thân và phản kháng của phụ nữ trong hành trình đi tìm bản ngã, bài viết còn hướng đến sự đấu tranh đòi tự do, bình đẳng giới và xác lập địa vị phụ nữ bằng ngôn ngữ thân thể và âm hưởng nữ quyền. Có thể nói, ngôn ngữ thân thể trong văn học thường gắn với những tác phẩm mang tâm thức nữ quyền. Bởi lẽ, với những đặc trưng trong lối viết thân thể và những khát vọng mà người phụ nữ muốn đạt đến, thân thể phụ nữ như một phương tiện biểu đạt nội dung tác phẩm. Từ khoá: Truyện ngắn nữ, bản ngã, ngôn ngữ thân thể, lý thuyết nữ quyền, phái tính, giới, diễn ngôn nữ giới. 1. MỞ ĐẦU Với lối viết mang đặc trưng riêng trong thi pháp nghệ thuật, bằng ngôn ngữ thân thể và âm hưởng nữ quyền, Đỗ Hoàng Diệu, Y Ban, Trần Thùy Mai, Nguyễn Thị Thu Huệ,… cùng nhau đồng hành trên con đường văn chương. Họ hướng đến những khát khao yêu thương, sự dấn thân đi tìm bản ngã đàn bà và đặc biệt là sự khẳng định vị thế của mình trên văn đàn học thuật với tác giả nam. Trong truyện ngắn, tác giả nữ đã thể hiện lối viết thân thể đầy trải nghiệm. Ngôn ngữ thân thể như một phương cách cất lên tiếng nói đấu tranh đòi bình đẳng giới. Vì vậy, ngôn ngữ thân thể không chỉ có ý nghĩa về mặt văn hóa mà còn có ý nghĩa về mặt chính trị, xã hội. Có thể nói, văn chương đương đại đang có nhiều sự chuyển biến mới. Trong luồng chuyển động đó, văn học nữ giới đang từng bước phá vỡ hệ thống tư tưởng của văn hóa phụ quyền, xác lập hệ thống ngôn ngữ riêng của giới: ngôn ngữ khoái lạc, ngôn ngữ thân thể. 2. NGÔN NGỮ THÂN THỂ TRONG TRUYỆN NGẮN NỮ ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM Vị trí của phụ nữ Việt Nam dần được xác lập trong một xã hội dân chủ, đổi mới toàn diện. Họ không những được khẳng định mình trong xã hội, trên các phương diện chính trị, văn hóa, kinh tế mà còn cả trong văn học nghệ thuật. Có thể nói, ý thức phái tính và tư tưởng nữ quyền phát triển từ đời sống văn hóa, chính trị, xã hội đến địa hạt văn chương. Địa vị của phụ nữ và sự bất bình đẳng giới bị chi phối bởi cơ chế chính trị - xã hội. Tư tưởng nam nữ phụ quyền đã có từ lâu và ăn sâu vào tâm thức con người trong xã hội. Bởi lẽ, tư tưởng ấy gắn chặt với lịch sử của tộc người và bao phủ lên vòng đời của một cá nhân. Trong đó, phụ nữ là người gánh chịu nhiều bất công hơn cả. Nhưng, phụ nữ không bị gục ngã trước sự phi lý của xã hội, mà trái lại, họ đã dũng cảm đấu tranh phá bỏ thủ tục cổ hủ và tư tưởng nam quyền. Họ hành động và tự tạo danh tính trong xã hội, chính trị và nghệ thuật bằng chính ngôn ngữ của mình. Ngôn ngữ thân thể hiện lên đậm nét trên từng trang văn của tác giả nữ. Yếu tố thân thể con người - thân thể người phụ nữ được đề cập và khắc họa rõ nét trong quá trình đấu tranh đòi bình quyền. Bởi lẽ, thân thể tự nó đã là một ngôn ngữ giao tiếp. Trong đời sống, thân thể như đầu, tóc, chân, tay, mắt, mũi, miệng, trái tim, cơ quan sinh dục… cùng các động tác của thân thể như: đi, chạy, cắn, hôn, đau, nhức, đau,… đều có thể là ngôn ngữ giao tiếp của con người. Thân thể là thân thể sống của con người. Và khi, thân thể thấm nhuần cảm xúc tâm 67 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HTKH 2019 hồn con người thì thân thể ấy sẽ trở thành ngôn ngữ. Vì vậy, ngôn ngữ thân thể được xem như một phương diện văn hóa chứ không chỉ dừng lại ở nghĩa giản đơn và tầm thường: thân thể chỉ là xác thịt. Ngôn ngữ thân thể trong truyện ngắn nữ Việt Nam đương đại là hành trình đi tìm bản ngã và xác lập nhân vị đàn bà trong xã hội. Nếu phụ nữ muốn bình đẳng thì bản thân họ phải tự dấn thân và phản kháng để đấu tranh cho sự tự do của mình. Họ phải tự tạo lập cuộc đời và tự tạo danh tính. Hành trình dấn thân và đấu tranh của phụ nữ trong xã hội không phải là con đường bằng phẳng. Đó là một hành trình đầy đau khổ và chịu nhiều nổi ám ảnh, đắng cay. Họ bị ngay chính người yêu chà đạp nhân phẩm, chiếm đoạt thân thể, rơi vào những cạm bẫy tình yêu (truyện Ai chọn giùm tôi và truyện 27 bước chân là lên thiên đường của Y Ban). Họ bị khin ...

Tài liệu được xem nhiều: