Hình tượng nhân vật trẻ em trong truyện ngắn nữ Việt Nam từ 1986 đến nay
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 239.35 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong thế giới nhân vật của truyện ngắn nữ Việt Nam từ sau 1986 đến nay, hình tượng nhân vật trẻ em có một vị trí quan trọng. Tuy không phải là nhân vật trung tâm nhưng nhân vật trẻ em góp vai trò làm nổi bật chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Trẻ em được đặt vào nhiều mối quan hệ: Gia đình, xã hội và tự thân… để nhà văn khám phá quá trình hình thành nhân cách cá nhân, để nhận thức lại những giá trị nhân văn cốt lõi, nền tảng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hình tượng nhân vật trẻ em trong truyện ngắn nữ Việt Nam từ 1986 đến nay 44 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRẺ EM TRONG TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY Trần Thị Quỳnh Lê Trường Đại học Quy Nhơn Tóm tắt: Trong thế giới nhân vật của truyện ngắn nữ Việt Nam từ sau 1986 đến nay, hình tượng nhân vật trẻ em có một vị trí quan trọng. Tuy không phải là nhân vật trung tâm nhưng nhân vật trẻ em góp vai trò làm nổi bật chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Trẻ em được đặt vào nhiều mối quan hệ: gia đình, xã hội và tự thân… để nhà văn khám phá quá trình hình thành nhân cách cá nhân, để nhận thức lại những giá trị nhân văn cốt lõi, nền tảng. Từ các mối quan hệ gia đình, nhà trường, xã hội, quá khứ, hiện tại, tương lai… nhân vật trẻ em như một trục quy chiếu lịch sử xã hội độc đáo trên trang văn của các cây viết nữ Việt Nam đương đại. Từ khóa: Nhân vật trẻ em, truyện ngắn nữ. Nhận bài ngày 10.1.2018, chỉnh sửa, gửi phản biện và duyệt đăng ngày 25.2.2018 Liên hệ tác giả: Trần Thị Quỳnh Lê; Email: mecghi.84@gmail.com 1. MỞ ĐẦU Không cố công xây dựng nên những nhân vật thật lạ, thật đặc biệt, nhân vật trong truyện ngắn của các nhà văn nữ từ 1986 đến nay dung dị, gần gũi như từ cuộc đời bước vào trang sách. Tùy tạng người, mỗi nhà văn đều có những kiểu nhân vật riêng, đặc sắc, mang dấu ấn của nghệ sĩ. Tuy nhiên bên cạnh đó, họ cũng luôn hướng ngòi bút của mình đến việc khám phá sự đa dạng của bản thể người trong muôn màu đời sống. Vì thế, thế giới nhân vật trong truyện ngắn của các nhà văn nữ cũng vô cùng phong phú, đa dạng, nhưng có thể nhận ra điểm chung, sự tương đồng của các cây bút nữ trong xây dựng một số hình tượng nhân vật trung tâm của tác phẩm như nhân vật người đàn ông, người phụ nữ và đặc biệt là nhân vật trẻ em. Khám phá hình tượng nhân vật trẻ em trong truyện ngắn nữ Việt Nam từ 1986 đến nay sẽ góp phần nhận diện cái gọi là “lối viết nữ” trên trang văn của họ. 2. NỘI DUNG Không khai thác nhân vật trẻ em trong chuỗi dài của những kí ức tuổi thơ như các tác phẩm của Vũ Như Hiên (Miền thơ ấu), Đặng Thị Hạnh (Cô bé nhìn mưa), Nguyễn Quang TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 22/2018 45 Sáng (Dòng sông thơ ấu), hay Phùng Quán (Tuổi thơ dữ dội), Duy Khán (Tuổi thơ im lặng)…, nhân vật trong sáng tác của các cây bút nữ thường hiện lên trong những lát cắt nhỏ của hiện thực đời sống. Và cũng không có nhiều những trang văn trong sáng, đầy hồn nhiên như trong truyện ngắn của Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Ngọc Thuần, nhân vật trẻ em trong truyện ngắn nữ đều có điểm chung khi được các chị khắc họa như là nạn nhân từ những đau thương, bất hạnh của thế giới người lớn Trẻ em được khắc họa trước hết như là nạn nhân của hoàn cảnh lịch sử và chiến tranh. Đây không phải là nét mới bởi trong sáng tác của một số tác giả giai đoạn trước như Nguyễn Thi, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Trung Thành, nhân vật trẻ em trước biến thiên của lịch sử đã được khai thác khá đặc sắc, nhưng với những lối đi riêng, nhân vật trẻ em trong văn của các nữ văn sĩ vẫn để lại cho người đọc sự khắc khoải và đầy ám ảnh. Viết về câu chuyện của những vương triều ngày cũ, Trần Thùy Mai có thể xem là một trong những nữ văn sĩ đầu tiên viết về bi kịch của những đứa trẻ trong dòng xoáy lịch sử. Trong Thần nữ đi chân không, cô bé Ngoạn và mẹ nó – nàng Tấm, chịu sự cười cợt của dân làng khi họ tự nhận là vợ và con của vua Trịnh Hoài Đức. Nhưng có ai biết rằng, khi vua gặp nguy biến, chính nàng Tấm là người đã bao bọc, chở che, chăm sóc để ông thoát nạn. Và mẹ con Tấm quả thật đã được phong phi, phong hậu, bé Ngoạn đã là công chúa của vương triều. Nhưng sự thay đổi của thời thế mà quan trọng là sự đổi thay của lòng người đã khiến mẹ con Tấm bị rơi vào quên lãng. Họ từ bỏ xiêm áo, chốn sống xa hoa để trở về làng quê bởi không chấp nhận được cuộc sống tù túng, giả tạo và thiếu vắng sự yêu thương nơi chốn hoàng cung. Bé Ngoạn mãi mãi cũng không hiểu vì đâu, cha nó đã từ bỏ nó, mẹ con nó lại trở thành trò đùa trong những câu chuyện thị phi của người đời. Tác phẩm cuốn hút người đọc bởi sự đa dạng của những cung bậc cảm xúc. Từ bất ngờ, thú vị ở đầu tác phẩm đến vỡ òa sung sướng khi mẹ con Tấm được đón vào cung vua rồi cuối cùng lại là sự hụt hẫng đau thương trước một cái kết không có hậu. Câu chuyện của bé Ngoạn cũng là câu chuyện của biết bao thân phận con người trước trò đùa của lịch sử. Cuộc đời của nàng công chúa Ngọc Ngôn trong Nàng công chúa té giếng cũng vậy, là nạn nhân của sự tranh giành quyền lực, của sự thỏa mãn đam mê, dục vọng tầm thường của những ông hoàng bà chúa. Ngọc Ngôn sinh ra đã là đứa bé ngơ ngơ ngẩn ngẩn như để gợi nhớ hình ảnh của một vương triều cũ và cũng là sự nối dài nỗi đau của người ở lại. Trần Thùy M ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hình tượng nhân vật trẻ em trong truyện ngắn nữ Việt Nam từ 1986 đến nay 44 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRẺ EM TRONG TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY Trần Thị Quỳnh Lê Trường Đại học Quy Nhơn Tóm tắt: Trong thế giới nhân vật của truyện ngắn nữ Việt Nam từ sau 1986 đến nay, hình tượng nhân vật trẻ em có một vị trí quan trọng. Tuy không phải là nhân vật trung tâm nhưng nhân vật trẻ em góp vai trò làm nổi bật chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Trẻ em được đặt vào nhiều mối quan hệ: gia đình, xã hội và tự thân… để nhà văn khám phá quá trình hình thành nhân cách cá nhân, để nhận thức lại những giá trị nhân văn cốt lõi, nền tảng. Từ các mối quan hệ gia đình, nhà trường, xã hội, quá khứ, hiện tại, tương lai… nhân vật trẻ em như một trục quy chiếu lịch sử xã hội độc đáo trên trang văn của các cây viết nữ Việt Nam đương đại. Từ khóa: Nhân vật trẻ em, truyện ngắn nữ. Nhận bài ngày 10.1.2018, chỉnh sửa, gửi phản biện và duyệt đăng ngày 25.2.2018 Liên hệ tác giả: Trần Thị Quỳnh Lê; Email: mecghi.84@gmail.com 1. MỞ ĐẦU Không cố công xây dựng nên những nhân vật thật lạ, thật đặc biệt, nhân vật trong truyện ngắn của các nhà văn nữ từ 1986 đến nay dung dị, gần gũi như từ cuộc đời bước vào trang sách. Tùy tạng người, mỗi nhà văn đều có những kiểu nhân vật riêng, đặc sắc, mang dấu ấn của nghệ sĩ. Tuy nhiên bên cạnh đó, họ cũng luôn hướng ngòi bút của mình đến việc khám phá sự đa dạng của bản thể người trong muôn màu đời sống. Vì thế, thế giới nhân vật trong truyện ngắn của các nhà văn nữ cũng vô cùng phong phú, đa dạng, nhưng có thể nhận ra điểm chung, sự tương đồng của các cây bút nữ trong xây dựng một số hình tượng nhân vật trung tâm của tác phẩm như nhân vật người đàn ông, người phụ nữ và đặc biệt là nhân vật trẻ em. Khám phá hình tượng nhân vật trẻ em trong truyện ngắn nữ Việt Nam từ 1986 đến nay sẽ góp phần nhận diện cái gọi là “lối viết nữ” trên trang văn của họ. 2. NỘI DUNG Không khai thác nhân vật trẻ em trong chuỗi dài của những kí ức tuổi thơ như các tác phẩm của Vũ Như Hiên (Miền thơ ấu), Đặng Thị Hạnh (Cô bé nhìn mưa), Nguyễn Quang TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 22/2018 45 Sáng (Dòng sông thơ ấu), hay Phùng Quán (Tuổi thơ dữ dội), Duy Khán (Tuổi thơ im lặng)…, nhân vật trong sáng tác của các cây bút nữ thường hiện lên trong những lát cắt nhỏ của hiện thực đời sống. Và cũng không có nhiều những trang văn trong sáng, đầy hồn nhiên như trong truyện ngắn của Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Ngọc Thuần, nhân vật trẻ em trong truyện ngắn nữ đều có điểm chung khi được các chị khắc họa như là nạn nhân từ những đau thương, bất hạnh của thế giới người lớn Trẻ em được khắc họa trước hết như là nạn nhân của hoàn cảnh lịch sử và chiến tranh. Đây không phải là nét mới bởi trong sáng tác của một số tác giả giai đoạn trước như Nguyễn Thi, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Trung Thành, nhân vật trẻ em trước biến thiên của lịch sử đã được khai thác khá đặc sắc, nhưng với những lối đi riêng, nhân vật trẻ em trong văn của các nữ văn sĩ vẫn để lại cho người đọc sự khắc khoải và đầy ám ảnh. Viết về câu chuyện của những vương triều ngày cũ, Trần Thùy Mai có thể xem là một trong những nữ văn sĩ đầu tiên viết về bi kịch của những đứa trẻ trong dòng xoáy lịch sử. Trong Thần nữ đi chân không, cô bé Ngoạn và mẹ nó – nàng Tấm, chịu sự cười cợt của dân làng khi họ tự nhận là vợ và con của vua Trịnh Hoài Đức. Nhưng có ai biết rằng, khi vua gặp nguy biến, chính nàng Tấm là người đã bao bọc, chở che, chăm sóc để ông thoát nạn. Và mẹ con Tấm quả thật đã được phong phi, phong hậu, bé Ngoạn đã là công chúa của vương triều. Nhưng sự thay đổi của thời thế mà quan trọng là sự đổi thay của lòng người đã khiến mẹ con Tấm bị rơi vào quên lãng. Họ từ bỏ xiêm áo, chốn sống xa hoa để trở về làng quê bởi không chấp nhận được cuộc sống tù túng, giả tạo và thiếu vắng sự yêu thương nơi chốn hoàng cung. Bé Ngoạn mãi mãi cũng không hiểu vì đâu, cha nó đã từ bỏ nó, mẹ con nó lại trở thành trò đùa trong những câu chuyện thị phi của người đời. Tác phẩm cuốn hút người đọc bởi sự đa dạng của những cung bậc cảm xúc. Từ bất ngờ, thú vị ở đầu tác phẩm đến vỡ òa sung sướng khi mẹ con Tấm được đón vào cung vua rồi cuối cùng lại là sự hụt hẫng đau thương trước một cái kết không có hậu. Câu chuyện của bé Ngoạn cũng là câu chuyện của biết bao thân phận con người trước trò đùa của lịch sử. Cuộc đời của nàng công chúa Ngọc Ngôn trong Nàng công chúa té giếng cũng vậy, là nạn nhân của sự tranh giành quyền lực, của sự thỏa mãn đam mê, dục vọng tầm thường của những ông hoàng bà chúa. Ngọc Ngôn sinh ra đã là đứa bé ngơ ngơ ngẩn ngẩn như để gợi nhớ hình ảnh của một vương triều cũ và cũng là sự nối dài nỗi đau của người ở lại. Trần Thùy M ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí Khoa học Nhân vật trẻ em Truyện ngắn nữ Giá trị nhân văn cốt lõi Truyện ngắn nữ Việt NamTài liệu liên quan:
-
6 trang 301 0 0
-
Thống kê tiền tệ theo tiêu chuẩn quốc tế và thực trạng thống kê tiền tệ tại Việt Nam
7 trang 272 0 0 -
5 trang 234 0 0
-
10 trang 215 0 0
-
Khảo sát, đánh giá một số thuật toán xử lý tương tranh cập nhật dữ liệu trong các hệ phân tán
7 trang 210 0 0 -
8 trang 210 0 0
-
Quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
7 trang 208 0 0 -
6 trang 205 0 0
-
Khách hàng và những vấn đề đặt ra trong câu chuyện số hóa doanh nghiệp
12 trang 203 0 0 -
26 trang 174 1 0