Danh mục

Ngữ âm tiếng Việt thực hành cho học viên quốc tế - Nội dung và phương pháp giảng dạy: Phần 2

Số trang: 125      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.80 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần 2 của Tài liệu trình bày đến bạn đọc các phương pháp giảng dạy như: Âm tiết và giảng dạy âm tiết, thanh điệu và giảng dạy thanh điệu, trọng âm và giảng dạy trọng âm, ngữ điệu và giảng dạy ngữ điệu, phát âm và chính tả. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm bắt nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ngữ âm tiếng Việt thực hành cho học viên quốc tế - Nội dung và phương pháp giảng dạy: Phần 2 Chương 5 ÂM TIẾT VÀ GIẢNG DẠY ÂM TIẾT5.1. Những nhận thức chung về âm tiết Trước khi tìm hiểu âm tiết tiếng Việt, chúng ta hãy tìm hiểu âmtiết trong một vài ngôn ngữ khác, chẳng hạn như âm tiết trong tiếngNga, qua đó có thể thấy được những đặc trưng khu biệt trong cấu tạoâm tiết tiếng Việt và trên cơ sở đó có thể áp dụng những tri thức về âmtiết vào việc giảng dạy tiếng Việt. Âm tiết - không phải là tổng số các âm của âm tiết hình thành màlà đơn vị mới có phẩm chất riêng. Thông qua cấu âm của âm tiết,chúng ta không phát âm mỗi âm của âm tiết riêng rẽ ra mà kết hợp cácâm lại với nhau. Âm tiết liên kết bên trong nó các hiện tượng tác độngcủa một âm đối với một âm khác; cấu âm (như một dụng cụ thay đổicủa các âm) biểu thị trước hết ở các ranh giới của âm tiết. Những đặc điểm siêu đoạn của các từ ngữ âm, các ngữ đoạn vàcâu, cũng như các kiểu khác nhau của trọng âm, ngữ điệu, có liênquan đến âm tiết và được thể hiện trong các âm tiết. Có một vài âmtiết trọng âm trong các từ hình được phân ra trong lời nói, nhưng phầnlớn các âm tiết là không mang trọng âm; các ngữ điệu khác nhau tạora sự thay đổi các đặc điểm của âm tiết trong dòng lời nói liên tục. Khi phân biệt về tính thống nhất của cấu âm và tính thống nhấtcủa âm hưởng thì có thể thấy rằng âm tiết phục vụ như là một đơn vịtối thiểu, mà ngôn ngữ âm thanh được phân bổ trên cơ sở những đơnvị tối thiểu đó, đó là tổ hợp mang tính thành tố cấu thành ngôn ngữ âmthanh. Âm tiết, chứ không phải âm tố là ranh giới vật lý của các thànhtố trong dòng ngữ lưu. Cấu trúc lời nói không được tổ chức theo cácâm tố riêng biệt mà theo các âm tiết. Nói một cách khác, âm tiết làđơn vị tối thiểu, có thể phát âm (đối với phụ âm độc lập làm âm tiết thì92từ được phát âm theo kiểu âm tiết mở), là đoạn âm thanh ngắn nhất, cóthể được phân chia nếu phân tích sự chuyển động của dòng âm thanh. Phân chia các âm tiết trong các từ diễn ra không phải trên cơ sởcủa ý nghĩa, mà chỉ theo đặc điểm ngữ âm. Âm tiết mở là kiểu cơ bảncủa âm tiết tiếng Nga, còn trong tiếng Anh, Đức, Hà Lan thì kiểuchiếm ưu thế của cấu trúc âm tiết – âm tiết đóng.5.2. Đặc trưng âm tiết tiếng Việt Trên đây là những đặc trưng của âm tiết nói chung, còn với tiếngViệt đặc trưng chung của âm tiết là gì? Đặc trưng điển hình của âm tiết tiếng Việt là: ranh giới âm tiếttrùng với ranh giới hình vị. Nếu hiểu hình vị là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa thì đa số các âm tiếttiếng Việt là hình vị. Giả sử chúng ta phải phân tích một đoạn âmthanh sau đây. Anh / đi / anh / nhớ / quê / nhà /, Nhớ / canh / rau / muống / nhớ / cà / dầm / tương //. Trong câu lục, chúng ta có sáu âm tiết, thì cả sáu âm tiết này đềucó nghĩa, còn câu bát có tám âm tiết, cả tám âm tiết này đều là hình vịcó nghĩa, thậm chí đều là các từ đơn. Chính vì vậy, Cao Xuân Hạo đãnhận xét rằng “trong tiếng Việt (và các ngôn ngữ đơn lập khác), âmtiết (hay tiếng, tiết vị) là đơn vị ngữ âm học trung tâm của hệ thống kýhiệu, hầu hết các âm tiết đều đồng thời là hình vị và đều có cương vịcủa từ ”9. Đặc trưng có tính kỹ thuật phân tích là “Trong tiếng Việt âm tiếtlà điểm xuất phát của việc phân tích âm vị học”. Khi phân tích đặctrưng có tính kỹ thuật này, Đoàn Thiện Thuật đã viết “Muốn phânxuất âm vị trong tiếng Việt… chúng ta xuất phát từ các hình vị để đitới âm vị, nhưng vì hình vị lại trùng với âm tiết nên chúng chính làxuất phát từ âm tiết để đi tới âm vị” [sđd, tr.73]. Về cấu trúc âm tiết Để làm rõ hơn cấu trúc âm tiết tiếng Việt, chúng ta giả định mộttình huống là một sinh viên Nga học tiếng Việt, anh ta sẽ thấy những9 Cao Xuân Hạo, sđd, tr. 34. 93đặc điểm gì của cấu trúc âm tiết tiếng Việt. Muốn vậy, chúng ta hãyxuất phát từ âm tiết trong tiếng mẹ đẻ của anh ta. Vấn đề đặt ra là, những âm tiết cụ thể nào là điển hình đối với tiếngNga? Các từ tiếng Nga âm tiết thường có cấu trúc CCГC10 (стол), CГC(дом) và CГCC (мост); thậm chí có những cấu trúc CCCГC (страх),CCГ (что). Bên cạnh các từ đơn âm tiết, còn có những từ đa âm tiết.Trong các từ đa âm tiết thì cấu trúc của âm tiết bị đơn giản hoá. Chínhnhững từ thông thường nhất trong văn bản tiếng Nga, là các từ gồm cóhai – ba âm tiết với mô hình của các thành tố là âm tiết có cấu trúc CГvới âm tiết cuối mở (kiểu CГCГ – дело), sử dụng ít hơn các từ với cácâm tiết kiểu này, là các từ với âm tiết cuối đóng (CГСГСГ – xomemь).Các từ ba âm tiết với tổ hợp phụ âm và các từ có cấu trúc phức tạp hơnkhông thuộc số các từ thường dùng. Trong các cấu trúc điển hình thì các âm tiết được bắt đầu với phụ âm(có nghĩa các âm tiết đóng). Đối với các từ trong chỉnh thể có đặc điểmbắt đầu bằng phụ âm, một trong những cấu trúc điển hình của âm tiếtđược bắt đầu từ ...

Tài liệu được xem nhiều: