Danh mục

Ngữ pháp của thơ – nhân đọc một liên thơ trong bài Bạch Đằng hải khẩu của Nguyễn Trãi

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 236.66 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sự miêu tả trong thơ khác sự miêu tả của văn xuôi. Ngữ pháp câu thơ cho phép tạo nên những cấu trúc ẩn dụ đa tầng, phản ánh cách tri cảm đặc biệt của nhà thơ. Việc tập trung phân tích một liên thơ trong bài “Bạch Đằng hải khẩu” (Nguyễn Trãi) góp phần cho thấy điều đó.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ngữ pháp của thơ – nhân đọc một liên thơ trong bài Bạch Đằng hải khẩu của Nguyễn Trãi50 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI NGỮ PHÁP CỦA THƠ – NHÂN ĐỌC MỘT LIÊN THƠ TRONG BÀI BẠCH ĐẰNG HẢI KHẨU CỦA NGUYỄN TRÃI Lê Thời Tân, Nguyễn Thị Thanh Huyền Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Sự miêu tả trong thơ khác sự miêu tả của văn xuôi. Ngữ pháp câu thơ cho phép tạo nên những cấu trúc ẩn dụ đa tầng, phản ánh cách tri cảm đặc biệt của nhà thơ. Việc tập trung phân tích một liên thơ trong bài “Bạch Đằng hải khẩu” (Nguyễn Trãi) góp phần cho thấy điều đó. Từ khóa: Đối ngẫu, miêu tả, văn xuôi, Bạch Đằng hải khẩu Nhận bài ngày 03.3.2018; gửi phản biện, chỉnh sửa, và duyệt đăng ngày 25.3.2018 Liên hệ tác giả: Lê Thời Tân; Email: lttan@daihocthudo.edu.vn1. GIỚI THIỆU Bạch Đằng hải khẩu của Nguyễn Trãi là một bài thơ vịnh sử tiêu biểu trong thơ catrung đại Việt Nam. Là một bài thơ Đường luật, bài thơ mang đặc trưng thi pháp riêng củathể thơ, đồng thời cũng chứa đựng nét đặc trưng thi pháp thơ ca nói chung. Đặc trưng thipháp chung đó bộc lộ trước hết ở bút pháp ẩn dụ thể hiện qua cấu trúc ngữ pháp đặc thùcủa câu thơ. Có thể thấy được điều đó qua việc chọn phân tích liên thơ thứ hai của bàithơ này. Nguyên văn liên thứ hai của bài thơ : 鱷斷鯨刳山曲曲 戈沉戟折岸層層 Phiên âm Hán Việt: Ngạc đoạn kình khoa sơn khúc khúc, Qua trầm kích chiết ngạn tầng tầng. Tạm diễn nghĩa: Cá sấu đứt thây, cá kình phanh xác núi non lởm chởm Giáo chìm kích gãy bờ sông lớp lớpTẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 22/2018 51 Cả liên thơ thường được xem là một đối ngẫu, trình bày một sự đẳng lập đồng liệt haihình tượng thơ: rặng núi và bờ sông. Sự đẳng lập đồng liệt hai hình tượng hàm chứa mộtquan hệ đối sánh. Nhưng ngay trong mỗi câu thơ cũng có cấu trúc đẳng lập hai hình ảnh:Ngạc đoạn kình khoa và Sơn khúc khúc; Qua trầm kích chiết và Ngạn tầng tầng.2. NỘI DUNG Bản dịch Nguyễn Đình Hồ “mô phỏng” tốt nhất ngữ pháp và cách biểu đạt của nguyêntác. Biểu đạt của nguyên tác phản ánh sự luân chuyển giao hoán của tri giác thực tế. Nhàthơ với hồi ức cảnh chiến thuyền quân Nguyên bị tấn công, đã nhìn những dãy núi hiểm trởvới hình dung ác ngư bị giết chết, nhìn bờ sông chập chùng với kí ức bãi chiến trường xưa.Dĩ nhiên đây chỉ là một cố gắng hình dung lại trường tri cảm của nhà thơ. Xem chú thíchtừ ngữ cụ thể, ta còn thấy có thêm một cách lí giải khác nữa về ấn tượng sơ khởi của nhàthơ - cái ấn tượng được kích gợi vừa từ hồi ức lịch sử vừa từ thực cảnh trước mắt. Chúthích này như sau: “Kình, ngạc: ý nói chiến thuyền của địch (như cá kình, cá ngạc) bị tanrã như núi non đứt đoạn”. Nếu chấp nhận chú thích này ta sẽ thấy câu thơ gợi lên khôngphải chỉ là song hành của hai hình tượng (kình ngạc và núi non) mà thực tế còn hàm chứamột cấu trúc ẩn dụ đa tầng: chiến thuyền bị tấn công của địch - cá kình cá ngạc - núi nonlởm chởm. Bất kể là thế nào đi nữa thì ta hoàn toàn có thể nói các hình ảnh thơ đó đã đồngthời xuất hiện trùng lồng vào nhau trong một tri cảm tức thời. Lối diễn nôm câu thơ ra vănxuôi cũng như cách đặt câu hỏi giảng văn kiểu “Hãy cho biết nhà thơ đã sử dụng biện pháptư từ ẩn dụ hay so sánh hay như thế nào?” hoàn toàn không giúp ích gì cho việc cảm nhậnđặc sắc thực sự trong tri cảm và biểu đạt câu thơ. Ngữ pháp đặc thù của câu thơ cho thấy sự đồng hiện giải thích cho nhau giữa các hìnhtượng trong một trường tri giác tự nhiên không bị can thiệp bởi yếu tố suy luận so sánhlogic (biểu thị ra ở những tư so sánh như / giống như). Hiệu quả biểu đạt đó chỉ có thể tạora ở trong thơ chứ không đạt tới khi dùng văn xuôi. So sánh bản dịch thơ với dịch nghĩa làđủ thấy vấn đề. Dịch nghĩa văn xuôi ta phải chọn một trong hai cách viết: 1) “Núi nontrùng điệp như cá sấu bị chặt khúc, như cá kình bị phanh thây; Bờ sông chập chùng nhưgiáo chìm kích gẫy chồng chất”; 2) Nhìn núi từng khúc, như cá mập, cá sấu bị chặt từngđoạn; Nhìn bờ từng lớp, như giáo kích gươm đao bị gãy chìm. Bản dịch thơ tốt nhất đã cốgắng tránh dùng từ so sánh biểu thị phán đoán logic và giữ nguyên trật tự đồng đẳng củacặp hình tượng trong mỗi câu thơ: Kình ngạc băm vằm non mấy khúc, Giáo gươm chìm gãy bãi bao tầng (Nguyễn Đình Hồ dịch) [1]52 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI Gần với cách dịch trên của Nguyễn Đình Hồ là một cách dịch khác: Ngạc chặt băm vằm non mấy khúc, Giáo chìm gươm gãy bãi dăng dăng. Kế đó có thể kể đến bản dịch của Bùi Hạnh Cẩn: Ngạc đứt kình phanh bao núi lớn, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: