Danh mục

Ngữ văn lớp 10: Tư liệu về tác phẩm Truyền kỳ mạn lục và tác giả Nguyễn Dữ

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 167.87 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Truyền kỳ mạn lục là một tập truyện phóng tác, đánh dấu bước phát triển quan trọng của thể loại tự sự hình tượng, phản ánh xã hội lúc bấy giờ, mời các bạn học sinh tham khảo bài mẫu tóm tắt để thấy rõ hơn nhận định trên nhé.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ngữ văn lớp 10: Tư liệu về tác phẩm "Truyền kỳ mạn lục" và tác giả Nguyễn DữTư liệu về tác phẩm Truyền kỳ mạn lục và tác giả Nguyễn DữTư liệu 1:Nguyễn Dữ-nhà văn Việt Nam, người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay thuộc ThanhMiện, Hải Dương. Thuộc dòng dõi khoa hoạn, từng ôm ấp lý tưởng hành đạo, đã đi thi vàcó thể đã ra làm quan. Sau vì bất mãn với thời cuộc, lui về ẩn cư ở núi rừng Thanh Hóa,từ đó trải mấy mươi sương, chân không bước đến thị thành. Chưa rõ Nguyễn Dữ sinhvà mất năm nào, chỉ biết ông sống đồng thời với thầy học là Nguyễn Bỉnh Khiêm, và bạnhọc là Phùng Khắc Khoan, tức là vào khoảng thế kỷ XVI và để lại tập truyện chữ Hán nổitiếng viết trong thời gian ở ẩn, Tryền kỳ mạn lục (in 1768, A.176/1-2).Truyện được Nguyễn Bỉnh Khiêm phủ chính và Nguyễn Thế Nghi sống cùng thời dịch rachữ nôm. Truyền kỳ mạn lục gồm 20 truyện, viết bằng tản văn, xen lẫn biền văn và thơca, cuối mỗi truyện thường có lời bình của tác giả, hoặc của một người cùng quan điểmvới tác giả. Hầu hết các truyện xảy ra ở đời Lý, đời Trần, đời Hồ hoặc đời Lê sơ từ NghệAn trở ra Bắc.Lấy tên sách là Truyền kỳ mạn lục (Sao chép tản mạn những truyện lạ), hình như tác giảmuốn thể hiện thái độ khiêm tốn của một người chỉ ghi chép truyện cũ. Nhưng căn cứvào tính chất của các truyện thì thấy Truyền kỳ mạn lục không phải là một công trình sưutập như Lĩnh Nam chích quái, Thiên Nam vân lục... mà là một sáng tác văn học với ýnghĩa đầy đủ của từ này. Đó là một tập truyện phóng tác, đánh dấu bước phát triển quantrọng của thể loại tự sự hình tượng trong văn học chữ Hán. Và nguyên nhân chính của sựxuất hiện một tác phẩm có ý nghĩa thể loại này là nhu cầu phản ánh của văn học.Trong thế kỷ XVI, tình hình xã hội không còn ổn định như ở thế kỷ XV; mâu thuẫn giaicấp trở nên gay gắt, quan hệ xã hội bắt đầu phức tạp, các tầng lớp xã hội phân hóa mạnhmẽ, trật tự phong kiến lung lay, chiến tranh phong kiến ác liệt và kéo dài, đất nước bị cáctập đoàn phong kiến chia cắt, cuộc sống không yên ổn, nhân dân điêu đứng, cơ cực.Muốn phản ánh thực tế phong phú, đa dạng ấy, muốn lý giải những vấn đề đặt ra trongcuộc sống đầy biến động ấy thì không thể chỉ dừng lại ở chỗ ghi chép sự tích đời trước.Nhu cầu phản ánh quyết định sự đổi mới của thể loại văn học. Và Nguyễn Dữ đã dựa vàonhững sự tích có sẵn, tổ chức lại kết cấu, xây dựng lại nhân vật, thêm bớt tình tiết, tu sứcngôn từ... tái tạo thành những thiên truyện mới. Truyền kỳ mạn lục vì vậy, tuy có vẻ lànhững truyện cũ nhưng lại phản ánh sâu sắc hiện thực thế kỷ XVI. Trên thực tế thì đằngsau thái độ có phần dè dặt khiêm tốn, Nguyễn Dữ rất tự hào về tác phẩm của mình, quađó ông bộc lộ tâm tư, thể hiện hoài bão; ông đã phát biểu nhận thức, bày tỏ quan điểmcủa mình về những vấn đề lớn của xã hội, của con người trong khi chế độ phong kiếnđang suy thoái.Trong Truyền kỳ mạn lục, có truyện vạch trần chế độ chính trị đen tối, hủ bại, đả kíchhôn quân bạo chúa, tham quan lại nhũng, đồi phong bại tục, có truyện nói đến quyền sốngcủa con người như tình yêu trai gái, hạnh phúc lứa đôi, tình nghĩa vợ chồng, có truyện thểhiện đời sống và lý tưởng của sĩ phu ẩn dật... Nguyễn Dữ đã phản ánh hiện thực mục nátcủa chế độ phong kiến một cách có ý thức. Toàn bộ tác phẩm thấm sâu tinh thần và mầusắc của cuộc sống, phạm vi phản ánh của tác phẩm tương đối rộng rãi, khá nhiều vấn đềcủa xã hội, con người được đề cập tới.Bất mãn với thời cuộc và bất lực trước hiện trạng, Nguyễn Dữ ẩn dật và đã thể hiện quanniệm sống của kẻ sĩ lánh đục về trong qua Câu chuyện đối đáp của người tiều phu trongnúi Nưa. ở ẩn mà nhà văn vẫn quan tâm đến thế sự, vẫn không quên đời, vẫn nuôi hyvọng ở sự phục hồi của chế độ phong kiến. Tư tưởng chủ đạo của Nguyễn Dữ là tư tưởngNho gia. Ông phơi bày những cái xấu xa của xã hội là để cổ vũ thuần phong mỹ tục xuấtphát từ ý thức bảo vệ chế độ phong kiến, phủ định triều đại mục nát đương thời để khẳngđịnh một vương triều lý tưởng trong tương lai, lên án bọn bá giả để đề cao đạo thuầnvương, phê phán bọn vua quan tàn bạo để ca ngợi thánh quân hiền thần, trừng phạt bọnngười gian ác, xiểm nịnh, dâm tà, để biểu dương những gương tiết nghĩa, nhân hậu, thủychung.Tuy nhiên Truyền kỳ mạn lục không phải chỉ thể hiện tư tưởng nhà nho, mà còn thể hiệnsự dao động của tư tưởng ấy trước sự rạn nứt của ý thức hệ phong kiến. Nguyễn Dữ đã cóphần bảo lưu những tư tưởng phi Nho giáo khi phóng tác, truyện dân gian, trong đó có tưtưởng Phật giáo, Đạo giáo và chủ yếu là tư tưởng nhân dân. Nguyễn Dữ đã viết truyền kỳđể ít nhiều có thể thoát ra khỏi khuôn khổ của tư tưởng chính thống đặng thể hiện mộtcách sinh động hiện thực cuộc sống với nhiều yếu tố hoang đường, kỳ lạ. Ông mượnthuyết pháp của Phật, Đạo, v.v. để lý giải một cách rộng rãi những vấn đề đặt ra trongcuộc sống với những quan niệm nhân quả, báo ứng, nghiệp chướng, luân hồi; ông cũngđã chịu ảnh hưởng của tư tưởng nhân ...

Tài liệu được xem nhiều: