Danh mục

Ngưng thở khi ngủ có thể gây đột tử

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 402.35 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Các chuyên gia về hô hấp khẳng định hội chứng ngưng thở lúc ngủ tắc nghẽn là bệnh lý gây nhiều biến chứng nguy hiểm, có thể gây đột tử. Tuy nhiên, có thể kiểm soát được việc này.Hội chứng ngưng thở khi ngủ là một rối loạn đặc trưng bởi sự ngừng thở hoàn toàn khoảng 10 - 30 giây trong khi ngủ và nhiều hơn 30 lần/đêm do luồng khí thở qua đường hô hấp trên bị ngừng lại vì bị tắc nghẽn ở đây… Khi ngủ say, các cơ vận động vùng hầu ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ngưng thở khi ngủ có thể gây đột tửNgưng thở khi ngủ có thể gây đột tửCác chuyên gia về hô hấp khẳng định hội chứng ngưng thở lúc ngủ tắcnghẽn là bệnh lý gây nhiều biến chứng nguy hiểm, có thể gây đột tử.Tuy nhiên, có thể kiểm soát được việc này. Hội chứng ngưng thở khi ngủ là một rối loạn đặc trưng bởi sự ngừng thở hoàn toàn khoảng 10 - 30 giây trong khi ngủ và nhiều hơn 30 lần/đêm do luồng khí thở qua đường hô hấp trên bị ngừng lại vì b ị tắc nghẽn ở đây… Khi ngủ say, các cơ vận động vùng hầu họng có nhiệm vụ nâng đỡ các tổ chức Ảnh minh họa. phần mềm xung quanh đường thở trên(lưỡi, amidan, vòm miệng mềm, lưỡi gà) giãn ra làm hẹp đường thở gây ratiếng ngáy, đôi khi làm tắc đường thở, gây ngừng thở. Khi ngừng thở vì tắcnghẽn, nồng độ ôxy trong máu giảm xuống, nồng độ khí carbonic tăng lên,kích thích não gây phản xạ thở trở lại. Khi đó bệnh nhân sẽ tỉnh ngủ chốc lát,các cơ ở họng được kích thích co cơ làm đường thở nới rộng ra và đường thởlại được lưu thông. Sau một khoảng thời gian, giấc ngủ sâu hơn, các cơ lạigiãn và lại gây hẹp đường thở, xuất hiện tiếng ngáy rồi lại bị ngưng thở. Cứthế quy trình lặp đi lặp lại nhiều lần trong suốt thời gian ngủ.Phần lớn người bị hội chứng này không biết là mình mắc bệnh, thường chỉcó người thân ngủ chung nói cho họ biết là khi ngủ họ đã ngáy to và thỉnhthoảng lại ngừng thở rồi lại thấy thở lại. Vì vậy để nhận biết nên theo dõi:Về ban đêm thường ngáy to khi ngủ, ngưng thở về đêm, giấc ngủ không yên,vã mồ hôi trong đêm, bật dậy trong đêm vì cảm giác ngộp thở, tiểu đêmnhiều lần, giảm ham muốn tình dục. Trong khi ban ngày hay nhức đầu vềsáng, buồn ngủ, giảm trí nhớ, kém tập trung khi làm việc, trầm cảm, tính tìnhthay đổi như dễ bị kích thích.Bệnh nhân mắc hội chứng này không thể ngủ ngon bình thường, vì não bộ bịđánh thức lặp đi lặp lại nhiều lần trong đêm, khiến họ buồn ngủ, mệt mỏivào ban ngày, nhiều khi ngủ thiếp đi trong lúc đang lái xe, rất dễ gây tai nạn.Ngoài ra, mắc hội chứng ngưng thở lúc ngủ làm giảm đột ngột lượng oxytrong máu, làm tăng khí carbonic gây nên tăng huyết áp và tạo gánh nặngcho hệ tim mạch. Tình trạng thiếu khí oxy, thừa khí carbonic trong đêm donhững đợt ngưng thở khiến cho ban đêm, hệ thần kinh của người bệnh bịxáo trộn, huyết áp của họ bị tăng giảm liên tục, nhịp tim bị rối loạn... làm giatăng nguy cơ đột tử trong đêm.Phương pháp điều trịCó nhiều phương pháp điều trị hội chứng ngưng thở lúc ngủ, phụ thuộc vàomức độ nặng nhẹ của bệnh, các bất thường của đường hô hấp và bệnh lýphối hợp.Trước tiên, hãy thực hiện phương pháp tác động thay đổi lối sống. Biện phápnày đơn giản nhưng cần sự kiên trì và tỉ mỉ. Người có thể trạng béo phì cầnthực hiện chế độ giảm cân nghiêm túc để duy trì cân nặng lý tưởng. Tránhcác loại thức uống cồn, rượu trong vòng 4 giờ trước khi ngủ. Tránh uốngthuốc ngủ. Nằm nghiêng khi ngủ. Để kiểm soát được việc nằm nghiêng, nênđính một quả bóng tennis vào chính giữa lưng áo ngủ để lúc ngủ say cũngkhông nằm ngửa được do vướng. Dùng thuốc nhỏ mũi để làm giảm bớtchứng nghẹt mũi.Sử dụng thiết bị hỗ trợ trong miệng (giúp đ ưa hàm ra trước và nâng khẩu cáihoặc dụng cụ giữ lưỡi) là biện pháp điều trị hiệu quả ở các trường hợp bệnhnhân có bất thường giải phẫu vùng hàm như: hàm nhỏ, hàm đưa ra sau vàlưỡi dày, tụt ra sau.Ngoài ra, điều trị bằng phương pháp phẫu thuật cũng góp đường thở mởrộng, hạn chế tình trạng tắc nghẽn trong khi ngủ. Dùng máy thở áp lựcdương liên tục mang lại hiệu quả, cải thiện được 95 - 98% trường hợp.Hội chứng ngưng thở lúc ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thườnggặp nhất ở lứa tuổi trung niên. Tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi, nam gặp nhiềuhơn nữ (nam:4%, nữ:2%). Người có nguy cơ cao bị mắc hội chứng ngừngthở lúc ngủ tắc nghẽn là những người béo phì; người có bất thường vềđường hô hấp trên như: amidan quá phát, khẩu cái mềm và lưỡi gà quá lớn,lưỡi lớn và dày, hàm nhỏ, hàm ra sau, xương móng thấp hơn bình thường;người có tiền sử nghiện rượu, dùng thuốc an thần, thuốc gây nghiện, tronggia đình có người mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ; người mắc bệnh đáitháo đường, suy giáp… ...

Tài liệu được xem nhiều: