Người tiêu dùng số và sự phát triển của thương mại bán lẻ trực tuyến tại Việt Nam
Số trang: 16
Loại file: pdf
Dung lượng: 662.21 KB
Lượt xem: 29
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này đã mô tả phân tích một phần thực trạng người tiêu dùng số và sự phát triển thương mại bán lẻ trực tuyến tại Việt Nam, từ đó chỉ ra một số vấn đề mà các tổ chức bán lẻ cần quan tâm để nâng cao khả năng thích ứng và thỏa mãn nhu cầu NTD số; không ngừng mở rộng hoạt động TMBLTT, nâng cao hiệu quả kinh doanh trong xu thế chuyển đổi số tại Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Người tiêu dùng số và sự phát triển của thương mại bán lẻ trực tuyến tại Việt Nam NGƯỜI TIÊU DÙNG SỐ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THƯƠNG MẠI BÁN LẺ TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT NAM PGS,TS. Phạm Thúy Hồng Trường Đại học Thương mại Tóm tắt: Thời đại số cuốn mọi hoạt động và các thành viên trong nền kinh tế theo hướng số hóa. Người tiêu dùng (NTD) số và sự phát triển thương mại bán lẻ trực tuyến (TMBLTT) là kết quả của xu thế này. Những thay đổi hành vi mua của NTD số và sự thích ứng của các hoạt động TMBLTT thông qua các hình thức giao dịch, các kênh tương tác đặt ra nhiều thách thức cho các nhà bán lẻ. Bài viết này đã mô tả phân tích một phần thực trạng người tiêu dùng số và sự phát triển thương mại bán lẻ trực tuyến tại Việt Nam, từ đó chỉ ra một số vấn đề mà các tổ chức bán lẻ cần quan tâm để nâng cao khả năng thích ứng và thỏa mãn nhu cầu NTD số; không ngừng mở rộng hoạt động TMBLTT, nâng cao hiệu quả kinh doanh trong xu thế chuyển đổi số tại Việt Nam Từ khóa: Người tiêu dùng số; bán lẻ trực tuyến. DIGITAL CONSUMERS AND THE DEVELOPMENT OF ONLINE RETAIL IN VIETNAM Abstract: The digital age moves all activities and members of the economy towards digitization. Digital consumers and online retail are the result of this trend. The changes in buying behavior of digital consumers and the adaptation of the online retail activities through transaction forms and interactive channels pose many challenges for retailers. This article has described a partial analysis of the current situation of digital consumers and the development of retail e-commerce in Vietnam, thereby pointing out a number of issues that retail organizations need to pay attention to to improve their ability ability to adapt and satisfy the needs of digital consumers; constantly expand online retail activities, improve business efficiency in the digital transformation trend in Vietnam Key words: Digital Consumers; online retail. 1. Giới thiệu Người tiêu dùng (NTD) số là khái niệm đã được sử dụng phổ biến trong thời đại công nghệ thông tin và Internet vạn vật (IoT), đó là thuật ngữ mô tả người tiêu dùng cá nhân, sử dụng các tương tác số (qua kênh kỹ thuật số, các thiết bị được kết nối và áp dụng thường nhật các công nghệ mới) để kết nối với các nhãn hiệu. Họ cũng liên tục kết nối với nhau trong thời gian thực thông qua các ứng dụng nhắn tin. Điều này đang làm thay đổi nhanh chóng cách người tiêu dùng hành động và đưa ra các quyết định trong ứng xử lựa chọn, từ chối, chấp nhận mua sắm, tiêu dùng và hài lòng sau mua. Trong bối cảnh của thời đại số, NTD số điển hình có quyền truy cập vào nhiều nguồn thông tin, được cung cấp một khối lượng thông tin khổng lồ so với thời đại tiền 291 Internet, nhưng đồng thời điều này cũng tạo ra sự hỗn loạn vì quá tải thông tin và gây khó khăn trong việc ra quyết định. NTD số ‘sống’ trong môi trường ảo trở nên khắt khe hơn và chuyển kỳ vọng của họ sang thế giới thực, điều này buộc các doanh nghiệp phải thích ứng với các xu hướng và thách thức mới đang nổi lên, trong đó phải kể đế phương thức thương mại bán lẻ trực tuyến. Mục đích của bài viết này là trình bày đặc điểm bản chất của NTD số, nhấn mạnh đến hành vi của NTD số, mô tả phân tích các xu hướng, sự thay đổi trong hành vi của họ có thể gây ra thách thức cho các doanh nghiệp kinh doanh hiện nay. Bài viết đã phân tích một số vấn đề thực tiễn về NTD số và sự phát triển TMBLTT tại Việt Nam, từ đó đề cập đến một số vấn đề chủ yếu mà các tổ chức/ doanh nghiệp thương mại bán lẻ cần quan tâm khi phát triển hoạt động thương mại hướng đến NTD số. 2. Cơ sở lý thuyết về người tiêu dùng số và sự phát triển thương mại bán lẻ trực tuyến 2.1. Người tiêu dùng số (Digital consumer) Người tiêu dùng số là cách gọi tên đối với những người tiêu dùng sử dụng các công nghệ giao tiếp của thời đại số. Theo nghĩa hẹp, họ là những người sử dụng các thiết bị di động (điiện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính xách tay...) (Persaud and Azhar, 2012); theo nghĩa rộng, họ là người tiêu dùng điện tử (e-consumer), là người sử dụng thiết bị di động và các phương tiện điện tử để tìm kiếm, lựa chọn và mua sắm sản phẩm trên internet, tận dụng nội dung được xuất bản trực tuyến, tận dụng lợi thế của việc đăng tải nội dung trên mạng, nhận thức về bản thân và nhu cầu của họ, đồng thời đơn giản hóa các quyết định mà họ cần thực hiện (Tarczydlo. 2016). NTD số có đòi hỏi nhiều hơn, có ý thức và năng động hơn người tiêu dùng truyền thống (Domańska, 2009; Wolny, 2013), đó là NTD điện tử trong môi trường ảo, thể hiện và được đáp ứng nhu cầu bằng các sản phẩm/ dịch vụ thông qua mua trực tuyến (Wolny, 2012) và có các hành vi mua sắm thụ động (truy cập website) và chủ động (bình luận, viết blog). Không phải tất cả NTD số đều là NTD số tích cực; đôi khi họ chỉ là người tìm kiếm thông tin về các sản phẩm trực tuyến nhất định; và không nhất thiết phải mua bất cứ sản phẩm hàng hóa nào, mà có thể sử dụng thông tin cá nhân để đổi lấy một số dịch vụ miễn phí, hoặc tận dụng nội dung kỹ thuật số (phát trực tuyến âm thanh / video, trò chơi). Người tiêu dùng số, mặc dù có một điểm chung phổ biến là cách họ sử dụng công nghệ, nhưng không phải là một nhóm đồng nhất, họ có sự khác nhau khá lớn trong đặc điểm nhân khẩu học và lối sống. Một phát hiện của nhóm nghiên cứu do TNS thực hiện theo yêu cầu của Google (2014/2015) với người sử dụng Internet từ 51 quốc gia trên thế giới, được trình bày trên trang Consumerbarometer.com cho thấy NTD số được chia thành bốn nhóm chủ yếu, hoạt động theo các cách cụ thể và riêng rẽ, gồm: Nhóm người ủng hộ thương hiệu, Nhóm các bà mẹ kỹ thuật số, Nhóm người dùng video quay thực tế, Nhóm Millennials ( Thế hệ Y- sinh ra trong khoảng thời gian từ năm 1981 đến năm 1996) ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Người tiêu dùng số và sự phát triển của thương mại bán lẻ trực tuyến tại Việt Nam NGƯỜI TIÊU DÙNG SỐ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THƯƠNG MẠI BÁN LẺ TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT NAM PGS,TS. Phạm Thúy Hồng Trường Đại học Thương mại Tóm tắt: Thời đại số cuốn mọi hoạt động và các thành viên trong nền kinh tế theo hướng số hóa. Người tiêu dùng (NTD) số và sự phát triển thương mại bán lẻ trực tuyến (TMBLTT) là kết quả của xu thế này. Những thay đổi hành vi mua của NTD số và sự thích ứng của các hoạt động TMBLTT thông qua các hình thức giao dịch, các kênh tương tác đặt ra nhiều thách thức cho các nhà bán lẻ. Bài viết này đã mô tả phân tích một phần thực trạng người tiêu dùng số và sự phát triển thương mại bán lẻ trực tuyến tại Việt Nam, từ đó chỉ ra một số vấn đề mà các tổ chức bán lẻ cần quan tâm để nâng cao khả năng thích ứng và thỏa mãn nhu cầu NTD số; không ngừng mở rộng hoạt động TMBLTT, nâng cao hiệu quả kinh doanh trong xu thế chuyển đổi số tại Việt Nam Từ khóa: Người tiêu dùng số; bán lẻ trực tuyến. DIGITAL CONSUMERS AND THE DEVELOPMENT OF ONLINE RETAIL IN VIETNAM Abstract: The digital age moves all activities and members of the economy towards digitization. Digital consumers and online retail are the result of this trend. The changes in buying behavior of digital consumers and the adaptation of the online retail activities through transaction forms and interactive channels pose many challenges for retailers. This article has described a partial analysis of the current situation of digital consumers and the development of retail e-commerce in Vietnam, thereby pointing out a number of issues that retail organizations need to pay attention to to improve their ability ability to adapt and satisfy the needs of digital consumers; constantly expand online retail activities, improve business efficiency in the digital transformation trend in Vietnam Key words: Digital Consumers; online retail. 1. Giới thiệu Người tiêu dùng (NTD) số là khái niệm đã được sử dụng phổ biến trong thời đại công nghệ thông tin và Internet vạn vật (IoT), đó là thuật ngữ mô tả người tiêu dùng cá nhân, sử dụng các tương tác số (qua kênh kỹ thuật số, các thiết bị được kết nối và áp dụng thường nhật các công nghệ mới) để kết nối với các nhãn hiệu. Họ cũng liên tục kết nối với nhau trong thời gian thực thông qua các ứng dụng nhắn tin. Điều này đang làm thay đổi nhanh chóng cách người tiêu dùng hành động và đưa ra các quyết định trong ứng xử lựa chọn, từ chối, chấp nhận mua sắm, tiêu dùng và hài lòng sau mua. Trong bối cảnh của thời đại số, NTD số điển hình có quyền truy cập vào nhiều nguồn thông tin, được cung cấp một khối lượng thông tin khổng lồ so với thời đại tiền 291 Internet, nhưng đồng thời điều này cũng tạo ra sự hỗn loạn vì quá tải thông tin và gây khó khăn trong việc ra quyết định. NTD số ‘sống’ trong môi trường ảo trở nên khắt khe hơn và chuyển kỳ vọng của họ sang thế giới thực, điều này buộc các doanh nghiệp phải thích ứng với các xu hướng và thách thức mới đang nổi lên, trong đó phải kể đế phương thức thương mại bán lẻ trực tuyến. Mục đích của bài viết này là trình bày đặc điểm bản chất của NTD số, nhấn mạnh đến hành vi của NTD số, mô tả phân tích các xu hướng, sự thay đổi trong hành vi của họ có thể gây ra thách thức cho các doanh nghiệp kinh doanh hiện nay. Bài viết đã phân tích một số vấn đề thực tiễn về NTD số và sự phát triển TMBLTT tại Việt Nam, từ đó đề cập đến một số vấn đề chủ yếu mà các tổ chức/ doanh nghiệp thương mại bán lẻ cần quan tâm khi phát triển hoạt động thương mại hướng đến NTD số. 2. Cơ sở lý thuyết về người tiêu dùng số và sự phát triển thương mại bán lẻ trực tuyến 2.1. Người tiêu dùng số (Digital consumer) Người tiêu dùng số là cách gọi tên đối với những người tiêu dùng sử dụng các công nghệ giao tiếp của thời đại số. Theo nghĩa hẹp, họ là những người sử dụng các thiết bị di động (điiện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính xách tay...) (Persaud and Azhar, 2012); theo nghĩa rộng, họ là người tiêu dùng điện tử (e-consumer), là người sử dụng thiết bị di động và các phương tiện điện tử để tìm kiếm, lựa chọn và mua sắm sản phẩm trên internet, tận dụng nội dung được xuất bản trực tuyến, tận dụng lợi thế của việc đăng tải nội dung trên mạng, nhận thức về bản thân và nhu cầu của họ, đồng thời đơn giản hóa các quyết định mà họ cần thực hiện (Tarczydlo. 2016). NTD số có đòi hỏi nhiều hơn, có ý thức và năng động hơn người tiêu dùng truyền thống (Domańska, 2009; Wolny, 2013), đó là NTD điện tử trong môi trường ảo, thể hiện và được đáp ứng nhu cầu bằng các sản phẩm/ dịch vụ thông qua mua trực tuyến (Wolny, 2012) và có các hành vi mua sắm thụ động (truy cập website) và chủ động (bình luận, viết blog). Không phải tất cả NTD số đều là NTD số tích cực; đôi khi họ chỉ là người tìm kiếm thông tin về các sản phẩm trực tuyến nhất định; và không nhất thiết phải mua bất cứ sản phẩm hàng hóa nào, mà có thể sử dụng thông tin cá nhân để đổi lấy một số dịch vụ miễn phí, hoặc tận dụng nội dung kỹ thuật số (phát trực tuyến âm thanh / video, trò chơi). Người tiêu dùng số, mặc dù có một điểm chung phổ biến là cách họ sử dụng công nghệ, nhưng không phải là một nhóm đồng nhất, họ có sự khác nhau khá lớn trong đặc điểm nhân khẩu học và lối sống. Một phát hiện của nhóm nghiên cứu do TNS thực hiện theo yêu cầu của Google (2014/2015) với người sử dụng Internet từ 51 quốc gia trên thế giới, được trình bày trên trang Consumerbarometer.com cho thấy NTD số được chia thành bốn nhóm chủ yếu, hoạt động theo các cách cụ thể và riêng rẽ, gồm: Nhóm người ủng hộ thương hiệu, Nhóm các bà mẹ kỹ thuật số, Nhóm người dùng video quay thực tế, Nhóm Millennials ( Thế hệ Y- sinh ra trong khoảng thời gian từ năm 1981 đến năm 1996) ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Người tiêu dùng số Bán lẻ trực tuyến Thương mại bán lẻ trực tuyến Phát triển thương mại điện tử Internet vạn vậtGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tiềm năng, thách thức, xu hướng và giải pháp phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam
11 trang 267 0 0 -
Bài giảng Thương mại điện tử - Trần Minh Huy
121 trang 199 1 0 -
Một số nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong kinh doanh của các trung tâm thương mại tại Việt Nam
4 trang 154 0 0 -
15 trang 135 0 0
-
11 trang 120 0 0
-
57 trang 69 0 0
-
Hệ sinh thái kinh tế số tại Việt Nam
10 trang 57 0 0 -
Nghiên cứu tác động của nhu cầu chạm vào sản phẩm đến ý định mua thực phẩm trực tuyến
27 trang 49 0 0 -
10 trang 45 0 0
-
13 trang 43 0 0