Danh mục

Nguồn gốc chữ i và chữ y trong tiếng việt

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 204.86 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong cuốn Tự Điển Tiếng Việt do Viện Ngôn Ngữ Học biên soạn và do nhà xuất bản Đà Nẵng xuất bản và phát hành năm 2002, ở chương "Nội dung và cấu tạo của quyển tự điển", tiết 4, trang XIII có đoạn ghi: «Chính tả trong quyển tự điển này theo đúng các Quy định về chính tả tiếng Việt và về thuật ngữ tiếng Việt trong các sách giáo khoa, được ban hành theo Quyết định số 240/QĐ ngày 5-3-1984 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục. Nguyên âm "-i" cuối âm tiết được viết bằng –i (viết...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguồn gốc chữ i và chữ y trong tiếng việtNguồn gốc chữ i và chữ y trong chữ việtLời nói đầu:Trong cuốn Tự Điển Tiếng Việt do Viện Ngôn Ngữ Học biên soạn và do nhà xuất bản ĐàNẵng xuất bản và phát hành năm 2002, ở chương Nội dung và cấu tạo của quyển tựđiển, tiết 4, trang XIII có đoạn ghi:«Chính tả trong quyển tự điển này theo đúng các Quy định về chính tả tiếng Việt và vềthuật ngữ tiếng Việt trong các sách giáo khoa, được ban hành theo Quyết định số 240/QĐngày 5-3-1984 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục.Nguyên âm -i cuối âm tiết được viết bằng –i (viết hi, ki, li, mi, ti thay cho hy, ky, ly,my, ty) trừ -uy (/-wi/) vẫn viết –uy (luy, tuy, ...) để phân biệt với –ui (so sánh: sui –suy, tui – tuy) và giữ sự thống nhất với –uyên, -uyêt, -uyt. Những từ đa tiết mượn củatiếng nước ngoài bằng phiên âm nói chung được viết liền các âm tiết và không đánh dấuthanh điệu (trừ trường hợp có dấu hiệu về hình thức là đã được Việt hoá hoàn toàn về ngữâm, chẳng hạn như có các thanh điệu Huyền: xà phòng, hoặc Sắc: phó mát, v.v...).»]Rồi[«gần đây một nhà văn bày tỏ thêm ý kiến như sau:Việt Nam Tự Điển của hội Khai Trí Tiến Đức, do nhà xuất bản Trung Bắc Tân Văn ấnhành tại Hà Nội năm 1931 phân biệt khá rõ rệt trường hợp nào viết với chữ I và trườnghợp nào viết với chữ Y.Những hội nghị về chữ quốc ngữ tại Saigon, điển hình là Hội Nghị Thống Nhất NgônNgữ (1956) hay những ủy ban chuyên môn nghiên cứu về chữ quốc ngữ để nêu ranguyên tắc chính tả, như Ủy Ban Điển chế Văn tự (1973) đều nhấn mạnh cần sử dụngbộ Việt Nam Tự Điển của hội Khai Trí Tiến Đức làm tiêu chuẩn. Tiếc là không mấy aichú ý đến những lời khuyến cáo này.Để rồi vẫn viết sai nhiều chữ mà tưởng là mình viết đúng. Trong đó có trường hợp lẫn lộngiữa chữ I và chữ Y. Lâu dần, sự sai lầm đó trở nên phổ quát hầu như không thể nào sửalại được nữa cho những người quen dùng.Nay chúng tôi biên soạn bộ sách giáo khoa Chúng Em Cùng Học. Ban Tu Thư củatrường Việt Ngữ Văn Lang San Jose dựa theo nguyên tắc chính tả trong bộ tự điển củahội Khai Trí Tiến Đức để giúp các em bớt khó khăn khi ráp vần và viết chính tả với chữ Ivà chữ Y.Xin nêu ra đây những nhận định tiêu biểu :I. Về chữ i.Chỉ viết chữ i khi i ngắn là nguyên âm duy nhất trong một tiếng hay một từ như:Trước kia viết: Nay sẽ viết:lý do............................ lí dođịa lý........................... địa líđi tỵ nạn ..................... đi tị nạnmột tỷ đồng................. một tỉ đồngv. v. . .II. Về chữ y.Chỉ viết chữ y dài trong những trường hợp sau đây :1. Tự nó (chữ y) là một tiếng có đủ nghĩa như :chú ý ngồi ỳý kiến y phụcỷ lại v. v. . .2. Tuy y và i đồng âm nhưng khác nghĩa khi ráp vần. Cho nên vần mà có nguyên âm ydài phải được sử dụng chính xác, không thể viết lẫn lộn với nguyên âm i ngắn được như :• Từ có vần:- nước chảy (ay) không thể viết nước chải (ai)- ngày nay (ay) không thể viết ngài nai (ai)- say túy lúy (uy) không thể viết say túi lúi (ui)- cô Thúy (uy) không thể viết cô Thúi (ui)- v. v. . .3. Với y dài hay i ngắn của danh từ riêng về người, về địa danh v. v. . . trước sau khôngthay đổi như :Nguyễn Ngu Í (tên nhà văn)Lý Thường Kiệt (tên một danh tướng)Mỹ Tho (tên một tỉnh)Mỹ Quốc (tên một nước)v.v...Chúng tôi hi vọng con em chúng ta sẽ không còn bối rối khi nào viết i ngắn và khi nàoviết y dài.»] Nguồn: Trích từ bộ sách “Chúng Em Cùng Học” của Trung Tâm Việt NgữVăn Lang – San Jose (http://www.vanlangsj.org)Nguồn gốc hai chữ I và Y trong quốc âmNhân hai tài liệu trên đây, tôi lục trong tủ sách gia đình, tìm ra tài liệu liên quan - rất thúvị - đến nguồn gốc hai chữ I và Y trong Việt ngữ, gõ lại nguyên văn đăng lên đây cùngchia xẻ với các bạn. Tài liệu này do LM Nguyễn Khắc Xuyên biên soạn, đăng trong VănHoá Nguyệt San số 61, trang 519-526, Sàigòn tháng 6 năm 1961. (người gõ bài: Hàn LệNhân)[«Đã nhiều lần, khi tìm hiểu nguồn gốc hai chữ I và Y, chúng tôi đã tự hỏi: Tại sao ở chỗnày không viết chữ I, hoặc ở chỗ nọ lại viết chữ Y, bởi vì nếu nhiều trường hợp bó buộcphải viết một trong hai chữ, thì cũng có nhiều hoàn cảnh rất có thể và rất nên viết chữ Ithay vì chữ Y. Dựa theo nguyên tắc, mỗi ký hiệu mỗi công dụng, mỗi chữ một biểu hiệu,chúng tôi đã nhiều lần muốn cải tổ.Hơn nữa, hình như, trong thực tế và dưới óc sáng kiến của nhiều người, chữ Y chiếmđược thiện cảm và được sử dụng trong khá nhiều trường hợp, mặc dù rất ít căn bản. Cóngười viện lý do thẩm mỹ, bởi vì chữ Y dễ coi hơn, đẹp hơn, đường nét uyển chuyển hơn,nhất là khi đứng ở cuối một tiếng; có người khác đã đưa ra những lý do hầu như thuộcchủ quan: trong trường hợp có thể viết được cả hai chữ, hoặc Y hay I, thì người ta dãchọn chữ Y khi tiếng đó có ý nghĩa trang trọng, cao sang.Vậy để soi sáng vấn đề, chúng tôi thử tìm hiểu nguồn gốc hai chữ đó và việc sử dụngchúng trong âm vận Việt ngữ.Trước hết, chúng tôi trình bày mấy giòng trích trong cuốn Việt ngữ Khái luận, thường gọilà quyể ...

Tài liệu được xem nhiều: