Danh mục

Nguồn gốc trầm tích phía Tây Nam Biển Đông trong thời kỳ Đệ tứ muộn dựa trên nghiên cứu thành phần khoáng vật sét và đồng vị Sr-Nd

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 369.39 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu "Nguồn gốc trầm tích phía Tây Nam Biển Đông trong thời kỳ Đệ tứ muộn dựa trên nghiên cứu thành phần khoáng vật sét và đồng vị Sr-Nd" đã góp phần nâng cao hơn hiểu biết của chúng ta về đặc trưng thành phần trầm tích cũng như nguồn gốc trầm tích ở Biển Đông, đặc biệt là khu vực Tây Nam Biển Đông trong thời kỳ Đệ tứ muộn. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguồn gốc trầm tích phía Tây Nam Biển Đông trong thời kỳ Đệ tứ muộn dựa trên nghiên cứu thành phần khoáng vật sét và đồng vị Sr-Nd HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ TÀI NGUYÊN VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (ERSD 2022) Nguồn gốc trầm tích phía Tây Nam Biển Đông trong thời kỳ Đệ tứmuộn dựa trên nghiên cứu thành phần khoáng vật sét và đồng vị Sr-Nd Phạm Như Sang*, Khương Thế Hùng, Nguyễn Hữu Hiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chấtTÓM TẮTNguồn gốc trầm tích biển có vai trò đặc biệt quan trọng và thường được xác định đầu tiên trong quá trìnhnghiên cứu điều kiện cổ môi trường trầm tích dưới biển cũng như điều kiện cổ địa lý xảy ra trên bề mặtTrái đất. Trong nghiên cứu này, trầm tích ở khu vực Tây Nam Biển Đông trong thời kỳ Đệ tứ muộn sẽđược thảo luận kỹ hơn nhằm làm sáng tỏ đặc điểm trầm tích cũng như vai trò đóng góp của các sông lâncận dựa trên nghiên cứu thành phần khoáng vật sét và đồng vị Sr-Nd từ các lỗ khoan trầm tích MD01-2393, MD97-2150, SO18383-3 và MD05-2896 trong các nghiên cứu trước ở khu vực này. Kết quảnghiên cứu cho thấy rằng, trầm tích ở khu vực này có thành phần khoáng vật sét chủ yếu là smectit (trungbình 34%) và illit (trung bình 31%) với ít hơn là clorit (trung bình 18%) và kaolinit (trung bình 17%).Bên cạnh đó, đồng vị Sr-Nd ở khu vực này có giá trị ɛNd trung bình –10.9 và tỷ lệ 87Sr/86Sr trung bình0.72335. Qua nghiên cứu thành phần khoáng vật sét và đồng vị Sr-Nd của các lỗ khoan ở khu vực nàycho thấy, sông Mekong là nguồn cung cấp chủ yếu vật liệu trầm tích cho khu vực phía Tây Nam BiểnĐông và không có sự thay đổi nguồn gốc trầm tích đáng kể nào trong thời kỳ Đệ tứ muộn, trong khi đócác sông nhỏ ở Borneo, Sumatra, Mã Lai và Thái Lan đóng vai trò không quan trọng. Nghiên cứu này đãgóp phần nâng cao hơn hiểu biết của chúng ta về đặc trưng thành phần trầm tích cũng như nguồn gốctrầm tích ở Biển Đông, đặc biệt là khu vực Tây Nam Biển Đông trong thời kỳ Đệ tứ muộn.Từ khóa: khoáng vật sét, đồng vị Sr-Nd, nguồn gốc trầm tích, Tây Nam Biển Đông1. Đặt vấn đề Nghiên cứu nguồn gốc trầm tích có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ đối với khu vực Biển Đôngmà còn quan trọng với các vùng biển khác trên thế giới (Liu và nnk., 2016). Khi xác định được nguồn gốctrầm tích chúng ta sẽ xác định được con đường vận chuyển trầm tích dưới ảnh hưởng của các dòng hảilưu diễn ra như thế nào (Liu và nnk., 2007; Sang và Liu., 2021). Bên cạnh đó, khi nguồn gốc trầm tíchđược xác định từ đâu đến, thành phần trầm tích có thể được sử dùng nhằm xây dựng lại lịch sử biến đổitrầm tích dưới ảnh hưởng của mực nước biển dâng, dòng chảy biển, lịch sử quá trình phong hóa, hoạtđộng kiến tạo và sự biến đổi của điều kiện cổ khí hậu trên nguồn trầm tích (Liu và nnk., 2004, 2005,2016; Sang và nnk., 2019, 2022). Tuy nhiên, nếu việc xác định nguồn gốc trầm tích không chính xác sẽdẫn đến những luận giải và kết luận không phù hợp hoặc có thể là sai lầm. Do sự thay đổi về nguồn gốctrầm tích cũng làm thay đổi thành phần trầm tích và có thể nhầm lẫn với sự thay đổi điều kiện cổ môitrường trầm tích không chỉ dưới biển mà còn cả trên lục địa. Chính vì vậy, trong hầu hết các nghiên cứutrầm tích biển, nguồn gốc trầm tích luôn là mối quan tâm đầu tiên và cần giải quyết sớm nhất. Khu vực phía Tây Nam Biển Đông nhận được lượng trầm tích lớn từ các con sông lân cận dưới ảnhhưởng mạnh mẽ của gió mùa Đông Á và mực nước biển dâng, làm cho khu vực này trở thành nơi lýtưởng để nghiên cứu quá trình vận chuyển trầm tích từ nguồn đến nơi lắng đọng (source-to-sink) và sự tácđộng qua lại giữa biển và lục địa (Liu và nnk., 2016). Khu vực này nhận được nhiều sự chú ý của các nhàkhoa học trong và ngoài nước nhưng hầu hết các nghiên cứu mới chỉ để ý đến những khu vực riêng lẻtrong việc xác định nguồn gốc trầm tích (Liu và nnk., 2004, 2005; Jiwarungrueangkul và nnk., 2019;Sang và nnk., 2022). Những điều này làm cho đặc điểm thành phần trầm tích cũng như nguồn gốc trầmtích ở khu vực này vẫn còn nhiều vấn đề chưa được rõ ràng và cần sớm được giải quyết. Trong nghiêncứu trầm tích biển, khoáng vật sét và đồng vị Sr-Nd được coi là những công cụ hiệu quả nhất trong việc* Tác giả liên hệ:Emai: phamnhusang@humg.edu.vn 356xác định nơi nào chúng được sinh ra (Liu và nnk., 2004, 2005, 2016; Sang và nnk., 2019, 2022). Vì vậy,nghiên cứu sẽ sử dụng thành phần khoáng vật sét và đồng vị Sr-Nd trong các lỗ khoan trầm tích MD01-2393, MD97-2150, SO18383-3 và MD05-2896 ở phía Tây Nam Biển Đông từ các nghiên cứu trước đểlàm sáng tỏ hơn nữa đặc điểm chung trầm tích của khu vực này cũng như vai trò đóng góp của các consông lân cận trong thời kỳ Đệ tứ muộn. Hình 1. Sơ đồ vị trí Biển Đông và các sông chính ở khu ...

Tài liệu được xem nhiều: