Danh mục

Nguồn lực lễ hội với phát triển du lịch tại tỉnh Quảng Nam

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 393.54 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lễ hội được xem như một công cụ phát triển địa phương. Với việc mở rộng nhu cầu tiêu dùng văn hóa và giải trí, lễ hội ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển du lịch. Song hành với du lịch, lễ hội không còn chỉ là những công cụ thuần túy về văn hóa đáp ứng nhu cầu tâm linh của cộng đồng, lễ hội còn được xem như nguồn lực phát triển du lịch, tạo nên trải nghiệm cho du khách. Bài viết này phân tích tiềm năng và thực trạng lễ hội tại tỉnh Quảng Nam. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số khuyến nghị khai thác nguồn lực lễ hội nhằm phát triển du lịch tỉnh này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguồn lực lễ hội với phát triển du lịch tại tỉnh Quảng Nam Nguồn lực lễ hội với phát triển du lịch tại tỉnh Quảng Nam Phan Thùy Giang Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ Tóm tắt Lễ hội được xem như một công cụ phát triển địa phương. Với việc mở rộng nhu cầu tiêudùng văn hóa và giải trí, lễ hội ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển du lịch. Songhành với du lịch, lễ hội không còn chỉ là những công cụ thuần túy về văn hóa đáp ứng nhu cầutâm linh của cộng đồng, lễ hội còn được xem như nguồn lực phát triển du lịch, tạo nên trảinghiệm cho du khách. Bài viết này phân tích tiềm năng và thực trạng lễ hội tại tỉnh Quảng Nam.Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số khuyến nghị khai thác nguồn lực lễ hội nhằm phát triểndu lịch tỉnh này. Từ khóa: Lễ hội, phát triển du lịch, thực trạng, tiềm năng, Quảng Nam… Đặt vấn đề Quảng Nam là một trong những tỉnh thành sở hữu di sản lễ hội khá phong phú và đa dạng,mang nhiều giá trị lịch sử và văn hóa. Trong thời gian qua, tỉnh Quảng Nam đã chú trọng bảotồn, phát huy giá trị lễ hội truyền thống, không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa của ngườidân mà còn được khai thác, phát huy vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, thậm chí có lễ hộiđã trở thành sản phẩm văn hóa đặc trưng thu hút du khách gần xa đến tham dự, thưởng thức,tạo nên thương hiệu, dấu ấn riêng của địa phương có di sản. Xây dựng thương hiệu du lịchdựa vào lễ hội đã và đang là hướng đi đúng mà ngành du lịch tỉnh này lựa chọn. Tuy nhiên,phát huy giá trị di sản văn hóa lễ hội ở đây vẫn còn đó nhiều hạn chế. Thực tế cho thấy giá trị,tiềm năng của di sản văn hóa lễ hội chưa được nhận diện và phát huy đúng mức. Di sản văn hóalễ hội còn đóng vai trò quá mờ nhạt trong ngành du lịch của địa phương. Nội dung 1.Tiềm năng và thực trạng lễ hội phục vụ phát triển du lịch tại tỉnh Quảng Nam. 1.1. Khái quát về lễ hội tại tỉnh Quảng Nam. Là vùng đất lưu giữ nhiều giá trị văn hóa, làng nghề đặc sắc, hằng năm, Quảng Namdiễn ra nhiều lễ hội truyền thống và hiện đại thu hút sự tham gia của người dân và dukhách. Lễ hội truyền thống - Lễ hội Bà Thu Bồn tại thôn Trung An, xã Quế Trung, huyện Nông Sơn, tỉnh QuảngNam diễn ra từ ngày 10 đến 12/2 âm lịch. Lễ hội này có các hoạt động như: lễ tế âm linh, tiềnnhân, tiền bối; lễ rước sắc, rước nước; lễ tế bà, viếng bà và chương trình nghệ thuật hô hát bàichòi, thả hoa đăng... Tương truyền, Bà Thu Bồn là nữ tướng có công trạng lớn với với đất nướcđược nhà Nguyễn sắc phong là “Bô Bô Phu Nhân Thượng Đẳng Thần”. Trong đời sống vănhóa, tâm linh của các thế hệ người dân nơi đây, Bà Thu Bồn luôn chở che, phù hộ cho mưathuận gió hoà, mùa màng bội thu. Người dân đã lập Dinh thờ Bà và hằng năm đều tổ chức ngàyLệ Bà. Ngày nay, Dinh Bà Thu Bồn đã trở thành di tích văn hoá và Lệ Bà đã trở thành lễ hộitruyền thống, được công nhận là Di sản Văn hoá phi vật thể cấp Quốc gia năm 2021. - Lễ hội Cộ Bà Chợ Được là nét văn hóa đặc trưng mang đậm yếu tố tâm linh, tínngưỡng của người dân xứ Quảng diễn ra vào 2 ngày mồng 10 và 11 tháng giêng âm 476lịch hằng năm tại Lăng Bà (thôn Phước Ấm, xã Bình Triều). Lễ hội gồm các lễ cầu an,truy niệm Đức Bà, rước Cộ Bà và một số trò diễn xướng dân gian. Theo truyền thuyết,vào năm 1852 (năm Tự Đức thứ 5) một lần Bà vân du qua thôn Phước Toản (PhướcẤm) thấy nơi đây có cỏ cây rậm rạp, thôn cư hẻo lánh, trông ra bóng nắng trên cátnhưng phong cảnh hữu tình nên Bà muốn quy tụ thành chợ. Sau này, dân chúng gọinơi đây là Chợ Được (Được hiểu theo nghĩa đắc thị). Để tri ân việc Bà dựng chợvà phù trợ cho dân chúng làm ăn phát đạt, thịnh vượng, người dân đã lập lăng thờ Bà.Theo Thần phả ghi: Vào năm Thành Thái thứ 6, Bà được triều đình sắc phong Traithục dực bảo trung hưng trung đẳng thần. Từ sắc phong đó lễ rước Cộ Bà ra đời, vừamang ý nghĩa phụng tự vừa mang ý nghĩa sinh hoạt diễu hành tín ngưỡng dân gian.Ngày 19 tháng 12 năm 2014, Bộ Văn hóa thể thao và du lịch công nhận lễ hội rước cộ Bà ChợĐược là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. - Lễ giỗ tổ nghề mắm được người dân làng mắm Cửa Khe tổ chức vào ngày 20/2 Âm lịchhàng năm, nhằm thể hiện sự tưởng nhớ, kính trọng công đức của các bậc tiền hiền, tổ nghề đãkhai sinh và truyền lại nghề truyền thống. Qua đó, thể hiện sự hân hoan về bề dày lịch sử củalàng nghề, truyền đạt, phát huy và tôn tạo những giá trị văn hóa truyền thống. Làng nước mắmCửa Khe có truyền thống sản xuất từ lâu đời, được UBND tỉnh công nhận danh hiệu làng nghềtruyền thống và hiện được cấp chứng nhận OCOP 3 sao. - Lễ hội đình Chiên Đàn diễn ra vào ngày 14.7 âm lịch, tại xã Tam Đàn, huyện Phú Ninh.Lễ hội nhằm ôn lại những mốc son lịch sử, truyền thống văn hóa; đồng thời tri ân các bậc tiềnnhân khai sơn phá thạch, lập nên địa hiệu Chiên Đàn. Phần lễ chính diễn ra trong không khítrang nghiêm với nghi thức dâng hương, dâng lễ vật tưởng nhớ các vị tiền hiền lập làng. Phầnhội được tổ chức với nhiều trò chơi dân gian đặc sắc như đánh cờ tướng, nhảy bao bố, hô hátbài chòi... Đình Chiên Đàn được xếp hạng Di tích Kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia tại Quyếtđịnh số 39/2002/QĐ-BVHTT ngày 30/12/2002 của Bộ Văn hóa Thông tin. Đình Chiên Đàn làmột trong những đình làng cổ nhất Quảng Nam. Nơi đây lưu giữ những câu chuyện gắn liềnvới bao biến cố của lịch sử 600 năm mở đất, đấu tranh giữ nước của các bậc anh hùng như vuaLê Thánh Tông, cụ Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng... - Lễ hội Bà Thu Bồn: Lễ hội truyền thống Bà Thu Bồn là sinh hoạt văn hóa mang đậmbản sắc dân tộc, tổ chức tốt lễ hội dân gian truyền thống lệ bà Thu Bồn thường niên định kỳvào ngày 12/2 âm lịch nhằm góp phần giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dântộc, ý thức trong việc quản lý và tôn tạo di tích lịch sử văn hóa nói chung và giá trị Di tích-Lễhội Bà Thu Bồ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: