Nguồn lực Phật giáo trong bảo vệ môi trường, giảm thiểu rủi ro thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 293.03 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Nguồn lực Phật giáo trong bảo vệ môi trường, giảm thiểu rủi ro thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam" trình bày những quan điểm Phật giáo góp phần xây dựng ý thức ứng xử thân thiện với môi trường tự nhiên, bảo vệ môi trường một cách tự giác. Đây cũng có thể được coi là giải pháp lâu dài góp phần bảo vệ môi trường, giảm thiểu rủi ro thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguồn lực Phật giáo trong bảo vệ môi trường, giảm thiểu rủi ro thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT NGUỒN LỰC PHẬT GIÁO TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, GIẢM THIỂU RỦI RO THIÊN TAI VÀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM Vũ Thị Thu Hà* Tóm tắt: Ngày nay mức độ thảm khốc của thiên tai ngày càng nghiêm trọng. Bên cạnh những thảm họa thiên nhiên, chúng ta cũng đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề do biến đổi khí hậu mang lại. Phật giáo với những quan điểm về môi trường dựa trên nền tảng giáo lý sâu sắc. Đó là thuyết Duyên khởi, luật Nhân quả, quan điểm chúng sinh bình đẳng, chúng sinh hữu tình, quan điểm từ bi, giáo lý vô ngã, vô thường v.v. Những quan điểm này đã có ảnh hưởng lớn đến ý nghĩ, hành động của mỗi tín đồ Phật trong việc góp phần xây dựng ý thức ứng xử thân thiện với môi trường tự nhiên, bảo vệ môi trường một cách tự giác. Những quan điểm này nếu được phát huy sẽ có thể trở thành giải pháp lâu dài góp phần bảo vệ môi trường, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu. Ngoài ra, là một tôn giáo lớn tại Việt Nam, Phật giáo cũng là một nguồn lực không nhỏ trong việc tham gia bảo vệ môi trường, giảm thiểu rủi ro thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam hiện nay. Từ khóa: Biến đổi khí hậu; Môi trường; Phật giáo; Việt Nam. 1. Đặt vấn đề Hiện nay, mức độ thảm khốc của thiên tai đang tăng dần lên. Bên cạnh những thảm họa thiên nhiên như thường thấy, sự ô nhiễm không khí, cạn kiệt nguồn nước ngầm, đất đai xói mòn, sa mạc hóa, biến đổi khí hậu và mất cân bằng sinh thái là những thảm họa kinh hoàng khác mà nhân loại đang phải đối mặt. Ở Việt Nam trong năm 2020 vừa qua đã xảy ra nhiều thiên tai, lũ lụt. Ở miền Trung Việt Nam, bão chồng bão, lũ chồng lũ, dồn dập liên tiếp xảy ra ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,... đến tận Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên,... khiến cho các tỉnh này bị ngập sâu, giao thông chia cắt, nhà dân bị hư hỏng nặng,… Đợt lũ này được xem là lịch sử, có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống nhân dân và nền kinh tế miền Trung. Ngoài ra, không thể không thể kể đến đại dịch Covid-19 đang cướp đi sinh mạng của nhiều triệu người khắp nơi trên thế giới, trong đó * Phó viện trưởng, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, email: vuthuhavtg@gmail.com. 169 QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG có Việt Nam. Đây là những hệ lụy mà con người chưa đánh giá đúng mức về mối nguy hại từ rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu. Theo báo cáo của Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai: Năm 2020, thiên tai diễn biến phức tạp, bất thường trên nhiều vùng miền cả nước, đã xảy ra 16 loại hình/576 đợt, trận thiên tai: 14 cơn bão trên Biển Đông; 265 trận dông, lốc, mưa lớn trên 49 tỉnh/TP, trong đó 9 đợt trên diện rộng tại 21 tỉnh, TP Bắc Bộ và Trung Bộ; 120 trận lũ, lũ quét, sạt lở đất; đặc biệt là đợt mưa lũ lớn lịch sử từ ngày 6-22/10 tại khu vực Trung Bộ, nhất là tại các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế; 90 trận động đất; hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng, sạt lở bờ sông, bờ biển, sụt lún đê biển tại Đồng bằng sông Cửu Long,… Tính đến ngày 21/12/2020, thiên tai đã làm: 357 người chết, mất tích và 876 người bị thương; Ước tính thiệt hại về kinh tế hơn 37.400 tỷ đồng (mưa lũ miền Trung là 32.900 tỷ đồng) (Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai, 2020). Từ đầu tháng 1 đến 15 tháng 7 năm 2021, đã xảy ra 2 cơn bão, 2 áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông, trong đó cơn bão số 2 (11-13/6) đổ bộ vào các tỉnh khu vực từ Thái Bình đến Bắc Nghệ An, 69 trận động đất nhẹ, 168 trận mưa đá, dông lốc, sét; 5 đợt không khí lạnh, gió mùa đông bắc trong đó đợt rét đậm, rét hại mạnh nhất từ ngày 07-13/01/2021; 30 trận mưa lớn, lũ cục bộ, trong đó 2 trận lũ ống, lũ quét, 106 vụ sạt lở bờ sông và 5 đợt nắng nóng. Thiên tai khiến cho 29 người chết, 39 người bị thương; Ước tính giá trị thiệt hại khoảng 171 tỷ đồng (Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai, 2021). Chúng ta đều biết, một trong những nguyên nhân làm tăng mức độ thảm khốc của thiên tai là do con người khai thác quá mức, can thiệp thô bạo vào môi trường tự nhiên. Phật giáo với những quan điểm về môi trường dựa trên nền tảng giáo lý sâu sắc. Đó là thuyết Duyên khởi, luật Nhân quả, quan điểm chúng sinh bình đẳng, chúng sinh hữu tình, quan điểm từ bi, giáo lý vô ngã, vô thường v.v. Những quan điểm này đã góp phần xây dựng ý thức ứng xử thân thiện với môi trường tự nhiên, bảo vệ môi trường một cách tự giác. Đây cũng có thể được coi là giải pháp lâu dài góp phần bảo vệ môi trường, giảm thiểu rủi ro thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu. 2. Một số hướng tiếp c ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguồn lực Phật giáo trong bảo vệ môi trường, giảm thiểu rủi ro thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT NGUỒN LỰC PHẬT GIÁO TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, GIẢM THIỂU RỦI RO THIÊN TAI VÀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM Vũ Thị Thu Hà* Tóm tắt: Ngày nay mức độ thảm khốc của thiên tai ngày càng nghiêm trọng. Bên cạnh những thảm họa thiên nhiên, chúng ta cũng đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề do biến đổi khí hậu mang lại. Phật giáo với những quan điểm về môi trường dựa trên nền tảng giáo lý sâu sắc. Đó là thuyết Duyên khởi, luật Nhân quả, quan điểm chúng sinh bình đẳng, chúng sinh hữu tình, quan điểm từ bi, giáo lý vô ngã, vô thường v.v. Những quan điểm này đã có ảnh hưởng lớn đến ý nghĩ, hành động của mỗi tín đồ Phật trong việc góp phần xây dựng ý thức ứng xử thân thiện với môi trường tự nhiên, bảo vệ môi trường một cách tự giác. Những quan điểm này nếu được phát huy sẽ có thể trở thành giải pháp lâu dài góp phần bảo vệ môi trường, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu. Ngoài ra, là một tôn giáo lớn tại Việt Nam, Phật giáo cũng là một nguồn lực không nhỏ trong việc tham gia bảo vệ môi trường, giảm thiểu rủi ro thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam hiện nay. Từ khóa: Biến đổi khí hậu; Môi trường; Phật giáo; Việt Nam. 1. Đặt vấn đề Hiện nay, mức độ thảm khốc của thiên tai đang tăng dần lên. Bên cạnh những thảm họa thiên nhiên như thường thấy, sự ô nhiễm không khí, cạn kiệt nguồn nước ngầm, đất đai xói mòn, sa mạc hóa, biến đổi khí hậu và mất cân bằng sinh thái là những thảm họa kinh hoàng khác mà nhân loại đang phải đối mặt. Ở Việt Nam trong năm 2020 vừa qua đã xảy ra nhiều thiên tai, lũ lụt. Ở miền Trung Việt Nam, bão chồng bão, lũ chồng lũ, dồn dập liên tiếp xảy ra ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,... đến tận Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên,... khiến cho các tỉnh này bị ngập sâu, giao thông chia cắt, nhà dân bị hư hỏng nặng,… Đợt lũ này được xem là lịch sử, có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống nhân dân và nền kinh tế miền Trung. Ngoài ra, không thể không thể kể đến đại dịch Covid-19 đang cướp đi sinh mạng của nhiều triệu người khắp nơi trên thế giới, trong đó * Phó viện trưởng, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, email: vuthuhavtg@gmail.com. 169 QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG có Việt Nam. Đây là những hệ lụy mà con người chưa đánh giá đúng mức về mối nguy hại từ rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu. Theo báo cáo của Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai: Năm 2020, thiên tai diễn biến phức tạp, bất thường trên nhiều vùng miền cả nước, đã xảy ra 16 loại hình/576 đợt, trận thiên tai: 14 cơn bão trên Biển Đông; 265 trận dông, lốc, mưa lớn trên 49 tỉnh/TP, trong đó 9 đợt trên diện rộng tại 21 tỉnh, TP Bắc Bộ và Trung Bộ; 120 trận lũ, lũ quét, sạt lở đất; đặc biệt là đợt mưa lũ lớn lịch sử từ ngày 6-22/10 tại khu vực Trung Bộ, nhất là tại các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế; 90 trận động đất; hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng, sạt lở bờ sông, bờ biển, sụt lún đê biển tại Đồng bằng sông Cửu Long,… Tính đến ngày 21/12/2020, thiên tai đã làm: 357 người chết, mất tích và 876 người bị thương; Ước tính thiệt hại về kinh tế hơn 37.400 tỷ đồng (mưa lũ miền Trung là 32.900 tỷ đồng) (Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai, 2020). Từ đầu tháng 1 đến 15 tháng 7 năm 2021, đã xảy ra 2 cơn bão, 2 áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông, trong đó cơn bão số 2 (11-13/6) đổ bộ vào các tỉnh khu vực từ Thái Bình đến Bắc Nghệ An, 69 trận động đất nhẹ, 168 trận mưa đá, dông lốc, sét; 5 đợt không khí lạnh, gió mùa đông bắc trong đó đợt rét đậm, rét hại mạnh nhất từ ngày 07-13/01/2021; 30 trận mưa lớn, lũ cục bộ, trong đó 2 trận lũ ống, lũ quét, 106 vụ sạt lở bờ sông và 5 đợt nắng nóng. Thiên tai khiến cho 29 người chết, 39 người bị thương; Ước tính giá trị thiệt hại khoảng 171 tỷ đồng (Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai, 2021). Chúng ta đều biết, một trong những nguyên nhân làm tăng mức độ thảm khốc của thiên tai là do con người khai thác quá mức, can thiệp thô bạo vào môi trường tự nhiên. Phật giáo với những quan điểm về môi trường dựa trên nền tảng giáo lý sâu sắc. Đó là thuyết Duyên khởi, luật Nhân quả, quan điểm chúng sinh bình đẳng, chúng sinh hữu tình, quan điểm từ bi, giáo lý vô ngã, vô thường v.v. Những quan điểm này đã góp phần xây dựng ý thức ứng xử thân thiện với môi trường tự nhiên, bảo vệ môi trường một cách tự giác. Đây cũng có thể được coi là giải pháp lâu dài góp phần bảo vệ môi trường, giảm thiểu rủi ro thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu. 2. Một số hướng tiếp c ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Hội thảo Quản trị rủi ro và phát triển đô thị Nguồn lực Phật giáo Bảo vệ môi trường Giảm thiểu rủi ro thiên tai Biến đổi khí hậuGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bắc Kạn lớp 1
60 trang 676 0 0 -
Yếu tố nhận diện người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự
11 trang 305 0 0 -
báo cáo chuyên đề GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
78 trang 286 0 0 -
197 trang 274 0 0
-
10 trang 266 0 0
-
Cách tính nhanh giá trị riêng của ma trận vuông cấp 2 và cấp 3
4 trang 252 0 0 -
Một số vấn đề về chuyển đổi số và ứng dụng trong doanh nghiệp
11 trang 248 0 0 -
Hạ tầng xanh – giải pháp bền vững cho thoát nước đô thị
17 trang 228 1 0 -
Quản lý dữ liệu thông tin người hưởng bảo hiểm xã hội
6 trang 223 0 0 -
Biểu mẫu Cam kết an toàn lao động
2 trang 222 4 0