Danh mục

Nguồn lực tài chính cho trường đại học nhìn từ cơ chế thu, chi

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 254.74 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Nguồn lực tài chính cho trường đại học nhìn từ cơ chế thu, chi" xem xét quyền quyết định các khoản thu, chi tài chính trong thực hiện quyền tự chủ của trường đại học, từ đó rút ra những bất cập trong việc bảo đảm nguồn lực cho hoạt động. Trên cơ sở kết quả phân tích thu được, bài viết đề xuất một số giải pháp. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguồn lực tài chính cho trường đại học nhìn từ cơ chế thu, chi NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHÌN TỪ CƠ CHẾ THU, CHI Lê Khánh Tuấn1 Trường Đại học Sài Gòn Abstract Based on current state regulations on the financial self-sufficiency of non-commercialpublic units, the article examines the right to decide on financial revenues and expenses in theexercise of university autonomy, thereby drawing inadequacies in ensuring resources foroperations. On the basis of the obtained analysis results, the article proposes a number ofsolutions. Keywords: Financial, university, mechanism, revenue, expenditure 1. MỞ ĐẦU Khi đánh giá về chi tiêu công ở Việt Nam, Ngân hàng thế giới và Chính phủ [1]khẳng định rằng sự sẵn có của các nguồn tài chính chưa chắc đã đảm bảo một nền giáodục chất lượng, nhưng khó đạt được một nền giáo dục chất lượng nếu không đủ nguồnlực. Chính sách chi tiêu tài chính có thể tạo ra sự khác biệt rõ rệt trong học tập, mang lạilợi ích trực tiếp cho người học và tạo lập cơ chế bù đắp cho sự thiếu hụt do thu nhập thấp.Các chính phủ đang chịu áp lực ngày càng tăng trong việc sử dụng hiệu quả các nguồnlực giáo dục, nhưng thường thiếu hướng dẫn về những cách tối ưu để đầu tư và quản lýtài chính học đường. Tìm giải pháp để khai thác các nguồn lực tài chính chi tiêu cho giáodục trở nên cấp thiết. Nhưng làm sao để các giải pháp đó đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quảvà công bằng mới là vấn đề sống còn. Để thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, Chínhphủ Việt Nam đã ban hành nhiều nghị định (Nghị định 10/2002/NĐ-CP, Nghị định10/2002/NĐ-CP, Nghị định 43/2006/NĐ-CP, Nghị định 16/2015/NĐ-CP và Nghị định60/2021/NĐ-CP) theo hướng tạo điều kiện để đảm bảo quyền tự chủ ngày càng hiệu quảhơn. Tuy nhiên, vấn đề đảm bảo quyền trong thực hiện thu để cân đối chi đang còn nhữngbất cập, khiến cho các trường đại học gặp nhiều khó khăn. Dưới đây, chúng tôi phân tíchvề sự bất cập đó và khuyến nghị một số giải pháp về chính sách tháo gỡ. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ chế tự chủ tài chính ở trường đại học Nghị định 60/2021/NĐ-CP [2] phân loại đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính theo4 mức chung: 1) Đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư (có mức tự bảo đảmchi đầu tư bằng hoặc lớn hơn mức trích khấu hao và hao mòn tài sản cố định); 2) Đơn vịtự bảo đảm chi thường xuyên; 3) Đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (có mứctự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên từ 10% đến dưới 100%); 4) Đơn vị do nhà nướcbảo đảm chi thường xuyên (có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên dưới10%). Các loại đơn vị tự chủ được nới rộng quyền định đoạt về thu và chi theo mức độ1 lktuan@sgu.edu.vn12tự chủ từ thấp đến cao. Đơn vị tự chủ cao nhất (loại 1) được quyền định đoạt nhiều hơnvề các mức thu, chi; ngược lại đơn vị do nhà nước đảm bảo chi thường xuyên (loại 4) chủyếu thực hiện theo quy định về thu, chi ngân sách nhà nước. Về nguyên tắc, các trường đại học được tự chủ tài chính sẽ thực hiện các khoản thu,chi theo quy định đối với loại đơn vị tự chủ được duyệt cho trường. Theo đó, trường tựchủ loại 1 tự đảm bảo từ 100% trở lên chi phí chi thường xuyên và ít nhất phần khấu haotài sản cố định, các trường này có quyền định đoạt các khoản thu, chi với khung rộng hơn.Trường tự chủ ở các loại còn lại ít quyền định đoạt hơn về thu, chi và ngân sách nhà nướchỗ trợ một phần. Như vậy, các trường phải thực hiện thu để đảm bảo chi. Tuy nhiên, khókhăn lớn nhất hiện nay ở các trường đại học là cơ chế hiện hành không đảm bảo được sựcân đối giữa thu và chi, vì vậy quyền tự chủ tài chính chưa thực chất. 2.2. Cơ chế cân đối giữa thu và chi sự nghiệp 2.2.1. Giá dịch vụ đào tạo Thông tư số 14/2019/TT-BGDĐT hướng dẫn xây dựng, thẩm định, ban hành địnhmức kinh tế - kỹ thuật, phương pháp xây dựng giá dịch vụ giáo dục và đào tạo [3] quyđịnh giá dịch vụ giáo dục đào tạo được xác định tính đủ các chi phí theo công thức sau: Giá dịch vụ Chi phí Chi phí khấu hao/hao Chi phí Chi phí Chi phí, giáo dục = tiền + + + mòn tài sản cố định + vật tư quản lý quỹ khác đào tạo lương (tích lũy đầu tư) Nghị định số 81/2021/NĐ-CP [4] xác định rõ hơn về cơ cấu giá dịch vụ đào tạo, đólà số tiền người sử dụng dịch vụ phải trả cho từng dịch vụ trong lĩnh vực đào tạo, gồm:dịch vụ dạy học, tuyển sinh; kiểm định chất lượng giáo dục, cấp phát các loại phôi vănbằng, chứng chỉ; hỗ trợ đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực thông qua việc nghiên cứu xâydựng chiến l ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: