Ai đọc thơ của nhà thơ Nguyễn Bính mà không thấy cái độc đáo của hồn dân tộc đã ấp ủ trong thơ của ông, hay nói cách khác Nguyễn Bính đã đưa hồn dân tộc vào thi ca Việt nam hiện đại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguyễn Bính- Nhà thơ bình dân si tình và lãng mạnNguyễn Bính- Nhà thơ bình dân sitình và lãng mạnAi đọc thơ của nhà thơ Nguyễn Bính mà không thấy cái độc đáocủa hồn dân tộc đã ấp ủ trong thơ của ông, hay nói cách khácNguyễn Bính đã đưa hồn dân tộc vào thi ca Việt nam hiện đại.Ông là người đã góp công rất lớn vào nền văn học Việt Nam,những câu thơ giản dị, bình dân đã làm cho người đọc, khi đọclên chỉ một lần đã thấy lòng mình lâng lâng giao cảm, dễ đọc, dễmến và nhất là dễ thuộc. Nhưng có ai ngờ được rằng NguyễnBính lại có một cuộc sống lãng mạn và giang hồ giống như thơcủa ông.Nguyễn Bính thi sĩ lãng mạn và giang hồ.Nguyễn Bính tên thật là Nguyễn Trọng Bính, Bút hiệu của ông làNguyễn Bính, sinh năm 1918 tại xóm Trạm, thôn Thiên Vịnh, xãĐồng Đội nay là xã Cộng Hoà, huyện Vụ Bản thuộc tỉnh NamĐịnh. Ông mồ côi mẹ lúc mới lên ba, do đó bố ông có một bà kếmẫu, nhưng nhà vẫn nghèo nên ông được bên ngoại đưa về nuôinấng dạy dỗ tại thôn Vân Tập cũng cùng xã Đồng Đội.Cậu ruột Nguyễn Bính là ông Bùi Trình Khiêm lãnh trách nhiệmnuôi nấng ông. Được biết ông Bùi Trình Khiêm là một nhà nho cótiếng trong vùng thời đó đã tham gia vào phong trào Đông KinhNghĩa Thục, ông Khiêm cũng là thầy giáo dậy ông Trần Huy Liệu.Nhờ người cậu giỏi hán văn mà Nguyễn Bính có môi trường tiếpxúc sớm với chữ nghĩa, thi phú và nghệ thuật.Khi Nguyễn Bính được mười ba tuổi đã làm kinh ngạc về tài thiphú của mình nhân vào dịp lễ hội Phủ Giầy (Nam Định) thường tổchức vào tháng Ba Âm Lịch hằng năm, trong lễ hội năm này có tổchức cuộc thi thơ. Năm đó ban tổ chức chọn đề thi là Hãy tảcảnh chọi gà trong ngày lễ hội Đề tài vừa ra, ông lấy bút giấy viếtliền, chỉ chưa đầy nửa thời gian của ban tổ chức ấn định BanGiám Khảo đã thấy Nguyễn Bính đã lên nộp bài thi. Mọi ngườiđều ngạc nhiên nhất là những vị trong Ban Giám Khảo. Bài nộpcủa Nguyễn Bính dài hơn ba trang giấy , kể ra như vậy là ông đãviết khá dài. Sau khi Ban Giám Khảo xem xét và cân nhắc, đãquyết định trao giải thưởng hạng nhất cho bài thơ của nhà thơNguyễn Bính.Liền ngay đó Ban giám khảo đã dùng loa phóng thanh đọc bàithơ được giải nhất ở giữa sân đình cho mọi người nghe. Nghexong, tức thì hàng ngàn người đang tham dự lễ hội có mặt, đềunhất loạt vỗ tay hân hoan chúc mừng nhà thơ thiên tài NguyễnBính, có những cặp thanh niên còn cao hứng công kêng NguyễnBính lên vai, làm chàng trai Nguyễn Bính vừa mới lớn được nhìntừ trên cao hơn người xuống nhìn ngắm những cô gái đang đi dựlễ hội một cách hãnh diện và thoải mái, trái lại những cô gái xuânxanh mơn mởn đang ước tấm chồng nhìn lên anh thi sĩ đầy caongạo mà ước muốn được lấy chàng làm chồng . . .Em như cô gái hãy còn xuânTrong trắng thân chưa lấm bụi trầnXuân đến, xuân đi, hoa mận nởGái xuân giũ lụa trên sông VânLòng xuân lơ đãng, má xuân hồngCô gái xuân mơ chuyện vợ chồngĐôi tám xuân đi trên mái tócĐêm xuân cô ngủ có buồn không?Bài thơ Gái Xuân trên mà NB mô tả một nàng thôn nữ diễm kiềuđang mơ mộng thật nhiều, cô đang mơ một tấm chồng, si tìnhmột chàng trai nào đó có thể là thi nhân Nguyễn Bính chăng?Nên chàng hỏi Đêm xuân cô ngủ có buồn không?Từ ngày chàng được đám đông vỗ tay tán thưởng sau cuộc thi ởPhủ Giầy năm ấy, NB lại càng cao hứng để sáng tác những vầnthơ trữ tình làm nhiều người say mê, các cô thiếu nữ thì mê mẩnsi tình như trong bài Chờ Nhau dưới đây:Láng giềng đã đỏ đèn đâuChờ em ăn dập miếng giầu em sangĐôi ta cùng ở một làngCùng chung một ngõ vội vàng chi anhEm nghe họ nói mong manhHình như họ biết chúng mình với nhau.Ai làm cả gió đắt cau,Mấy hôm sương muối cho trầu đổ non.Trong câu em nghe họ nói mong manh, hình như họ biết chúngmình với nhau quả tình là thi vị và lãng mạn, không còn nề nếpgia phong cổ hủ trai gái thụ thụ bất thân như ông bà ta thườngnói. Tuy thế nhưng với bài Cô Hàng Xóm mà NB mô tả rằng nhàchàng ở cạnh nhà nàng mà vì lễ giáo nên còn hơi e ngại.Nhà nàng ở cạnh nhà tôi,Cách nhau cái dậu mùng tơi xanh rờn.Hai người sống giữa cô đơn,Nàng như cũng có nỗi buồn giống tôi.Giá đừng có dậu mùng tơi,Thế nào tôi cũng sang chơi thăm nàng.Cho nên chàng chỉ dám nhẹ nhàng nằm mơ thôi:Tôi chiêm bao rất nhẹ nhàng...Có con bướm trắng thường sang bên này.Bướm ơi! Bướm hãy vào đây!Cho tôi hỏi nhỏ câu này chút thôi...Chả bao giờ thấy nàng cười,Nàng hong tơ ướt ra ngoài mái hiên.Cảnh mưa thì thật buồn, nhà thơ NB mô tả như sau:Tầm tầm giời cứ đổ mưa,Hết hôm nay nữa là vừa bốn hôm.Cô đơn buồn lại thêm buồn,Tạnh mưa bươm bướm biết còn sang chơi?Chàng gửi hồn cho bướm trắng để chịu tang khi biết nàng đãthành người thiên cổ. NB quả là một người si tình và lãng mạn,mặc dầu chàng chưa hề mặt mặt cầm tay nàng lấy một lần mà đãnghẹn ngào, đau sót và nói rằng mình đã yêu nàng. Thật đúng làchàng vừa si tình lại hết sức lãng mạn.Hỡi ơi! Bướm trắng tơ vàng!Mau về mà chịu tang nàng đi thôi! ...