Vị tướng văn võ song toàn và cuộc chinh phạt tới Hội An Nguyễn Nghiễm (1707 - 1775) - thân phụ của đại thi hào Nguyễn Du - là một tác gia Hán Nôm có đóng góp rất đa diện. Về sử học, ông có tác phẩm Việt sử bị lãm, về địa chí ông có tác phẩm Lạng Sơn Đoàn thành đồ. Riêng về mặt văn học, ông có tác phẩm văn xuôi Quân trung liên vịnh (hiện đã thất lạc) và một số bài văn bia (trong đó có tấm bia gia huấn Tích thiện gia huấn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguyễn Nghiễm Nguyễn NghiễmVị tướng văn võ song toàn và cuộc chinh phạt tới Hội AnNguyễn Nghiễm (1707 - 1775) - thân phụ của đại thi hào Nguyễn Du - là một tácgia Hán Nôm có đóng góp rất đa diện. Về sử học, ông có tác phẩm Việt sử bị lãm,về địa chí ông có tác phẩm Lạng Sơn Đoàn thành đồ. Riêng về mặt văn học, ôngcó tác phẩm văn xuôi Quân trung liên vịnh (hiện đã thất lạc) và một số bài văn bia(trong đó có tấm bia gia huấn Tích thiện gia huấn bi ký hiện đặt tại miếu làng TiênĐiền soạn năm 1765, khi ông đang giữ chức Binh bộ thị lang).Nguyễn Nghiễm có sở trường về Nôm. Cố Lê nhạc chương thi văn tập lục(A.1186 và VHv.2658, Viện Hán Nôm) có chép được 5 bản Nhạc chương Nômcủa các Nho thần triều Lê gồm Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Hoãn, Lê Quý Đôn,Nguyễn Huy Oánh, Mai Thế Uông. Đây là 5 bản Nhạc chương được tấu lên cùngvới âm nhạc trong lễ tế ở cung miếu họ Trịnh. Phát hiện về nhạc chương Nômđược dùng trong cung miếu nhà Trịnh mà tác giả là các bậc đại bút tiêu biểu chocác nho sĩ phong kiến sẽ bổ sung thêm cho những hiểu biết về văn học các thế kỷXVII và XVIII. Việc dùng nhạc chương Nôm trong nghi lễ cung miếu cũng nhưviệc các trí thức lớn của thời đại sáng tác nhạc chương Nôm theo yêu cầu của chúaTrịnh đặt trong bối cảnh văn hóa, xã hội và văn học bấy giờ, cho thấy đâ y là mộtthời đại tương đối cởi mở với nhiều xu hướng. Các bản Nhạc chương Nôm đời Lêcho thấy thời đại này đang xây dựng cho riêng một lề lối “y - quan - lễ - nhạc”khác Trung Hoa, khẳng định sự độc lập và riêng khác của văn hóa Việt, trong thếđối thoại với Trung Hoa. Đáng tiếc là sau đó, triều Nguyễn đã không nối tiếp đượcđiều này.Năm Ất Mùi (1775) trên đường chinh phạt, quân của Chúa Trịnh đã chiếm lĩnhHội An. Tả tướng quân Nguyễn Nghiễm bấy giờ đã cùng các tướng lĩnh đề thơ ởMiếu Quan Công (nay gọi là Chùa Ông) tại Hội An. Nguyễn Nghiễm mở đầu bằngbài xướng, sau đó các Tiến sĩ Uông Sĩ Điển và Nguyễn Lệnh Tân họa theo nguyênvận. Chùm thơ đề vịnh đó đã được khắc vào một biển gỗ sơn màu đỏ hiện còn treongay tại bái đường của Miếu Quan Công ở Hội An.Bài thơ đề vịnh Miếu Quan Công của Nguyễn Nghiễm là một bài thơ thuộc thể tàiđề vịnh. Và cũng là một trong số ít bài thơ chữ Hán của Nguyễn Nghiễm màchúng ta còn biết được.Tâm sự trước thời cuộcTheo Nguyễn Phước Tương thì “thực sự quân Trịnh đã gây cảnh đổ nát nặng nềcho cảng thị Hội An và chỉ chừa lại cách kiến trúc tín ng ưỡng như miếu QuanCông, chùa Phật Quan Âm, cung Thiên Hậu, hội quán D ương Thương, đình VạnThọ ...” (tập san Văn hóa Hội An, tháng 9/1998). Bài thơ của Nguyễn Nghiễmkhông những cho thấy một Quan Công Miếu vẫn còn đó sau cơn binh lửa. Và cònhơn thế, Nguyễn Nghiễm, vị tướng cầm quân đã đến thăm đền và gửi gắm tâm sựcủa mình trước thời cuộc, mượn chuyện Quan Vân Trường chỉ có nhà Hán để nóilòng mình chỉ có nhà Lê, mượn chuyện dưới mắt Vân Trường không có chuyện“tam phân thiên hạ” để nói chuyện không có Đàng Trong - Đàng Ngoài, không cóTrịnh - Nguyễn mà chỉ có nhà Lê.Đó là tâm sự mà Hy Tư Nguyễn Nghiễm ký thác, và thể hiện tấm lòng trung quâncủa ông. Dưới đây là toàn văn các bài thơ này, mở đầu là bài của Nguyễn NghiễmSư để Hội An phố đề Quan Phu Tử miếuPhiên âm:Niết ngột Viêm đồ khảng khái thânĐào viên huynh đệ tức quân thầnTrực tương trung nghĩa sư thiên cổVô luận anh hùng địch vạn nhânTâm thượng Cao, Quan hoàn nhất thốngMục trung Ngô, Nguỵ thất tam phânChí kiêm vạn quốc đồng chiêm phụngPhỉ trực nguy nhiên hải thượng thầnDịch nghĩa:Đưa quân đến phố Hội An đề miếu Quan phu tửCơ đồ nhà Hán chông chênh, (ngài) tỏ tấm thân khảng khái,Anh em nơi vườn Đào, cũng là vua tôi (của nhau),Nêu tấm gương trung nghĩa, thầy của muôn đời.Chẳng kể anh hùng, sức địch vạn người,Tấm lòng hướng về Cao, Quang, mong giang sơn quy về một mốiTrong mắt nước Ngô nước Ngụy không còn chia làm baCho đến ngày nay, muôn nước cùng chiêm bái kính phụngVòi vọi nguy nga như vị thần trên biển.Vào tiết Đoan Dương, năm Ất Mùi, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 36 (1775). Tiến sĩkhoa Tân Hợi, Đặc tiến Kim tử vinh lộc đại phu, phụng sai Tả tướng quân, Nhậpthị Tham tụng Hộ Bộ Thượng thư, Tri Đông các kiêm Trung thư gián s ử tổng tài,Đại Tư đồ, trí sĩ khởi phục, Trung tiệp quân quản chưởng …Xuân Quận côngNguyễn Nghiễm, Hy Tư viết.Bài họa của Uông Sĩ Điển:Phiên âm:Phụng bình Nam Giới vụ kinh Hội An phố đề Quan Phu tử miếu thiVị quốc đan tâm hứa quốc thânNghĩa tai! Tư đệ. Tiết tư thần.Anh thanh phỉ đán Thục tam tháoTrung liệt đương cầu cổ nhất nhânTrực bả Viêm đồ vi kỷ trái,Khẳng giao xích đỉnh hứa thuỳ phânGiác oa thế sự đô trần tíchChính khí dương dương vạn cổ thầnDịch nghĩa:Vâng lệnh đi dẹp biên giới Phương Nam, qua phố Hội Anđề thơ Miếu Quan Phu tửLòng son vì nước, đem thân vì nướcTrung nghĩa thay! Người em ấy. Khí tiết thay! Người bề tôi ấy.Tiếng anh hùng không ...