Danh mục

NGUYÊN NHÂN ĐẺ KHÓ

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 187.15 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đẻ khó là cuộc đẻ cần có sự can thiệp của người thầy thuốc. Đẻ khó có thể gây hậu quả bệnh tật, tử vong cho sản phụ và thai nhi. Để hạn chế đến mức thấp nhất tai biến của các cuộc đẻ khó, người thầy thuốc sản khoa phải nắm chắc các nguyên nhân gây đẻ khó, phân loại các nguy cơ trong quá trình quản lý thai nghén 3 tháng cuối, lúc chuyển dạ, chẩn đoán được các nguyên nhân gây đẻ khó để xây dựng phương án xử trí tốt nhất cho từng sản phụ. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NGUYÊN NHÂN ĐẺ KHÓ ĐẺ KHÓ 1. MỞ ĐẦU Đẻ khó là cuộc đẻ cần có sự can thiệp của người thầy thuốc. Đẻ khó có thể gây hậu quả bệnh tật, tử vong cho sản phụ và thai nhi. Để hạn chế đến mức thấp nhất tai biến của các cuộc đẻ khó, người thầy thuốc sản khoa phải nắm chắc các nguyên nhân gây đẻ khó, phân loại các nguy c ơ trong quá trình quản lý thai nghén 3 tháng cuối, lúc chuyển dạ, chẩn đoán được các nguyên nhân gây đẻ khó để xây dựng phương án xử trí tốt nhất cho từng sản phụ. 2. ĐẺ KHÓ DO CƠN CO TỬ CUNG 2.1. Sinh lý cơn co tử cung Trong thai kỳ, đặc tính của cơ tử cung thường tăng khả năng co bóp. Người ta nhận thấy có sự gia tăng một số chất như oxytocin, prostaglandin, angiotensin, serotonin, acethylcholin, adrenalin, noradrenalin..., đ ến quý 3 của thai kỳ nên có một vài cơn co sinh lý bình thường không gây giãn cổ tử cung xuất hiện. Chúng được gọi là cơn co Braxton - Hicks. Trong quá trình chuyển dạ thực sự thì các cơn co tử cung thường xuất hiện một cách nhịp nh àng và tăng dần về cường độ, tần số và biên độ và làm giãn cổ tử cung. Cơn co tử cung thường được phát hiện bằng cảm giác đau của người mẹ. Lúc cường độ cơn co tử cung ≥ 25 mm Hg, bất kể cơn co Braxton - Hicks ít khi hoặc không gây ra cảm giác đau cho sản phụ. Ngoài cảm giác đau của sản phụ, muốn phát hiện cơn co tử cung thì cần bắt cơn co bằng cách người thầy thuốc đặt tay lên bụng sản phụ (lúc cơn co tử cung đạt trị số ≥ 20 mmHg). Hiện nay sau các công trình nghiên cứu của Caldeyro - Barcia, Alvarez ở Montévideo (Uruguay), người ta đánh giá cơn co tử cung bằng đơn vị Montévideo (U.M). Đây cũng chính là đơn vị tính hoạt độ tử cung. Hoạt độ tử cung bằng tích số của cường độ cơn co tử cung (mmHg) và tần số các cơn co tử cung (trong 10 phút). Qua khảo sát các tác giả đều nhận thấy rằng: - Đối với cơn co Braxton - Hicks thì hoạt độ tử cung < 50 U.M. - Lúc có chuyển dạ thực sự thì cường độ cơn co tử cung trung bình là 28 mmHg, tần số là 3 cơn co trong 10 phút, hoạt độ tử cung khoảng 85 U.M. - Khi cổ tử cung mở hết, hoạt độ tử cung thường là 187 U.M. Cường độ mỗi cơn co tử cung khoảng 41 mmHg và tần số khoảng 4,2 cơn co trong 10 phút. Khi rặn sổ, cường độ cơn co khoảng 47 mmHg, tần số 5 cơn co tử cung trong 10 phút, hoạt độ trong thời điểm này là khoảng 235 U.M. Cơn co tử cung là động lực chính của cuộc đẻ và thường chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: - Tình trạng sức khoẻ chung của sản phụ, thai nhi và phần phụ của thai nhi. - Các thuốc tăng co, giảm co sử dụng trong chuyển dạ. - Tư thế nằm ngửa, tần số cơn co tử cung thường tăng hơn tư thế nằm nghiêng, tuy nhiên cơn co tử cung thường mạnh hơn ở tư thế nghiêng. Cơn co tử cung xuất phát từ 2 sừng tử cung, thường bắt đầu ở sừng phải, đi từ đáy tử cung xuống dưới, càng xuống dưới càng giảm về cường độ và biên độ. Khi có sự bất thường dẫn truyền cơn cothì dẫn đến rối loạn co bóp tử cung. Vào thời điểm bắt đầu cuộc chuyển dạ trương lực cơ bản của cơ tử cung khoảng 8 mmHg, tăng lên khoảng 12 mmHg khi cổ tử cung mở hết. Trong trường hợp trương lực cơ tử cung tăng bất thường có thể làm chậm quá trình xoá mở cổ tử cung, gây nên đẻ khó. Tăng trương lực cơ tử cung thường xảy ra sau cơn co tử cung cường tính, tuy nhiên cũng có thể xuất hiện đơn lẻ. Một cuộc chuyển dạ tiến triển bình thường khi cơn co tử cung bình thường nghĩa là phải nhịp nhàng có lúc nghỉ, không mạnh quá và không yếu quá, trương lực của tử cung không cao, nhịp độ và cường độ của các cơn co ngày càng tăng, khoảng cách giữa hai cơn co ngày càng ngắn lại. Có 2 loại đẻ khó do rối loạn cơn co tử cung: - Đẻ khó do tăng trương lực cơ bản của tử cung (chú ý: loại này cũng đồng nghĩa với đẻ khó do cơn co tử cung tăng). - Đẻ khó do cơn co tử cung giảm. 2.2. Đẻ khó do cơn co tử cung tăng Khi có sự tăng co bóp cơ tử cung quá mức bình thường tức là thời gian co dài hơn bình thường, cường độ cơn co mạnh hơn, khoảng cách giữa hai cơn co ngắn làm sản phụ kêu la, đau nhiều. Trong khi đó, trương lực cơ bản vẫn bình thường giữa các cơn co. 2.2.1. Nguyên nhân Thường gặp là nhóm nguyên nhân cơ học như: - Bất tương xứng giữa thai nhi và khung chậu. - Khối u tiền đạo. - Cổ tử cung khó mở (do viêm cổ tử cung, đốt cổ tử cung, phẫu thuật Manchester, khoét chóp cổ tử cung, sẹo cổ tử cung do rách cũ, phù nề cổ tử cung do thăm khám âm đạo nhiều lần trong chuyển dạ...) - Tử cung kém phát triển, tử cung xơ hoá (thường ở sản phụ lớn hơn 35 tuổi), dị dạng tử cung (tử cung đôi...) - Rau bong non - Đa ối, đa thai làm cho thể tích tử cung tăng lên bất thường. - Đoạn dưới tử cung kém phát triển. - Sử dụng thuốc tăng co tử cung không đúng chỉ định. (Oxytocin, Prostaglandin) - Các nguyên nhân về thần kinh, thay đổi tâm sinh lý người mẹ như tinh thần sản phụ không ổn định, lo lắng nhiều v.v. - Các nguyên nhân khác về thai và phần phụ thai như: thai to toàn bộ hoặc từng phần (não úng thuỷ), ngôi thai, kiể ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: