Danh mục

Nguyên nhân gây viêm xoang

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 149.34 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nguyên nhân gây viêm xoang Viêm xoang (VX) là một bệnh gặp khá phổ biến ở nước ta. Trẻ em và người trưởng thành đều có thể bị VX, nhưng tỷ lệ người trưởng thành mắc bệnh này cao hơn nhiều so với trẻ nhỏ. VX có thể gặp quanh năm nhưng mùa đông - xuân thì có số lượng người mắc nhiều hơn, đặc biệt là bệnh VX có liên quan đến dị ứng. Tại sao bị viêm xoang? Xoang là một hệ thống xương rỗng thuộc hộp sọ và nối tiếp, liên thông với nhau. Có nhiều xoang...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguyên nhân gây viêm xoangNguyên nhân gây viêm xoangViêm xoang (VX) là một bệnh gặp khá phổ biến ở nước ta. Trẻ em và ngườitrưởng thành đều có thể bị VX, nhưng tỷ lệ người trưởng thành mắc bệnhnày cao hơn nhiều so với trẻ nhỏ.VX có thể gặp quanh năm nhưng mùa đông - xuân thì có số lượng người mắcnhiều hơn, đặc biệt là bệnh VX có liên quan đến dị ứng.Tại sao bị viêm xoang?Xoang là một hệ thống xương rỗng thuộc hộp sọ và nối tiếp, liên thông với nhau.Có nhiều xoang như: xoang hàm, xoang trán, xoang bướm và xoang sàn. Cónhiều nguyên nhân gây nên VX như bị viêm nhiễm làm cho sự lưu thông khôngkhí giữa các xoang bị ứ trệ, chất nhầy ở niêm mạc các xoang tiết ra không đượclưu thông tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển. Đối với vi khuẩn thì cómột số bình thường sống ký sinh ở trong xoang không gây bệnh, nhưng khi gặpđiều kiện thuận lợi thì chúng trở nên gây bệnh (ví dụ do niêm mạc xoang bị tắcnghẽn, bị viêm nhiễm do virút…). Người ta gọi các loại vi khuẩn này là vi khuẩngây bệnh cơ hội. VX cũng hay gặp ở những người bệnh có cơ địa dị ứng (gặpphải thức ăn có tính chất gây dị ứng, phấn hoa, hóa chất, đang bị dị ứng như:mề đay, chàm, tổ đỉa, viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng kéo dài…) làm cho niêmmạc các xoang bị phù nề gây chít hẹp hoặc tắc nghẽn tạo điều kiện cho vi sinhvật phát triển rồi gây bệnh. Người ta cũng gặp VX do bị sâu răng, nhiễm trùngrăng, đặc biệt là ở hàm trên; người có sức đề kháng kém như người cao tuổi, trẻem còi xương suy dinh dưỡng, những người mắc bệnh đường hô hấp mạn tínhkéo dài (viêm phế quản mạn tính, hen phế quản, giãn phế quản…). Nhữngngười dùng kháng sinh không hợp lý làm cho vi khuẩn kháng lại kháng sinh cũngrất có thể bị VX. Ngoài ra, người ta thấy môi trường sống không trong sạch, khóibụi, khói bếp, khói thuốc lá cũng là những yếu tố thuận lợi dẫn đến VX.Biểu hiện của viêm xoangChúng ta có thể gặp VX cấp tính hoặc VX mạn tính. Về căn nguyên thì VX đượcchia thành 2 loại chính là VX do nhiễm khuẩn và VX dị ứng. Một số vi khuẩnthường gây VX như: S. pneumoniae, H.influenzae, S. pyogenes, P.aeruginosahoặc có cả Staphylococcus… Dù là VX thuộc loại gì đi nữa thì giai đoạn đầu cóthể có đau đầu, sốt, có khi sốt cao (gặp chủ yếu VX cấp ở trẻ em) nhưng hầu hếtlà sốt nhẹ, nhất là trong loại VX cấp tính. Đau đầu có thể kéo dài cả ngày lẫnđêm nhưng thường đau nhất là lúc nửa đêm về sáng. Đau đầu tăng lên lúc nửađêm về sáng là do chất nhầy tiết ra ở niêm mạc xoang bị ứ đọng lại làm tắcnghẽn. Đau nhức vùng hố mắt, thái dương cũng là triệu chứng hay gặp trongVX.Người bị VX thường bị nghẹt mũi (do mũi bị viêm nhiễm, phù nề), chảy mũi nướcvà có thể hắt hơi nhiều lần trong ngày, nhất là sáng sớm lúc mới ngủ dậy. Chấttiết ra từ xoang sẽ chảy xuống họng làm người bệnh có cảm giác khó chịu hoặcgây ngứa họng. Nhiều trường hợp VX kèm theo viêm mũi làm cho rối loạn khứugiác như không ngửi được mùi hoặc ngửi không chính xác mùi. VX có thể dosâu răng và khi xoang bị viêm nhiễm do vi khuẩn làm mưng mủ trong xoang vàmủ chảy ra ở họng, mũi làm cho hơi thở của người bệnh hôi, khó chịu cho cảngười bệnh lẫn người tiếp xúc. Nói chung, khi bị VX thường dễ bị lây lan từxoang này sang xoang khác do chúng có cấu tạo liên thông với nhau, người tathường dùng danh từ là viêm đa xoang (có nghĩa là nhiều xoang bị viêm cùngmột lúc). Trong các triệu chứng của VX, thường các xoang phía trước bị viêm(xoang hàm, xoang trán, xoang sàn trước…) thì triệu chứng thường rõ rệt hơnviêm các xoang ở phía sau. Những trường hợp VX mạn tính thường làm chongười bệnh mệt mỏi, khó chịu, hay bị đau đầu ê ẩm. VX cấp tính mà không pháthiện và điều trị sớm, dứt điểm thường chuyển thành VX mạn tính. Hậu quả củaVX không được điều trị dứt điểm có thể đưa đến nhiều bệnh nguy hiểm như ápxe não, mờ mắt do viêm thị thần kinh nhãn cầu… Một đặc điểm nữa cũng cầnlưu ý là VX rất dễ bị tái phát, nhất là gặp lại những nguyên nhân gây VX từ banđầu.Làm gì để phòng bệnh viêm xoang?Khi đường hô hấp trên không được vệ sinh sạch sẽ thì tạo điều kiện cho các vikhuẩn sống ký sinh và sống phát triển. Vì vậy, cần vệ sinh răng, miệng thật tốtnhư đánh răng trước và sau khi ngủ dậy, súc họng nước muối sinh lý hàng ngày.Nếu bị viêm họng, viêm amiđan thì cần được điều trị dứt điểm không để bệnh trởthành mạn tính. Ở trẻ nhỏ khi bị viêm VA cần được khám và làm theo chỉ địnhcủa bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng (nạo VA). Người lớn và trẻ em khi bị sâurăng, viêm chân răng, viêm lợi, mủ chân răng cần được khám và điều trị khôngđể bệnh trở thành mạn tính rất dễ gây nên VX kèm theo. Những người bị bệnh dịứng, nhất là bệnh dị ứng có liên quan đến đường hô hấp trên như hen phế quản,viêm mũi dị ứng, VX dị ứng... cần được khám và điều trị dứt điểm. Mùa lạnhcũng rất cần giữ ấm cổ, không nên tắm nước lạnh. Cần có môi trường sốngtrong sạch, ra đường nên đeo khẩu trang để tránh bụi bẩn. Không nên hút thuốclá, thuốc lào, đặc biệt là những người đang bị viêm họng, VX, viêm ...

Tài liệu được xem nhiều: