![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Nguyên tắc biên soạn các câu trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá thực hành tiếng Nga
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 672.47 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Đề tài này tập trung chủ yếu vào loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan có nhiều lựa chọn. Lý do hạn chế nghiên cứu phát từ một thực tế là loại câu này được sử dụng rộng rãi, phổ biến nhất trong quá trình đánh giá kết quả học tập của người học vì nó có nhiều ưu điểm khi đánh giá một dải rộng các kiến thức, kỹ năng, tư duy từ thấp đến cao của một số đông người học, và tạo thuận lợi trong việc sử dụng công nghệ để triển khai việc đánh giá kết quả học tập. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguyên tắc biên soạn các câu trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá thực hành tiếng Nga NGUYÊN TẮC BIÊN SOẠN CÁC CÂU TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN TRONG KIỂM TRA-ĐÁNH GIÁ THỰC HÀNH TIẾNG NGA PGS.TS Trần Quang Bình I. Đặt vấn đề Trong quá trình dạy-học ngoại ngữ kiểm tra-đánh giá giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Và trên thực tế chúng ta vẫn tiến hành công việc đó một cách thường xuyên. Có rất nhiều phương thức để chúng ta tiến hành công việc kiểm tra-đánh giá. Trong các bài kiểm tra-đánh giá ngoại ngữ trong thời gian gần đây hình thức câu hỏi trắc nghiệm khách quan được sử dụng rất phổ biến. Trong lý thuyết trắc nghiệm khách quan có nhiều loại câu hỏi. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài báo này chúng tôi tập trung chủ yếu vào loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan có nhiều lựa chọn. Lý do hạn chế nghiên cứu phát từ một thực tế là loại câu này được sử dụng rộng rãi, phổ biến nhất trong quá trình đánh giá kết quả học tập của người học vì nó có nhiều ưu điểm khi đánh giá một dải rộng các kiến thức, kỹ năng, tư duy từ thấp đến cao của một số đông người học, và tạo thuận lợi trong việc sử dụng công nghệ để triển khai việc đánh giá kết quả học tập. II. Nguyên tắc biên soạn các câu trắc nghiệm khách quan Dù thiết kế câu hỏi trắc nghiệm theo dạng thức nào thì cũng phải dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản sau: 1) Nguyên tắc tập trung vào các mục tiêu học tập quan trọng. 2) Nguyên tắc gợi mở ở người học những kiến thức và kỹ năng liên quan đến mục tiêu học tập đã định sẵn. 3) Nguyên tắc không để những tồn tại làm cản trở hoặc kiềm chế khả năng của người học thể hiện sự đạt được mục tiêu học tập muốn đánh giá. Ngoài những nguyên tắc trên, trong quá trình triển khai nghiên cứu, chúng tôi cũng còn tuân thủ một số nguyên tắc khác mang tính đặc thù. Sau đây chúng tôi sẽ trình bày cụ thể hơn về những nguyên tắc đó. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống của môn học Để đảm bảo tính hệ thống, khi xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan chúng ta cần lựa chọn tổng thể những vấn đề cơ bản của hệ thống. Thí dụ, nếu xây dựng câu trắc nghiệm khách quan về các loại câu phức phụ thuộc trong tiếng Nga, cần phân bố các câu hỏi cho đều khắp các loại câu phức điển hình đó, tránh tình trạng chỉ nhằm vào một vài loại câu mà bỏ qua việc kiểm tra-đánh giá các loại câu khác. Hoặc như nếu muốn kiểm tra-đánh giá những kiến thức ngữ âm cơ bản nhất của tiếng Nga, không đi sâu vào những kiến thức hàn lâm, chúng ta cần yêu cầu người học phân biệt được các quy tắc 19 phát âm phụ âm theo tiêu chí “vô thanh - hữu thanh”, “cứng - mềm” và nguyên âm ở các vị trí có trọng âm, không có trọng âm trong ngữ âm tiếng Nga. Ngoài ra cũng tiến hành kiểm tra-đánh giá cả những kiến thức thực hành về trọng âm, ngữ điệu (5 ngữ điệu chính: ИК 1, ИК 2, ИК 3, ИК 4, ИК 5) tối thiểu để đảm bảo giao tiếp trong tiếng Nga. Nguyên tắc đảm bảo tính chính xác Để đảm bảo tính chính xác, khi xây dựng những câu trắc nghiệm khách quan cần dựa vào những tài liệu chính thống, có uy tín trong học thuật, tránh tình trạng sử dụng những vấn đề còn tranh cãi để đưa vào kiểm tra-đánh giá. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp với chương trình môn học Để đảm bảo nguyên tắc này, khi xây dựng những câu trắc nghiệm khách quan cần dựa trên: 1) chương trình tiếng Nga phổ thông, 2) chương trình tiếng Nga cơ sở hiện đang được thực hiện ở các cơ sở đào tạo ở VN để triển khai hệ thống từ vựng, ngữ pháp thông qua các loại hình bài tập. Nguyên tắc đảm bảo tính giao tiếp Tính giao tiếp thể hiện ở mọi dạng bài tập, mọi câu trong đề tài từ ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Những quy tắc phát âm nguyên âm, phụ âm, những kiến thức về trọng âm, ngữ điệu, các hiện tượng nhược hoá, vô thanh-hữu thanh… cần thiết để đảm bảo tính giao tiếp đều được đề cập đến trong các câu trắc nghiệm. Từ vựng thông dụng và ngữ pháp phổ thông hiện diện trong kiểm tra-đánh giá dưới dạng trắc nghiệm khách quan phải đảm bảo tính giao tiếp cho việc học tiếng Nga. Những văn bản với những loại hình bài tập triển khai sau đó, những bài tập có nội dung đất nước học đều mang tính giao tiếp cao và phục vụ trực tiếp nhu cầu của người học tiếng Nga. Ngoài ra, những bài tập tình huống là những bài tập hiển thị rõ nhất tính giao tiếp. Những tình huống được lựa chọn trong đề tài là những tình huống tương đối điển hình, thường gặp trong cuộc sống sinh hoạt thường nhật. III. Cấu trúc câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn Khi triển khai nghiên cứu, chúng tôi đặc biệt chú ý đến cấu trúc của câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn. Trong cấu trúc đó bao gồm: 1) Câu dẫn: Câu dẫn là phần để đặt câu hỏi, đề ra nhiệm vụ mà người học phải thực hiện 2) Các phương án lựa chọn: Chúng ta cố gắng xây dựng 3-4 phương án lựa chọn cho mỗi câu dẫn. Các phương án lựa chọn được đánh số thứ tự bằng các ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguyên tắc biên soạn các câu trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá thực hành tiếng Nga NGUYÊN TẮC BIÊN SOẠN CÁC CÂU TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN TRONG KIỂM TRA-ĐÁNH GIÁ THỰC HÀNH TIẾNG NGA PGS.TS Trần Quang Bình I. Đặt vấn đề Trong quá trình dạy-học ngoại ngữ kiểm tra-đánh giá giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Và trên thực tế chúng ta vẫn tiến hành công việc đó một cách thường xuyên. Có rất nhiều phương thức để chúng ta tiến hành công việc kiểm tra-đánh giá. Trong các bài kiểm tra-đánh giá ngoại ngữ trong thời gian gần đây hình thức câu hỏi trắc nghiệm khách quan được sử dụng rất phổ biến. Trong lý thuyết trắc nghiệm khách quan có nhiều loại câu hỏi. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài báo này chúng tôi tập trung chủ yếu vào loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan có nhiều lựa chọn. Lý do hạn chế nghiên cứu phát từ một thực tế là loại câu này được sử dụng rộng rãi, phổ biến nhất trong quá trình đánh giá kết quả học tập của người học vì nó có nhiều ưu điểm khi đánh giá một dải rộng các kiến thức, kỹ năng, tư duy từ thấp đến cao của một số đông người học, và tạo thuận lợi trong việc sử dụng công nghệ để triển khai việc đánh giá kết quả học tập. II. Nguyên tắc biên soạn các câu trắc nghiệm khách quan Dù thiết kế câu hỏi trắc nghiệm theo dạng thức nào thì cũng phải dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản sau: 1) Nguyên tắc tập trung vào các mục tiêu học tập quan trọng. 2) Nguyên tắc gợi mở ở người học những kiến thức và kỹ năng liên quan đến mục tiêu học tập đã định sẵn. 3) Nguyên tắc không để những tồn tại làm cản trở hoặc kiềm chế khả năng của người học thể hiện sự đạt được mục tiêu học tập muốn đánh giá. Ngoài những nguyên tắc trên, trong quá trình triển khai nghiên cứu, chúng tôi cũng còn tuân thủ một số nguyên tắc khác mang tính đặc thù. Sau đây chúng tôi sẽ trình bày cụ thể hơn về những nguyên tắc đó. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống của môn học Để đảm bảo tính hệ thống, khi xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan chúng ta cần lựa chọn tổng thể những vấn đề cơ bản của hệ thống. Thí dụ, nếu xây dựng câu trắc nghiệm khách quan về các loại câu phức phụ thuộc trong tiếng Nga, cần phân bố các câu hỏi cho đều khắp các loại câu phức điển hình đó, tránh tình trạng chỉ nhằm vào một vài loại câu mà bỏ qua việc kiểm tra-đánh giá các loại câu khác. Hoặc như nếu muốn kiểm tra-đánh giá những kiến thức ngữ âm cơ bản nhất của tiếng Nga, không đi sâu vào những kiến thức hàn lâm, chúng ta cần yêu cầu người học phân biệt được các quy tắc 19 phát âm phụ âm theo tiêu chí “vô thanh - hữu thanh”, “cứng - mềm” và nguyên âm ở các vị trí có trọng âm, không có trọng âm trong ngữ âm tiếng Nga. Ngoài ra cũng tiến hành kiểm tra-đánh giá cả những kiến thức thực hành về trọng âm, ngữ điệu (5 ngữ điệu chính: ИК 1, ИК 2, ИК 3, ИК 4, ИК 5) tối thiểu để đảm bảo giao tiếp trong tiếng Nga. Nguyên tắc đảm bảo tính chính xác Để đảm bảo tính chính xác, khi xây dựng những câu trắc nghiệm khách quan cần dựa vào những tài liệu chính thống, có uy tín trong học thuật, tránh tình trạng sử dụng những vấn đề còn tranh cãi để đưa vào kiểm tra-đánh giá. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp với chương trình môn học Để đảm bảo nguyên tắc này, khi xây dựng những câu trắc nghiệm khách quan cần dựa trên: 1) chương trình tiếng Nga phổ thông, 2) chương trình tiếng Nga cơ sở hiện đang được thực hiện ở các cơ sở đào tạo ở VN để triển khai hệ thống từ vựng, ngữ pháp thông qua các loại hình bài tập. Nguyên tắc đảm bảo tính giao tiếp Tính giao tiếp thể hiện ở mọi dạng bài tập, mọi câu trong đề tài từ ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Những quy tắc phát âm nguyên âm, phụ âm, những kiến thức về trọng âm, ngữ điệu, các hiện tượng nhược hoá, vô thanh-hữu thanh… cần thiết để đảm bảo tính giao tiếp đều được đề cập đến trong các câu trắc nghiệm. Từ vựng thông dụng và ngữ pháp phổ thông hiện diện trong kiểm tra-đánh giá dưới dạng trắc nghiệm khách quan phải đảm bảo tính giao tiếp cho việc học tiếng Nga. Những văn bản với những loại hình bài tập triển khai sau đó, những bài tập có nội dung đất nước học đều mang tính giao tiếp cao và phục vụ trực tiếp nhu cầu của người học tiếng Nga. Ngoài ra, những bài tập tình huống là những bài tập hiển thị rõ nhất tính giao tiếp. Những tình huống được lựa chọn trong đề tài là những tình huống tương đối điển hình, thường gặp trong cuộc sống sinh hoạt thường nhật. III. Cấu trúc câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn Khi triển khai nghiên cứu, chúng tôi đặc biệt chú ý đến cấu trúc của câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn. Trong cấu trúc đó bao gồm: 1) Câu dẫn: Câu dẫn là phần để đặt câu hỏi, đề ra nhiệm vụ mà người học phải thực hiện 2) Các phương án lựa chọn: Chúng ta cố gắng xây dựng 3-4 phương án lựa chọn cho mỗi câu dẫn. Các phương án lựa chọn được đánh số thứ tự bằng các ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Quá trình dạy học ngoại ngữ Nguyên tắc biên soạn câu trắc nghiệm khách quan Kiểm tra đánh giá thực hành tiếng Nga Đổi mới phương pháp giảng dạy Nâng cao chất lượng giáo dụcTài liệu liên quan:
-
Phân tích trắc lượng thư mục (Bibliometrics) trong nghiên cứu khoa học
12 trang 453 2 0 -
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn tả cảnh cho học sinh lớp 5
10 trang 169 0 0 -
Ghi nhật ký – một hình thức đánh giá mới mẻ
4 trang 127 0 0 -
11 trang 109 0 0
-
5 trang 100 0 0
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp xây dựng thư viện sách điện tử
12 trang 98 0 0 -
120 trang 95 1 0
-
5 trang 94 0 0
-
Đổi mới phương pháp giảng dạy kỹ năng viết tiếng Anh ở trung học phổ thông Việt Nam
13 trang 93 0 0 -
Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay
194 trang 92 0 0