Nguyên tắc pháp quyền
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguyên tắc pháp quyền Nguyên tắc pháp quyền Bình đẳng và pháp luật Quyền bình đẳng trước pháp luật hay sự bảo vệ bình đẳng của luật như vẫn được phát biểu, là một yếu tố cơ bản đối với bất kỳ một xã hội công bằng và dân chủ nào. Bất kể giàu hay nghèo, dân tộc chiếm đa số hay thiểu số tôn giáo, liên minh chính trị của nhà nước hay phe đối lập, tất cả đều được hưởng sự bảo hộ bình đẳng của pháp luật. Nhà nước dân chủ không thể đảm bảo là cuộc sống sẽ đối xử bình đẳng với tất cả mọi người, và do đó nó cũng không có trách nhiệm để thực hiện điều đó. Tuy nhiên, John P. Frank - chuyên gia về luật hiến pháp đã viết: “Nhà nước không được áp đặt thêm các điều bất công cho xã hội trong bất kỳ hoàn cảnh nào, nhà nước cần phải đối xử công bằng và bình đẳng với tất cả mọi người dân của mình”. Không ai có quyền cao hơn luật, hơn nữa, luật chính là sáng tạo của con người chứ không phải là sự áp đặt lên con người. Công dân của thể chế dân chủ cầu viện tới luật vì họ hiểu rằng, bằng cách gián tiếp, họ đang cầu viện tới chính họ với t ư cách là những người đã tạo ra luật. Khi luật được xây dựng bởi chính người dân, những người phải phục tùng luật, thì khi đó cả luật và dân chủ sẽ cùng được thực thi. Đúng trình tự tố tụng Frank chỉ ra rằng tại bất kỳ xã hội nào trong lịch sử thì những người nắm quyền quản lý hệ thống tư pháp hình sự đều có khả năng dẫn tới sự lạm dụng và dễ có hành động bất công. Nhân danh nhà nước, các cá nhân có thể bị bỏ tù, tài sản bị tịch thu, bị hành hạ, bị đi đầy và bị hành quyết mà không có sự chứng minh hợp pháp, và thường cũng không có một kết tội công khai nào. Không có một xã hội dân chủ nào chấp nhận những lạm dụng như thế. Mọi nhà nước bắt buộc phải có quyền lực để duy trì trật tự và xử phạt tội phạm, nhưng các nguyên tắc và thủ tục để nhà nước thực thi pháp luật bắt buộc phải được công khai, rõ ràng, không che dấu, không tùy tiện, không được sử dụng vào mục đích chính trị của nhà nước. Các yêu cầu cơ bản để có quyền bình đẳng trước pháp luật trong một nền dân chủ là gì? * Cảnh sát không có quyền đột nhập và lục soát bất kỳ ngôi nhà của người dân nào nếu không có lệnh của tòa án với lý do rõ ràng. Thể chế dân chủ không cho phép cảnh sát mật gõ cửa nhà dân vào lúc nửa đêm. * Không ai bị bắt, giam giữ nếu không có văn bản rõ ràng chỉ ra sự vi phạm. Những người đó không những phải được biết lý do chính xác của sự kết tội chống lại họ mà còn phải được trả tự do ngay lập tức theo nguyên tắc lệnh đình quyền nếu tòa thấy sự kết tội đó không có chứng cứ và sự bắt giữ là vô lý. * Không được kéo dài thời gian giam giữ đối với người bị cho là có tội, họ cần phải được đưa ra xét xử trước công luận một cách không chậm trễ, được đối diện và chất vấn trước những người kết tội họ. * Nhà chức trách phải chấp nhận thả tự do khi người bị coi là có tội đã đóng tiền bảo lãnh hoặc trả tự do theo một số điều kiện nào đó trong khi chờ phiên tòa xét xử, nếu như ít có nguy cơ người đó trốn chạy hay gây thêm tội ác. Các hình phạt độc ác hay bất thường so với truyền thống hay quy luật của xã hội phải được ngăn cấm. * Không ai có thể bị cưỡng ép tự làm chứng chống lại họ. Cần phải nghiêm cấm tuyệt đối mọi hành động tự kết tội một cách cưỡng bức. Như một hệ quả tất yếu, cảnh sát không được sử dụng sự hành hạ hoặc sự lạm dụng về thân thể hay tinh thần đối với người bị tình nghi trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Hệ thống luật pháp trong đó ngăn cấm sự thú tội cưỡng bức sẽ làm giảm ngay lập tức động cơ của cảnh sát sử dụng sự hành hạ, đe dọa hoặc bất kỳ một hình thức lạm dụng nào để có được thông tin, ngay cả tòa án cũng không cho phép đưa các thông tin kiểu đó ra trước tòa xét xử để chứng minh. * Mọi người đều không thể bị kết tội kép: không thể bị kết tội hai lần cho cùng một tội. Bất kỳ người nào đã được tòa xử vô tội đều có thể không bao giờ bị kết tội lại với cùng hành vi đó. * Để tránh khả năng lạm dụng quyền của các nhà chức trách nên mọi quy định về luật hồi tố đều bị bãi bỏ. Luật hồi tố là các luật được xây dựng sau khi đã xảy ra sự kiện để người nào đó có thể bị kết án cho dù điều luật đó không có hiệu lực vào thời điểm xảy ra sự kiện). * Bị đơn có thể có thêm sự bảo hộ để chống lại các cưỡng bức của nhà nước. Ví dụ tại Hoa Kỳ, người bị kết tội có quyền có luật sư làm đại diện cho họ trong suốt quá trình tiến hành tố tụng kể cả khi chính bản thân họ không đủ tiền để chi phí cho sự đại diện hợp pháp đó. Cảnh sát phải thông báo cho người bị tình nghi về các quyền của họ vào lúc bị bắt, kể cả quyền có luật s ư, quyền giữ im lặng (để tránh cưỡng bức nhận tội). Một thủ đoạn bất công th ường thấy là kết tội các bên đối lập vào tội phản bội tổ quốc. Do đó, tội phản quốc bắt buộc phải được giới hạn một cách thận trọng về định nghĩa để nó không bị lợi dụng trở thành vũ khí dập tắt mọi phê phán, góp ý đối với chính phủ. Các giới hạn đó không có nghĩa l à nhà nước thiếu quyền lực cần thiết để thực thi luật pháp và trừng phạt tội phạm. Mà ngược lại, hệ thống tư pháp hình sự trong một xã hội dân chủ sẽ đạt được hiệu quả khi sự quản lý của nó được chính người dân đánh giá là công bằng và có tác dụng bảo vệ quyền của mỗi cá nhân cũng nh ư lợi ích chung của xã hội. Các thẩm phán có thể được chỉ định hay được bầu cho một nhiệm kỳ giới hạn hoặc vô hạn. Dù thẩm phán được chọn theo cách nào đi chăng nữa thì điều cốt yếu là họ phải độc lập, không bị phụ thuộc vào thế lực chính trị cầm quyền để đảm bảo tính vô tư trong công việc. Các thẩm phán không thể bị cách chức chỉ vì các lý do không quan trọng hay chỉ thuần túy vì chính trị, họ chỉ bị cách chức khi phạm các tội nghiêm trọng hoặc có hành động nguy hiểm và việc kết tội phải được tiến hành theo đúng các thủ tục tố tụng, chẳng hạn như thông qua quá trình luận tội và đưa ra tòa xét xử. Hiến pháp Nền tảng chính xây dựng nên một chính phủ dân chủ là hiến pháp - đó là sự tuyên bố chính thức các quy định, các giới hạn, các ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
luật học tài liệu học luật lý thuyết luật giáo trình ngành luật bài giảng ngành luậtGợi ý tài liệu liên quan:
-
TÍNH HỢP LÝ CỦA VĂN BẢN QUI PHẠM PHÁP LUẬT QUA BỘ LUẬT NAPOLEON 1804
18 trang 117 0 0 -
Luận văn tốt nghiệp: Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế
108 trang 114 0 0 -
Luật Tục - Tội giết người trong luật tục
22 trang 67 0 0 -
Tài liệu Luật tố tụng hành chính
0 trang 40 0 0 -
Báo cáo Triết học pháp luật trong hệ thống các khoa học pháp lý
8 trang 40 0 0 -
Tổng hợp đề thi môn Luật ngân hàng
5 trang 40 1 0 -
48 trang 32 0 0
-
Tổng hợp đề thi môn Luật Tố tụng hành chính
24 trang 32 0 0 -
ĐỀ THI LUẬT HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH – ĐỀ SỐ 3
3 trang 30 0 0 -
3 trang 29 0 0
-
Báo cáo Sự thay đổi về thu nhập của người lao động dư thừa ở Hà nội
9 trang 29 0 0 -
Báo cáo Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp: Nghiên cứu so sánh các tiêu chí và phương pháp
10 trang 29 0 0 -
Hiến pháp của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ & chú thích
51 trang 29 0 0 -
Đề cương ôn tập môn Luật Hành chính Việt Nam – Phần 5
31 trang 29 0 0 -
57 trang 27 0 0
-
Học thuyết phân chia quyền lực nhà nước
23 trang 26 0 0 -
Báo cáo Một số vấn đề về phân chia đơn vị hành chính - lãnh thổ
8 trang 26 0 0 -
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LUẬT HÀNH CHÍNH
33 trang 26 0 0 -
Hiến pháp của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
48 trang 25 0 0 -
LUẬN VĂN: Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế
104 trang 23 0 0