Danh mục

Nguyễn Trãi Cứu Nước Cứu Dân Bằng Con Đường Nhân Bản Dân Tộc

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 228.12 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lâm Văn Trung Khi chọn Nguyễn Trãi làm chủ đề cho trại Về Nguồn lần thứ 12, chúng tôi được một số vị tán thưởng và đồng thời cũng nhận được lời khuyến cáo là sẽ gặp phải khó khăn vì đề tài quá rộng lớn. Nguyễn Trãi không chỉ là một nhà quân sư lỗi lạc, một chiến lược gia có tài mà còn là một nhà văn hóa vĩ đại: Ở ông là một kho tàng lớn về thi ca, âm nhạc và hội ho.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguyễn Trãi Cứu Nước Cứu Dân Bằng Con Đường Nhân Bản Dân Tộc Nguyễn Trãi Cứu Nước Cứu DânBằng Con Đường Nhân Bản Dân TộcLâm Văn TrungKhi chọn Nguyễn Trãi làm chủ đề cho trại Về Nguồn lần thứ 12, chúng tôi được một sốvị tán thưởng và đồng thời cũng nhận được lời khuyến cáo là sẽ gặp phải khó khăn vì đềtài quá rộng lớn. Nguyễn Trãi không chỉ là một nhà quân sư lỗi lạc, một chiến lược gia cótài mà còn là một nhà văn hóa vĩ đại: Ở ông là một kho tàng lớn về thi ca, âm nhạc và hộiho.a. Rất nhiều cuốn sách, bài báo nói về ông, ca tụng ông mà vẫn không thể nói hết đượcvề con người tài hoa ấy.Chúng tôi cũng rất dè dặt nên chỉ đề cập thô thiển, ngắn gọn trong phạm vi bài chủ đề cốtđể các bạn thanh niên thấy được nhờ đâu mà nắn đúc được con người thiên tài đó và conngười đó đã thể hiện một cách toàn vẹn truyền thống dân tộc qua cuộc sống, qua sứ mệnhcứu dân cứu nước và qua nhân sinh quan. Đó có phải là truyền thống NHÂN BẢN,NHÂN CHỦ xuyên suốt từ thời vua Hùng dựng nướcđến thời đại Lý, Trần qua sự dung hóa tam giáo Nho-Phật-Lão thành một đặc thù tưtưởng của người Việt. Lời không đạt ý và ý cũng không đạt hết tư duy của Nguyễn Trãi,một con người xuất chúng, nên chúng tôi kính mong quý vị chỉ điểm cho những sai sótcủa chúng tôi.Sau đây chúng tôi xin đề cập đến thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Trãi, kế đến là bagiai đoạn của cuộc đời ông liên quan đến đặc thù tư tưởng Việt và sau cùng là vài nhậnđịnh của chúng tôi.Thân thế và sự nghiệp của Nguyễn TrãiNguyễn Trãi sinh ra ở Thăng Long vào năm Canh Thân 1380, hiệu Ức Trai, người gốclàng Nhị Khê, huyện Thường Phúc, tỉnh Hà Đông. Thân phụ ông là Nguyễn Ứng Long(sau khi ra làm quan với nhà Hồ đổi tên là Nguyễn Phi Khanh), thân mẫu là bà Trần ThịThái con gái quan Tư đồ Trần Nguyên Đán. Năm lên sáu tuổi mồ côi mẹ, Nguyễn Trãikhi thì sống với cha ở Nhị Khê, khi thì về với ông ngoại ở Côn Sơn (tức núi Hanh, làngChi Ngãi, tỉnh Hải Dương) để học hành.Năm Mậu Thìn 1388, cha ông cùng với một số sĩ phu trong đó có ông nội và bác ruột củaông là Nguyễn Công Luật và Nguyễn Bát Sách âm mưu lật đổ bè cánh gian thần của HồQuý Ly bị bại lô.. Mọi người đều bị giết duy có cha ông và ông nội trốn thoát vào ThanhHóa. Sau một thời gian yên ổn mới dám trở về Nhị Khê. Mùa đông năm 1390, ông buồnrầu thê lương vì vừa qua tang mẹ, đến tang ông nội và ông bác, nay lại là tang ông ngoại,người mà ông rất mực kính yêu và đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc đời ông. Năm CanhThìn 1400, sau khi bàn bạccùng cha đặt nợ nước trên tình nhà, hai cha con ông đã đồng ý ra hợp tác với nhà Hồ.Năm ấy ông đỗ tiến sĩ. Năm sau ông được cử làm Chánh Chưởng Ngự Sử Đài, còn chaông được cử làm Học Sĩ Hàn Lâm Viện kiêm chức Tư Nghiệp Quốc Tử Giám.Từ khi thoán đoạt ngôi vua Trần Thiếu Đế, Quý Ly đổi từ họ Lê sang họ gốc là Hồ QuýLy, lấy quốc hiệu là Đại Ngu, khởi sự nhiều cuộc cải cách gấp rút, táo bạo trong nướcgây bất bình, oán thán khắp nơi, nhất là giới hoàng tộc nhà Trần. Đây là cơ hội cho nhàMinh lợi dụng danh nghĩa phù Trần diệt Hồ để đem quân xâm lăng nước ta. Tuy nhàHồ có phòng bị nhưng vì chưa kịp thu phục nhân tâm và củng cố chính quyền nên quânMinh đánh đâu thắng đó. Cuối cùng cha con Hồ Quý Ly và một số quan chức bị bắt dẫnđi đày trong đó có Nguyễn Phi Khanh. Nguyễn Trãi theo hầu cha đến cửa ải Nam Quan,được cha dặn dò về lo việc phục quốc và báo thù nhà. Khi giã biệt cha trở về, NguyễnTrãi trải qua nhiều gian nan, nguy hiểm đi khắp nơi đằng đẳng 10 năm trời, ông chứngkiến bao cảnh hãi hùng, thê lương mà quân Minh áp đảo đầy đọa nhân dân, bao nhiêu đềnđài miếu mạo bị phá hủy, bao nhiêu sách vở văn hóa bị đốt sạch:Độc ác thay trúc Nam Sơn không ghi hết tội,Dơ bẩn thay nước Đông Hải không rửa hết mùi ...(Bình Ngô Đại Cáo)Trong nước nhiều nhóm khởi nghĩa như Giản Định Đế (Trần Ngỗi), Trần Quý Khoáng,Đinh Tôn Nhân, Lê Văn Linh... đã nổi lên ở từng địa phương đều bị quân Minh đàn áp dãman. Sau khi nghiên cứu tình hình địch và các nhóm kháng chiến, Nguyễn Trãi đã quyếtđịnh cùng với người em bên họ ngoại là TrầnNguyên Hãn (cháu nội Trần Nguyên Đán) vào Lam Sơn phò Lê Lơ.i. Ông dâng lên LêLợi tập Bình Ngô Sách và thuyết phục Lê Lợi dùng nhân nghĩa đối với tướng sĩ, dùngcông tâm để lấy thành. Ông đề ra ba phương sách uyển chuyển giữa quân sự và chính trị:công tâm là thượng sách, vừa công thành vừa công tâm là trung sách, công thành là hạsách (ba phương cách này phù hợp với ba đường lối trị nước là đế đạo, vương đạo và báđạo). Đinh Liệt có ghi lại bài thơ ca tụng Bình Ngô Sách, được dịch ra quốc âm như sau:Nguyễn Trãi thực uyên bác,Diệu kế đánh vào lòng (công tâm)Lá rừng thành thiên hịch(Nguyễn Trãi cho dùng mật viết lên lá rừng câu Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần đểkiến đục thành chữ). Bình Định Vương Lê Lợi phong cho Nguyễn Trãi chức TuyênPhụng Đại Phu thừa chỉ học sĩ Hàn Lâm Viện. Nguyễn Trãi đưa ra nhiều chiến lược, sáchlược cho Lê Lơ.i. Năm 1423 Nguyễn Trãi khuyên Lê Lợi rút quân về Lam Sơn để bảotoàn và gây dựng thêm lực lượng, một mặt ông viết thư hòa hoãn với tướng Minh là TrầnTrí và Sơn Tho.. Năm 1424 ông đề nghị nghĩa quân dùng kế hư thực, giả danh tiến đánhNghệ An nhưng thực ra đại quân chia ba ngả tiến đánh Trà Lung. Đồng thời bằng đườngngoại giao Nguyễn Trãi viết thư cho Sơn Thọ nêu lên điều cơ bản làm người trung nghĩavà danh tiết và vạch những mâu thuẫn để chia rẽ đi.ch. Ông dùng lời lẽ lúc cương lúc nhuvà cũng không màng nguy hiểm trực tiếp gặp các tướng Minh để thuyết phục. TướngMinh là Thái Phúc mở cửa xin hàng, giao thành Nghệ An cho nghĩa quân. Từ đó quân tathắng liên tiếp mọi nơi. Năm 1427 Lê Lợi tổ chức hộithề Đông Quan (Thăng Long) tha cho quân Minh về nước theo lời bàn nhân nghĩa củaNguyễn Trãi.Đầu năm 1428 , Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, miếu hiệu Thái Tổ, niên hiệu Thuận Thiên,quốc hiệu là Đại Việt. Nguyễn Trãi được phong tước Quan Phục Hầu. Nhưng chưa đầyhai năm sau nhà vua nghe bọn nịnh thần Đinh Bang Bảng, Lê Quốc Chí ... bức tử tướngTrần Nguyên Hãn ...

Tài liệu được xem nhiều: