Danh mục

Nguyễn Trường Tộ

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 177.48 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nguyễn Trường Tộ (1830 ? [1] – 1871), còn được gọi là Thầy Lân [2]; là một danh sĩ, kiến trúc sư [3], và là nhà cải cách xã hội Việt Nam ở thế kỷ 19. Thân thế và sự nghiệp Ông sinh trong một gia đình theo đạo Công giáo từ nhiều đời tại làng Bùi Chu[4], thuộc huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Thân phụ là Nguyễn Quốc Thư, một thầy thuốc Đông y, nhưng mất sớm[5]. Những năm học tập Thuở thiếu thời, Nguyễn Trường Tộ học chữ Hán với cha và các thầy ở trong...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguyễn Trường Tộ Nguyễn Trường Tộ Nguyễn Trường Tộ (1830 ? [1] – 1871), còn được gọi là Thầy Lân [2]; là mộtdanh sĩ, kiến trúc sư [3], và là nhà cải cách xã hội Việt Nam ở thế kỷ 19. Thân thế và sự nghiệp Ông sinh trong một gia đình theo đạo Công giáo từ nhiều đời tại làng BùiChu[4], thuộc huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Thân phụ là Nguyễn Quốc Thư, một thầy thuốc Đông y, nhưng mất sớm[5]. Những năm học tập Thuở thiếu thời, Nguyễn Trường Tộ học chữ Hán với cha và các thầy ở trongvùng: Tú Giai ở Bùi Ngõa, Cống Hữu ở Kim Khê và quan huyện Địa Linh về hưu ởTân Lộc. Ông thông minh, học giỏi, nên được truyền tụng là Trạng Tộ [6]. Thế nhưng,ông không đỗ đạt gì, có thể vì ông là người Công giáo nên không được đi thi, hoặc làông không muốn đi theo con đường khoa cử [7]. Sau khi thôi học, ông mở trường dạy chữ Hán tại nhà, rồi được mời dạy chữHán trong Nhà chung Xã Đoài (nay thuộc xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc, tỉnh NghệAn). Tại đây, ông được Giám mục người Pháp tên là Gauthier (tên Việt là Ngô GiaHậu, về Xã Đoài nhận nhiệm vụ từ năm 1846) dạy cho học tiếng Pháp và giúp cho cómột số hiểu biết về các môn khoa học thường thức của phương Tây[8]. Cuối năm 1858, ông đi cùng Giám mục Gauthier vào vào Đà Nẵng tránh nạnphân tháp (sáp nhập hai ba gia đình Công giáo vào trong một làng không Công giáo,chứ không cho ở tập trung như trước)[9]. Đầu năm 1859, Giám mục Gauthier đưa ông sang Hương Cảng (HồngKông)[10] và một số nơi khác...[11] Làm phiên dịch cho quân Pháp Đầu tháng 2 năm 1861, sau khi chiến tranh ở Ý và ở Trung Quốc kết thúc, Đôđốc Léonard Charner được lệnh gom quân ở Trung Quốc đem về Sài Gòn mở rộngvùng chiếm đóng. Với quyết tâm này, Charner đã thuyết phục được một số giáo sĩPháp đang lánh nạn ở Hồng Kông, trong số đó có Giám mục Gauthier, về Sài Gòncộng tác. Nhận lời, Giám mục Gauthier dẫn Nguyễn Trường Tộ cùng về với mình.Sau đó, ông Tộ nhận làm từ dịch (phiên dịch các tài liệu chữ Hán) cho thực dânPháp. Trong bài Trần tình (viết xong ngày 7 tháng 5 năm 1863), Nguyễn TrườngTộ phân trần rằng: lúc bắt đầu khởi hấn (đầu năm 1859, tức lúc quân Pháp chuẩn bịtấn công thành Gia Định), quân Pháp có mời ông cộng tác, nhưng ông một mực từchối. Sau khi Đại đồn Chí Hòa thất thủ (tháng 2 năm 1861), ông thấy rằng phải tạmhòa theo đề nghị của Pháp, để dưỡng quân và củng cố lực lượng. Chính vì thế màNguyễn Trường Tộ đã nhận làm từ dịch cho Pháp để mong góp phần vào việc hòađàm...[12] Ngày 29 tháng 11 năm 1861, Đô đốc Louis-Adolphe Bonard lên thay Đô đốcLéonard Charner, và ông này liền xua quân mở rộng cuộc chiến. Thấy vậy, NguyễnTrường Tộ không trông mong gì ở cuộc nghị hòa nên xin thôi việc. Hết lòng vì đất nước Sau khi thôi việc, Nguyễn Trường Tộ đã dồn hết tâm trí vào việc thảo kế hoạchgiúp nước. Nhờ sự hiểu biết sâu rộng về các phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa,khoa học kỹ thuật...[13]; đến đầu tháng 5 năm 1863, thì ông đã thảo xong 3 bản điềutrần gửi lên Triều đình Huế là: Tế cấp luận, Giáo môn luận và Thiên hạ phân hợpđại thế luận. Ngoài ra, ông còn thảo thêm bài Trần tình gửi lên để giải bày tâm tư và hoàncảnh của mình, vì sợ Triều đình nghi ngờ ông, người đã từng gần gũi với các giáo sĩPháp và làm việc cho quân Pháp. Song tất cả đều không được phúc đáp. Đầu năm 1864, ông lại gửi cho đại thầnTrần Tiễn Thành một bản điều trần nữa (hiện thất lạc)[14] để thuyết phục Triều đìnhHuế nên tạm hòa với Pháp và mở rộng bang giao. Trong thời gian phái bộ Phan Thanh Giản ở Pháp về Sài Gòn chờ tàu để đi Huế(từ ngày 18 đến 24 tháng 3 năm 1864), ông đã đến tiếp xúc với các chánh phó sứ đểthảo luận nhiều vấn đề liên quan đến việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Sau đó, ôngviết Lục lợi từ (còn có tên Dụ tài tế cấp bẩm từ, tháng 6 năm 1864) rồi gửi lênTriều đình, nhưng sau đó cũng không được phúc đáp. Trong quãng thời gian đó, năm 1862-1864, bằng sự hiểu biết của mình, ông đãthiết kế và chỉ đạo việc xây cất tu viện Dòng Thánh Phaolô Sài Gòn (nay ở số 4 đườngTôn Đức Thắng). Đây là một công trình kiến trúc theo kiểu châu Âu có quy mô và cógiá trị bền vững cho đến tận ngày nay [15]. Thành công ấy đã làm cho tiếng tăm Nguyễn Trường Tộ lan rộng. Khoảng năm1864, ông được người Anh mời sang dự một hội nghị khoa học ở Anh, nhưng chưa đithì đã bị thực dân Pháp ngăn trở, có lẽ vì họ không muốn ông liên lạc với người Anh[16]. Khoảng cuối năm 1864 cho đến đầu năm 1865, Nguyễn Trường Tộ đã gửi liêntiếp ba bản điều trần cho đại thần Trần Tiễn Thành, và hai bản điều trần cho đại thầnPhạm Phú Thứ, để nhờ đưa các vấn đề quan trọng lên vua và Triều đình. Hai văn bảngửi cho ông Thứ, vì chưa tìm thấy nên không rõ nội dung. Còn ba văn bản gởi choông Thành, thì có thể là các bài: Góp ý về việc mua và đóng thuyền máy (cu ...

Tài liệu được xem nhiều: