Danh mục

Nguyễn Xuân Hiên - Nhà hoạt động cách mạng dũng cảm Vân Tụ

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 150.74 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

- Một vùng quê giàu truyền thống yêu nước và cách mạng. Kể từ Xô viết Nghệ Tĩnh, phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân ở đây diễn ra sôi nổi, sâu rộng và liên tục. Một trong những người có công đầu gây dựng và phát triển phong trào đó chính là nhà hoạt động cách mạng nổi tiếng Nguyễn Xuân Hiên (1907 - 1973). Vân Tụ - Một vùng quê giàu truyền thống yêu nước và cách mạng. Kể từ Xô viết Nghệ Tĩnh, phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân ở đây diễn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguyễn Xuân Hiên - Nhà hoạt động cách mạng dũng cảm Vân Tụ Nguyễn Xuân Hiên - Nhà hoạt động cách mạng dũng cảmVân Tụ - Một vùng quê giàu truyền thống yêu nước và cách mạng. Kể từ Xô viếtNghệ Tĩnh, phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân ở đây diễn ra sôi nổi,sâu rộng và liên tục. Một trong những người có công đầu gây dựng và phát triểnphong trào đó chính là nhà hoạt động cách mạng nổi tiếng Nguyễn Xuân Hiên(1907 - 1973). Vân Tụ - Một vùng quê giàu truyền thống yêu nước và cách mạng. Kể từXô viết Nghệ Tĩnh, phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân ở đây diễnra sôi nổi, sâu rộng và liên tục. Một trong những người có công đầu gây dựngvà phát triển phong trào đó chính là nhà hoạt động cách mạng nổi tiếngNguyễn Xuân Hiên (1907 - 1973). Thân sinh ông Nguyễn Xuân Hiên là ông Nguyễn Xuân Luyện, gốc ở làngTràng Sơn, xã Sơn Thành. Từ những năm đầu của thế kỷ 20, cha ông lên làm ănsinh sống ở làng Liên Trì, xã Liên Thành và làm rể một gia đình giàu có họ PhanĐức. Nhà cha mẹ vợ có mấy chục mẫu ruộng nhưng không có con trai, nên khiông bà ngoại mất, ông Luyện được thừa kế. Về sau, khi ông bà Cố Luyện qua đời,ông Hiên là con trai trưởng đã được thừa hưởng phần lớn tài sản ruộng đất cha mẹđể lại. Lớn lên ở một vùng quê giàu truyền thống cách mạng, lại chịu ảnh hưởngcủa thầy dạy chữ Hán là ông Đầu huyện Tuyết (người đứng đầu huyện trong mộtkỳ thi sát hạch), một thầy đồ mang nặng “nợ nước thù nhà” (có cha là Chánh tổngPhan Văn Bạt, bị giặc xử chém cuối thời kỳ Văn Thân - Cần Vương) nên ông vànhiều học trò khác đã sớm giác ngộ và đi vào hoạt động cách mạng. Nhờ kinh tếgia đình khá giả nên từ những năm 1930 - 1931, khi đang hoạt động ở Yên Thành,ông đã có điều kiện giúp đỡ tài chính cho tổ chức và chu cấp cho nhiều đồng chícùng hoạt động. Theo đồng chí Phan Đức Vinh, nguyên Bí thư Huyện ủy Yên Thành, nhữngnăm 1936 - 1941 ghi lại trong Sơ thảo lịch sử Đảng bộ xã Liên Thành thì từ giữanăm 1930, với bầu máu nóng của tuổi thanh niên và ý chí căm thù giặc, đồng chíHiên đã đi tới các vùng như Thanh Chương, Anh Sơn, Diễn Châu liên hệ tìm đếncác tổ chức cách mạng. Ở xã Bạch Ngọc, huyện Anh Sơn, ông được các đồng chíở đây hướng dẫn cách gây dựng phong trào, cách tổ chức Chi bộ Đảng. Về địaphương, ông đã nói chuyện ở các cuộc họp phường hội và tuyên truyền trong cácđối tượng thanh niên, học sinh. Đồng thời, liên hệ với các ông Nguyễn Tâm Đệ,Nguyễn Tâm Tiêu,… những người yêu nước đang dạy học ở làng Ngọc Luật, nơiphong trào cách mạng diễn ra sôi nổi, mang tài liệu về phổ biến và gây dựng cơ sở.Các tổ chức Nông hội đỏ, đội Tự vệ đỏ cũng đã được các ông thành lập và đi vàohoạt động. Thời gian này, Tri huyện Yên Thành đã hai, ba lần cho đòi ông ranhưng không có chứng cớ, chúng đe dọa rồi thả về. Sau đó, ông đã cùng các cácđồng chí khác trở lại Ngọc Luật gặp cấp trên, báo cáo tình hình và xin tổ chứcthành lập Chi bộ Đảng nhưng chưa được chấp nhận. Họ trở về hoạt động trongnhóm Trung Kiên và liên lạc thường xuyên cũng như tham dự cuộc họp của các tổchức cách mạng trong huyện. Trước cuộc biểu tình toàn huyện ngày 7/11/1930, đồng chí Hiên, đồng chí Đệ,đồng chí Vinh… đã liên lạc với các đồng chí ở làng Mậu Long, Phúc Duệ, NamThôn, Đồng Mỹ, Trung Phu,… vận động quần chúng nhân dân biểu tình rất đông.Riêng ở làng Liên Trì, các đồng chí còn phân công người cắm cờ đỏ búa liềm lêncây gạo ở đình làng, cây đa Mậu Long và cây gạo Cổng Đông cạnh đường 538, rồicử đồng chí Nguyễn Văn Lâm cầm cờ đi đầu đoàn biểu tình. Mặc dù cuộc biểutình bị đàn áp, riêng làng Liên Trì có hai người bị thương, hai người bị bắt nhưngphong trào cách mạng sau đó vẫn diễn ra sôi nổi và liên tục. Các làng đều có Nônghội đỏ hoạt động công khai, buổi tối thường tổ chức các cuộc mít tinh diễn thuyết,học văn hóa… nhưng chính quyền tay sai không làm gì được. Trên cơ sở đó, đầunăm 1931, đồng chí Hiên mời cán bộ Tỉnh ủy về tổ chức học tập điều lệ cho mộtsố đồng chí, rồi hôm sau làm lễ kết nạp Đảng và thành lập chi bộ đầu tiên ở địaphương. Sau đó, đồng chí Hiên cùng các đồng chí Đệ, Vinh nhận được chỉ thị cấptrên về kế hoạch đấu tranh ở chợ Kè nhằm phá vỡ âm mưu tập trung quần chúngphát “thẻ quy thuận” của địch dự định tổ chức vào ngày 7/2/1931 cùng một khốilượng truyền đơn khá nhiều. Các đồng chí đã dựa vào tổ chức Nông hội Đỏ, Tự vệĐỏ của các làng trong vùng, ban đêm phân phát truyền đơn và vận động nhân dântham gia cuộc đấu tranh này. Phiên chợ Kè hôm đó, đoàn làng Liên Trì, Phúc Duệ,Mậu Long, Nam Thôn,… không đi tập trung nhưng khá đông. Dưới sự lãnh đạocủa Đảng bộ huyện Yên Thành, nhiều địa phương khác cũng đã chuẩn bị và bố trínhiều người đi dự. Khi buổi lễ bắt đầu, lá cờ vàng vừa kéo lên, Tổng đốc An Tĩnhchuẩn bị biểu dụ thì hàng ngàn truyền đơn nhất loạt được tung ra. Không khí buổilễ phút chốc hỗn loạn. Tri huyện, Giám binh xua quân đi dẹp nhưng chúng hoàntoàn bất lực trước khối người khổng lồ nhất tề phản đối. Các quan chức và Giámbinh đành ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: