Thông tin tài liệu:
Ngay sau khi lên ngôi vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc Tử Giám ở kinh thành Thăng Long mở trường học các lộ mở khoa thi và cho phép người nào có học đều được dự thi. Đa số dân đều có thể đi học đi thi trừ những kẻ phạm tội và làm nghề ca hát.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhà Hậu Lê 3 Nhà Hậu LêGiáo dụcNgay sau khi lên ngôi vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc Tử Giám ởkinh thành Thăng Long mở trường học các lộ mở khoa thi và cho phépngười nào có học đều được dự thi. Đa số dân đều có thể đi học đi thitrừ những kẻ phạm tội và làm nghề ca hát.Ở các đạo phủ có trường công. Nhà nước tuyển chọn người giỏi cóđạo đức để làm thầy giáo. Nội dung học tập thi cử là sách của nhàNho. Thời Lê sơ (1428-1527) tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ lấy đỗ989 tiến sĩ 20 trạng nguyên. Riêng thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497) tổ chức được 12 khoa thi tiến sĩ lấy đỗ 501 tiến sĩ 9 trạngnguyên.Học chế thời Lê mở rộng hơn các thời trước, không cấm con em nhàthường dân đi học như thời nhà Lý, nhà Trần. Tài liệu học tập thìgồm mấy bộ Tứ Thư, Ngũ Kinh tinh tuý, Bắc sử (Sử Trung Quốc).Phương pháp giáo dục chỉ có 2 nguyên tắc chủ chốt là trừng phạtbằng roi vọt và học thuộc lòng. Ngoài ra còn nguyên tắc lặp lại tưtưởng cổ nhân và biểu diễn bằng những câu sáo rỗng[5].Lê Thánh Tông khởi xướng và cho lập bia tiến sĩ lần đầu tiên ở VănMiếu - Quốc Tử Giám vào năm 1484, các đời vua sau này tiếp tục bổsung thêm các tấm bia vinh danh mới. Cùng với việc xây dựng thiếtchế mới, Lê Thánh Tông đẩy mạnh phát triển giáo dục, đào tạo nhântài. Ngoài Hàn lâm viện, Quốc sử viện, nhà Thái học, Quốc Tử Giámlà những cơ quan văn hóa, giáo dục lớn, Lê Thánh Tông còn cho xâykho bí thư chứa sách, đặc biệt đã sáng lập Hội Tao Đàn bao gồmnhững nhà văn hóa có tiếng đương thời mà Lê Thánh Tông là Tao Đànchủ soái. Việc thi cử và học tập thường xuyên và rất nhiều tiến sĩ vàtrạng nguyên đỗ đạt và thành danh.Thời Lê sơ, Nho giáo chiếm vị trí độc tôn; Phật giáo và Đạo giáo bịhạn chế. Phật giáo bị đẩy lui xuống sinh hoạt ở các làng xã, trong khiđó Nho giáo lại được coi trọng và lên ngôi, đặc biệt là khu vực triềuđình và giới nho học. Đó là đặc điểm chính của thời kỳ này. Mặt khácdo trước đó chịu sự tận diệt của nhà Minh nên nhiều chùa chiền, cungđiện và các phật tử phát triển rực rỡ ở các triều đại nhà Lý, nhà Trầnđã bị xóa bỏ.Hệ thống Nho giáo này do phong kiến nhà Lê bắt chước theo nhàMinh của Trung Quốc. Người học tuyệt đối không ai được phát huy ýkiến riêng của mình, cấm chỉ tự do tư tưởng. Nhà nghiên cứu ĐàoDuy Anh cho rằng kiểu người điển hình do phương pháp giáo dục nàyđào tạo là người hủ nho hoàn toàn trung thành với chế độ quân chủnhà Lê[6].Luật phápVề luật pháp, Bộ Quốc triều hình luật của nhà Hậu Lê đã được hoànthiện trong thời Lê Thánh Tông, nên còn được gọi là Luật Hồng Đức.Với bộ luật này, Đại Việt đã hình thành một nhà nước pháp quyền sơkhởi và thuộc loại sớm trên thế giới. Lê Thánh Tông đã lấy nhữngquan điểm của nho giáo làm hệ tư tưởng, chỉ đạo việc biên soạn, banhành luật pháp, nhằm thể chế hoá một nhà nước phong kiến ĐạiViệt, với truyền thống nhân nghĩa, lấy dân làm gốc.Nội dung chính của bộ luật là bảo vệ quyền lợi của vua hoàng tộc;bảo vệ quyền lợi của quan lại và giai cấp thống trị địa chủ phongkiến. Đặc biệt bộ luật có những điều luật bảo vệ chủ quyền quốcgia, khuyến khích phát triển kinh tế, gìn giữ những truyền thống tốtđẹp của dân tộc, bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ[7].Xã hộiTrong xã hội, giai cấp nông dân chiếm tuyệt đại đa số dân cư sốngchủ yếu ở nông thôn. Họ có rất ít hoặc không có ruộng đất phải càyruộng đất công nộp tô thuế đi phục dịch cho nhà nước (đi lính điphu...) hoặc phải cày cấy ruộng thuê của địa chủ quan lại và phải nộpmột phần hoa lợi (gọi là tô) cho chủ ruộng.Nông dân là giai cấp bị bóc lột nghèo khổ trong xã hội. Tầng lớpthương nhân thợ thủ công ngày càng đông hơn họ phải nộp thuế chonhà nước và không được xã hội phong kiến coi trọng.Nô tì là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội bao gồm cả người Việtngười Hoa dân tộc ít người. Pháp luật nhà Lê hạn chế nghiêm ngặtviệc bàn mình làm nô hoặc bức dân tự do làm nô tì. Nhờ vậy số lượngnô tì giảm dần[8]Nhờ chính sách khuyến nông, cuộc sống của nhân dân được ổn địnhdân số ngày càng tăng. Nhiều làng mới được thành lập. Các nhànghiên cứu Việt Nam tự nhận Đại Việt đã trở thành một quốc gia cóuy thế trong khu vực Đông Nam Á[9]..Văn học, khoa học, nghệ thuật • Văn học chữ Hán tiếp tục chiếm ưu thế có hàng loạt tập văn thơ nổi tiếng. Văn học chữ Nôm giữ một vị trí quan trọng. Văn thơ chữ Hán có những tác phẩm nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quỳnh uyển cửu ca... Văn thơ chữ Nôm có Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập, Thập giới cô hồn quốc ngữ văn v.v...Văn học thời Lê Sơ có nội dung yêu nước sâu sắc thể hiện niềm tựhào dân tộc khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc[10].Ngoài ra văn học thời Lê Sơ xuất hiện 1 bộ phận tác giả chuyên sửdụng văn học làm công cụ chỉ để ca ngợi nhà vua. Phần lớn các tácphẩm loại này được viết với lời lẽ rất trau chuốt, ý tứ cẩu kỳ và tìnhcảm giả tạo[11]. • Sử học có tác phẩm: Đại Việt sử kí (10 quyển) của Pha ...