Danh mục

Nhà Hồ giai đoạn thuộc Minh (1400 - 1428) 2

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 119.88 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhà Hồ giai đoạn thuộc Minh (1400 - 1428) 2Trong số người bị bắt, có con trưởng của Hồ Quý Ly là Hồ Nguyên Trừng, một nhà sáng chế ra súng thần công và là tác giả của tác phẩm "Nam Ông Mộc Lục", viết về 31 nhân vật nổi tiếng trong lịch sử của Đại Việt. Sau này, nhờ Hồ Nguyên Trừng dâng lên cho Hoàng đế nhà Minh cách thức chế súng thần công, mà cha con Hồ Quý Ly được thả và sinh sống tại Trung Hoa cho đến chết. Triều Hồ đã thất bại dù có...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhà Hồ giai đoạn thuộc Minh (1400 - 1428) 2 Nhà Hồ giai đoạn thuộc Minh (1400 - 1428) 2 Trong số người bị bắt, có con trưởng của Hồ Quý Ly là Hồ Nguyên Trừng, mộtnhà sáng chế ra súng thần công và là tác giả của tác phẩm Nam Ông Mộc Lục,viết về 31 nhân vật nổi tiếng trong lịch sử của Đại Việt. Sau này, nhờ Hồ NguyênTrừng dâng lên cho Hoàng đế nhà Minh cách thức chế súng thần công, mà cha conHồ Quý Ly được thả và sinh sống tại Trung Hoa cho đến chết. Triều Hồ đã thấtbại dù có nhiều cải cách tiến bộ. Những cải cách của Hồ Quý Ly đụng chạm đếnhầu hết các giai tầng xã hội, nhất là tầng lớp quý tộc với các phép hạn điền, hạnnô. Vì thế phản ứng của tầng lớp này rất quyết liệt. Những biện pháp kinh tế củaHồ Quý Ly lại chưa có thời gian để trở thành hiện thực nên chưa lôi kéo đượcquần chúng nhân dân. Bên cạnh đó, việc cướp ngôi nhà Trần đã làm bất bình giớinho sĩ từng thấm nhuần tư tưởng trung quân ái quốc. Do đó nhà Hồ đã không độngviên được sự đoàn kết toàn dân, cuộc chiến chống Minh vì thế thất bại. 3. Thành nhà Hồ Nhà Hồ tuy nắm quyền trong thời gian ngắn ngủi nh ưng đã kịp để lại một côngtrình kiến trúc quan trọng. Đó là thành nhà Hồ. Tòa thành này được Hồ Quý Ly cho xây từ trước khi đoạt ngôi nhà Trần vàonăm 1397. Vào năm ấy, Hồ Quý Ly sai Thượng thư Lại bộ là Đỗ Tỉnh đến độngAn Tôn (Thanh Hóa) khảo sát thực địa rồi xây thành và cung điện. Thành xây trênđịa phận ấy nên được gọi là thành An Tôn. Ngày nay, thành nhà Hồ thuộc hai xãVinh Long và Vinh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Thành xây xong, Hồ Quý Ly cho đổi trấn Thanh Hóa thành trấn Thanh Đô vàbức vua Trần Thuận Tông bỏ Thăng Long dời đô về đấy (1397). Năm sau, Hồ QuýLy ép vua phải nhường ngôi cho con là Trần án, mới ba tuổi. Trần án lên ngôi tạithành An Tôn. Từ đấy thành An Tôn được xem như kinh đô mới và được đổi tênlà Tây Đô. Vào năm 1400, sau khi phế Trần án, lên làm vua, Hồ Quý Ly cũng đóng đô ởđấy. Tây Đô được đổi tên thành Quốc Đô. Cũng từ đây Hồ Quý Ly điều h ành đấtnước, đưa ra những chương trình cải cách của mình. Các khoa thi năm Canh Thìn(1400), năm ất Dậu (1400) đều được tổ chức tại đây. Cũng từ đây, Hồ HánThương cầm đầu đại binh xuất phát từ cửa chính Nam lên đường tấn côngChampa, lấy được hai đất Chiêm Động và Cổ Lũy (1402). Cuộc chiến kháng Minh của nhà Hồ thất bại, quân Minh vào chiếm lấy QuốcĐô, đổi tên Quốc Đô thành phủ Thanh Hóa. Đến sau khi Lê Lợi chiến thắng quânMinh, lên ngôi vua, đóng đô tại Đông Kinh (Thăng Long), thành Thanh Hóa đượctrở lại tên cũ của thời nhà Trần là Tây Đô. Vào thờ nhà Nguyễn, nhiều địa danhtỉnh, huyện, thành, lỵ sở được thay đổi để phù hợp với chế độ chính trị của triềuNguyễn. Thành Thăng Long được đổi thành tỉnh Hà Nội, thành Tây Đô lấy tên củalàng ở phía cửa Tây của thành là Tây Nhai. Đến đời Minh Mạng (1820-1840) lạiđổi thành Tây Giai. Tên thành nhà Hồ mới xuất hiện sau này, từ khi triều đại nhà Hồ được xem làtriều đại chính thống trong lịch sử. Theo mô tả của các sách sử cũ thì trong thành nhà Hồ đã từng có nhiều côngtrình kiến trúc như điện Hoàng Nguyên, cung Diên Thọ, cung Phù Cực, TháiMiếu... Nhưng hiện nay không còn một dấu tích gì đáng kể. Chỉ còn tồn tại bứctường thành đồ sộ, chu vi dài tới hơn 3 km, cao trung bình 5-6m. Thành nhà Hồ được xây với một bình đồ gần vuông. Chiều dài (Bắc và Nam) có90m, chiều rộng (Đông và Tây) hơn 700m. Bốn mặt thành đều còn tương đối đủ.Mặt ngoài ốp đá, phía trong là tường đất đắp thoải xuống để quân lính di chuyểndễ dàng. Nét đặc sắc của các bức tường thành này là phần ốp bằng những khối đáxanh ở bên ngoài. Các khối đá được đẽo vuông vức, phần nhiều có chiều dài là1,4m, rộng 0,7m và dày 1m. Riêng ở cửa Tây có những khối đá rất to, dài đến5,1m, cao và dày 1,2m, nặng hơn 15 tấn. Các khối đá được xếp theo hình chữ côngchồng lên nhau, tạo nên độ dốc thẳng đứng ở mặt ngoài, gây trở ngại đến mức tốiđa cho kẻ địch muốn vượt thành. Đá được lấy ở dãy núi đá cách thành về phía Nam chừng vài cây số. Đá đượcchế tác, đẽo gọt tại đây rồi mới được vận chuyển về thành. Người xưa đã vận chuyển và chồng những khối đá to lớn và nặng nề ấy như thếnào? Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những hòn bi bằng đá ở quanh thành và đưara giả thuyết là người xưa có thể sử dụng các hòn bi đá này để di chuyển đá. Khốiđá được đặt trên các hòn bi đá, người vận chuyển dùng đòn bẩy để bẩy cho đátrượt trên các hòn bi ấy. Sau khi đã trượt qua một số hòn, người ta lại đem bi đặtđón phía trước cho khối đá tiếp tục trượt qua. Và cứ thế, khối đá nhích lần lần đếnnơi. Ngoài ra còn có giả thuyết cho là đá được vận chuyển bằng những chiếc cộ,tức là loại xe bốn bánh bằng gỗ, bên trên có sàn để hàng hóa. Còn việc xếp chồng các khối đá lên nhau theo hình chữ công lại được phối hợpvới việc đắp tường đất bên trong. Tường đất được đắp thành những con đườngthoai thoải để bẩy đá lên được dễ d ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: