Danh mục

nhà lãnh đạo - bản chất của sự lãnh đạo

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 411.06 KB      Lượt xem: 27      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Các học giả và các nhà nghiên cứu trên thế giới đã đưa ra hơn 350 định nghĩa khác nhau cho thuật ngữ lãnh đạo, tuy nhiên lãnh đạo vẫn là “một trong những hiện tượng ít được hiểu biết và quan sát nhất”1 Việc định nghĩa lãnh đạo đã là một vấn đề phức tạp và khó hiểu chủ yếu bởi vì tự nó vốn đã rất phức tạp. Tuy nhiên, cho tới nay bản chất quan trọng của lãnh đạo đã sáng tỏ hơn nhiều, nó được xem như là một sự ảnh hưởng mạnh mẽ và thực...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
nhà lãnh đạo - bản chất của sự lãnh đạo Dành cho khóa 32 học kỳ 2/ 2009 Chương 1 BẢN CHẤT CỦA LÃNH ĐẠO Lãnh đạo từ lâu đã là chủ đề quan tâm của các nhà triết học, và lịch sử học, nhưng các nghiên cứu khoa học thực sự về lãnh đạo chỉ mới bắt đầu từ thế kỷ 20. Các học giả và các nhà nghiên cứu trên thế giới đã đưa ra hơn 350 định nghĩa khác nhau cho thuật ngữ lãnh đạo, tuy nhiên lãnh đạo vẫn là “một trong những hiện tượng ít được hiểu biết và quan sát nhất”1 Việc định nghĩa lãnh đạo đã là một vấn đề phức tạp và khó hiểu chủ yếu bởi vì tự nó vốn đã rất phức tạp. Tuy nhiên, cho tới nay bản chất quan trọng của lãnh đạo đã sáng tỏ hơn nhiều, nó được xem như là một sự ảnh hưởng mạnh mẽ và thực sự trong các tổ chức cũng như xã hội. 1. ĐỊNH NGHĨA LÃNH ĐẠO Theo cách hiểu đơn giản nhất, lãnh đạo là mối liên hệ ảnh hưởng giữa những người lãnh đạo và những người phục tùng có mong muốn về các thay đổi và các kết quả thực sự phản ánh mục đích mà họ đã chia sẻ.2 Trong khái niệm lãnh đạo này, chúng ta quan tâm đến ba điểm chính: - Trước hết, lãnh đạo là mối liên hệ ảnh hưởng xuất hiện giữa những con người khao khát những thay đổi quan trọng và những thay đổi phản ánh mục đích đã được chia sẻ. Những người ảnh hưởng lẫn nhau trong mối liên hệ này bao gồm những người lãnh đạo và người phục tùng. Mối liên hệở đây là không thụ động giữa những con người. Nó là sự tác động đa chiều, không cưỡng bức. Như vậy, lãnh đạo là một quan hệ thuận nghịch chứ không phải là những gì mà người lãnh đạo muốn làm với người phục tùng. Trên thực tế, trong hầu hết các tổ chức, các cán bộ cấp trên ảnh hưởng đến cấp dưới, nhưng những người dưới quyền cũng ảnh hưởng đến cán bộ cấp trên. - Thứ hai, lãnh đạo là tác động ảnh hưởng đến con người dẫn đến sự thay đổi hướng về tương lai mong đợi. Lãnh đạo có nghĩa là việc tạo ra thay đổi chứ không phải duy trì nguyên trạng. Con người trong mối liên hệ ảnh hưởng của lãnh đạo cần những thay đổi quan trọng. Hơn nữa, các thay đổi cần thiết không phải từ phía những người lãnh đạo mà nó là sự phản ánh các mục đích được những người lãnh đạo và người phục tùng cùng chia sẻ. Sự thay đổi ở đây là hướng đến kết cục mà cả người lãnh đạo lẫn những người phục tùng đều mong muốn. Có một tương lai mong đợi hay mục đích được chia sẻ luôn là nguồn động viên cả người lãnh đạo lẫn người phục tùng. - Thứ ba, lãnh đạo là một hoạt động của con người và phân biệt với công việc hành chính giấy tờ hay các hoạt động hoạch định. Lãnh đạo xuất hiện giữa những con người, và tuyệt nhiên không phải là điều gì đó phải làm với con người. Lãnh đạo là ảnh hưởng đến con người, do vậy, khi có lãnh đạo có nghĩa là phải có những người phục tùng. Một cá nhân thành đạt đến tuyệt đỉnh như nhà khoa học, nhạc sĩ, vận động viên điền kinh không phải nhà lãnh đạo như chúng ta đã định nghĩa, trừ khi họ có những người phục tùng. 1 James MacGregor Burns, Leadership (New York: Harper & Row, 1978), 2. 2 Joseph C. Rost and Richard A. Barker, “Leadership Education in Colleges: Toward a 21st Century Paradigm,” The Journal of Leadership Studies 7, no. 1 (2000): 3–12 1 Dành cho khóa 32 học kỳ 2/ 2009 Các nhà lãnh đạo là một phần quan trọng trong quá trình lãnh đạo, và những người lãnh đạo đôi khi cũng là những người phục tùng. Người lãnh đạo tốt phải biết phục tùng, và họ phải làm gương cho người khác. Điều đáng chú ý là con người – cả nhà lãnh đạo lẫn người phục tùng - phải tập hợp một cách tích cực trong việc theo đuổi sự thay đổi hướng đến tương lai mong muốn. Mỗi người sẽ chịu trách nhiệm cá nhân để đạt được tương lai mong muốn. Đôi khi chúng ta mắc phải một định kiến sai lầm cho rằng những người lãnh đạo ở trên người khác, khác người khác. Song trên thực tế, những phẩm chất cần thiết cho người lãnh đạo hữu hiệu lại cũng là những phẩm chất cần thiết đối với người phục tùng hữu hiệu.3 Những người phục tùng hữu hiệu suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ với nghị lực và lòng nhiệt tình của mình. Họ tận tâm với điều gì đó nằm ngoài lợi ích bản thân, và họ dũng cảm đứng lên vì điều mà họ tin tưởng. Những người phục tùng hữu hiệu không phải là “người chỉ biết vâng lời”, phục tùng một cách mù quáng người lãnh đạo. Những người lãnh đạo hữu hiệu và những người phục tùng hữu hiệu đôi cũng chỉ là một con người, đóng các vai trò khác nhau trong những khoảng thời gian khác nhau. Lý tưởng nhất, lãnh đạo được chia sẻ giữa những người lãnh đạo và những người phục tùng, mỗi người được gắn bó hoàn toàn và chấp nhận trách nhiệm ở mức độ cao hơn. Hình 1. Các yếu tố liên quan đến khái niệm lãnh đạo Ý định Ảnh hưởng Trách Những nhiệm cá ngư ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: