Danh mục

Nhà Mạc - Nam Bắc Triều (1527 - 1592) 6

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 162.79 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhà Mạc - Nam Bắc Triều (1527 - 1592) 62.2.2. Phát triển kinh tế Kinh tế công thương nghiệp thời kỳ này được sự quan tâm của nhà nước nên có điều kiện phát triển hơn so với các thời kỳ trước và sau đó. Trong một xã hội có sự dung hòa giữa các tôn giáo và tín ngưỡng dân gian đã tạo ra một thế giới quan hài hòa và sự cân bằng trong nhận thức về thứ bậc và các ngành nghề trong xã hội. Thứ bậc "sĩ, nông, công, thương" và quan niệm "dĩ nông vi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhà Mạc - Nam Bắc Triều (1527 - 1592) 6 Nhà Mạc - Nam Bắc Triều (1527 - 1592) 62.2.2. Phát triển kinh tếKinh tế công thương nghiệp thời kỳ này được sự quan tâm của nhà nước nên cóđiều kiện phát triển hơn so với các thời kỳ trước và sau đó. Trong một xã hội có sựdung hòa giữa các tôn giáo và tín ngưỡng dân gian đã tạo ra một thế giới quan hàihòa và sự cân bằng trong nhận thức về thứ bậc và các ngành nghề trong xã hội.Thứ bậc sĩ, nông, công, thương và quan niệm dĩ nông vi bản đã không còn chiphối xã hội quá nặng nề. Kinh tế phát triển là một trong những cơ sở để duy trì sựtồn tại một triều đại. Nhà Mạc trong quá trình trị và đã tạo điều kiện cho nền kinhtế công thương nghiệp phát triển.Những biện pháp nhà Mạc thi hành để phát triển kinh tế công thương nghiệp là:Thứ nhất: Nhà Mạc rất chú trọng trong việc tuyển dụng những nghệ nhân phụcvụ cho nhu cầu sinh hoạt của hoàng cung. Những công tượng dưới thời Mạc có vịthế cao hơn thời Lê rất nhiều, không bị đối xử như những người lao động khổ saimà thực sự được đề cao, được ban thưởng và giữ những chức vụ tương đương vớitài năng và công lao.Thứ hai: Trong hoàn cảnh chiến tranh triền mi ên, nhà Mạc không có điều kiệnchú tâm nhưng cũng không tỏ ra quá khắt khe với sự phát triển của thủ côngnghiệp và thương nghiệp. Điều này đã tạo ra một diện mạo mới cho xã hội ĐạiViệt. Thế kỷ XVI được chứng kiến sự phát triển nở rộ của các sản phẩm gốm sứ.Đặc biệt, vào thời điểm bấy giờ, nhà Minh cấm tư nhân Trung Hoa buôn bán vớinước ngoài (1371 đến 1567) đã tạo điều kiện để ngành thủ công của Đại Việt đượckhu vực và thế giới biết đến và ưa chuộng.Thứ ba: Dưới thời Mạc, sự dung hoà tôn giáo và sự phát triển mạnh mẽ của cáctín ngưỡng dân gian đã tạo điều kiện cho ngành thủ công nghiệp phát triển. Nhữngkiến trúc chùa, đạo quán, đình làng, bia đá… đã giúp cho sản phẩm các ngành thủcông được tiêu thụ với số lượng lớn và trí tưởng tượng của các nghệ nhân đượcchắp cánh, vì vậy, thủ công nghiệp thời Mạc có điều kiện phát triển.Thứ tư: Nhà Mạc cũng có những biện pháp tạo điều kiện cho ngành thủ công vàthương nghiệp phát triển như chú trọng mở đường sá, xây dựng tu bổ cầu, mở mộtsố chợ, thậm chí khuyến khích hoạt động ngoại thương chứ không bế qua tỏacảng như triều Lê Sơ. Trong thời gian trị vì, nhà Mạc đã cho xây dựng mới và tusửa 15 chiếc cầu [6;215], mở thêm 7 chợ hoạt động khá quy củ, tấp nập để trao đổihàng hóa [6;219]. Điều này đã tạo điều kiện cho việc đi lại giữa các vùng miềnthuận lợi, trao đổi hàng hóa dễ dàng, sản phẩm thủ công được tiêu thụ mạnh ởtrong và ngoài nước trở thành thế mạnh để xuất khẩu.Thời kỳ này, Đại Việt được nhiều quốc gia biết đến với những sản phẩm nổi tiếngnhư gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội), gốm Thanh Lâm (Nam Sách, Hải Dương),gốm Chu Đậu (Hải Dương)… Chính vì thế, những người thợ thủ công có điềukiện thi thố tài năng của mình. Từ thế mạnh đó, thương nghiệp thời kỳ này pháttriển mạnh mẽ, thịnh vượng hơn so với trước. Hệ thống chợ được mở rộng và hoạtđộng hiệu quả, tấp nập, trong đó, gốm sứ là mặt hàng phổ biến cả thị trường trongvà ngoài nước. Cụ thể là Trên một bản đồ nước ta do người thời Minh vẽ vàocuối thể kỷ XVI, Annan tu (An Nam đồ) có rất nhiều cửa biển, nơi thuyền buônnước ngoài có thể ra vào tiện lợi [6;224], cùng thời gian này đã có nhiều nhàtruyền đạo phương Tây vào Đại Việt (1535) và rất có thể họ cũng ấn tượng và bịhấp dẫn bởi các sản phẩm gốm sứ. Trong con tàu buôn bị đắm ở Cù Lao Chàm(thuộc địa phận Hội An, Quảng Nam) mà các nhà khảo cổ học vừa trục vớt gầnđây, có rất nhiều gốm thương phẩm có niên đại XV-XVI, được sản xuất từ ChuĐậu (Hải Dương) [6;224]. Tiếc là, những nhà sản xuất đương thời nói chungchưa biết đầu tư vốn nhằm mở rộng sản xuất để sinh lợi mà khi có chút vốn liếngliền quay về với việc tâm linh như dựng chùa, mua ruộng thờ cúng về sau[6;229]. Xã hội Đại Việt ì ạch trong mô hình một nước quân chủ nông nghiệp theovăn minh lúa nước vì lẽ đó. Tuy vậy, điều đáng nói là, trong một xã hội quân chủchuyên chế, đạt được những thành tựu trên là một cuộc thay đổi lớn cả về thiết chếxã hội cũng như hệ tư tưởng.2.3. Chính sách ngoại giao khôn khéo, mềm dẻo bảo vệ độc lập dân tộcKế thừa truyền thống các triều đại trước, sau khi lên ngôi nhà Mạc đã thực hiệntrách nhiệm của một nước nhỏ, thần phục đối với thiên triều Trung Hoa. Nhà Mạcbằng mọi cách để nhà Minh công nhận sự xác lập quyền thống trị dòng họ mình đểcó tính chính đáng như các triều đại trước. Trước chủ nghĩa Đại Hán và âm mưuphù Lê của các thế lực trong nước, nhà Mạc đã thi hành những chính sách ngoạigiao mềm dẻo, khôn khéo, linh hoạt, cụ thể là nhà Mạc đã đặt quan hệ tốt với cácsứ thần nhà Minh, triều cống nhà Minh trên cơ sở giữ vững chủ quyền dân tộcsong đồng thời cũng ra sức chuẩn bị tiềm lực để đối phó với kẻ thù trong tìnhhuống xấu nhất.Những điều nhà Mạc làm không ...

Tài liệu được xem nhiều: