Bài viết "Nhà máy chế biến tro bay nhiệt điện - Nơi gặp gỡ giữa doanh nghiệp và nhà khoa học" trình bày về sự ra đời của một cơ sở sản xuất và sự gặp gỡ và hợp tác có hiệu quả giữa doanh nghiệp và khoa học đã tạo nên một cơ sở sản xuất với triển vọng đem lại hiệu quả cao cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Hy vọng nội dung bài viết phục vụ hữu ích nhu cầu học tập và nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhà máy chế biến tro bay nhiệt điện - Nơi gặp gỡ giữa doanh nghiệp và nhà khoa họcNHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRO BAY NHIỆT ĐIỆN - NƠI GẶP GỠ GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ NHÀ KHOA HỌCTro bay vốn là phế thải của Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại, đã gây nên tình trạng ô nhiễmmôi trường, làm đau đầu các nhà quản lý của Nhà máy cũng như các nhà quản lý vànhân dân địa phương. Nhưng hiện nay, nó đã trở thành nguồn nguyên liệu đầu vào củamột cơ sở sản xuất khác - Nhà máy Chế biến Tro bay Nhiệt điện. Câu chuyện chúng tôimuốn đề cập ở đây không chỉ là sự ra đời của một cơ sở sản xuất mới mà hơn thế nữalà sự gặp gỡ và hợp tác có hiệu quả giữa doanh nghiệp và khoa học đã tạo nên một cơsở sản xuất với triển vọng đem lại hiệu quả cao cả về kinh tế, xã hội và môi trường.Dự án Nhà máy Chế biến Tro bay Nhiệt điện Trong sản xuất điện năng từ than, vấn đề tồn chứa và sử dụng phế thải tro bay đặt ra rất bức xúc. Việc nghiên cứu sử dụng tro bay không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế - kỹ thuật mà còn mang ý nghĩa xã hội to lớn (giảm diện tích chiếm đất của bãi chứa, bảo vệ môi trường…). Chính vì thế, trên thế giới người ta đã đầu tư nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này và cho đến nay hầu như không còn nước nào để lãng phí nguồn nguyên liệu tro bay nhiệt điện. Đối với nước ta, hiện nay hàng năm các nhà máy nhiệt điện thải ra khoảng 1,3 triệu tấn tro bay và dựkiến vào năm 2010 là khoảng 2,3 triệu tấn. Phần lớn lượng tro bay thải ra hiện vẫn còn nằm ởcác bãi chứa, lấp các hồ nước, bãi sông, đất ruộng, chiếm nhiều diện tích và gây ô nhiễm môitrường. Vì vậy, việc nghiên cứu, áp dụng các giải pháp xử lý và sử dụng tro bay nhiệt điện đểgiảm tối đa khối lượng cần phải tồn chứa và những ảnh hưởng xấu của chúng đến môi trườngđất, nước, không khí và sức khoẻ con người là rất cần thiết. Với mục đích là tận dụng phếthải, bảo vệ môi trường, đến nay, các nhà khoa học nước ta đã đạt được những kết quả nhấtđịnh trong nghiên cứu sử dụng tro bay trong sản xuất xi măng, bê tông, vật liệu xây dựng...nhưng việc ứng dụng còn rất hạn chế. Tro bay của Việt Nam có nhược điểm là hàm lượngthan chưa cháy cao, hoạt tính thuỷ lực thấp… nên trên thực tế chưa có nhà máy nào sử dụngtro bay trong sản xuất xi măng (trừ các nhà máy xi măng liên doanh, nhưng lại sử dụng tro baynhập ngoại). Hiện nay, tro bay của các nhà máy nhiệt điện dùng than (trừ Nhà máy Nhiệt điệnPhả Lại) được khai thác, xử lý chủ yếu là để làm nhiên liệu nung vôi, gạch… với khối lượngkhông lớn. Riêng tro bay Phả Lại, do hàm lượng than chưa cháy thấp hơn, khó sử dụng làmnhiên liệu đốt nên tồn đọng càng nhiều.Trước tình hình đó, Công ty Cổ phần Công nghiệp và Dịch vụ Cao Cường (thị trấn Phả Lại -Chí Linh - Hải Dương) đã phối hợp với Viện Khoa học Vật liệu (Viện Khoa học và Công nghệViệt Nam) thực hiện dự án Nhà máy Chế biến Tro bay Nhiệt điện. Dự án được tiến hành từtháng 7.2006 với công suất thiết kế 80.000 tấn sản phẩm tro bay/năm, thời gian thu hồi vốn là4,8 năm. Nhà máy được xây dựng trên khu đất có diện tích 9.935 m2 với tổng vốn đầu tư 17,7tỷ đồng. Dự kiến, doanh thu bình quân là 37,1 tỷ đồng/năm, trong đó, doanh thu từ tro bay(sản phẩm chính) là 33,6 tỷ đồng/năm và từ than (sản phẩm phụ) là 3,5 tỷ đồng/năm. Dự ánsẽ góp phần xử lý nguồn tro thải của Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại, làm giảm ô nhiễm môitrường khu vực, đồng thời tạo ra những sản phẩm hữu ích cho xã hội, tạo công ăn việc làmcho lao động địa phương.Trong dự án, công nghệ chế biến tro bay được thực hiện theo hai công đoạn chính: 2Tuyển nổi: Xưởng tuyển nổi được đặt ngay cạnh hồ chứatro thải của Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại. Nguyên liệuđược bơm cùng với nước lên sàng rung. Tại đây phần hạtthô được loại ra, còn phần hạt mịn được đưa vào bể chứađiều hoà. Trong bể điều hòa, nguyên liệu được khuấynhẹ, nước trong tràn ra ở phía trên mức tràn được điềutiết sao cho tỷ lệ rắn/lỏng là 1/3 (tỷ lệ này được kiểm trabằng phương pháp đo tỷ trọng của dung dịch huyền phù).Dung dịch huyền phù được bơm lên thùng khuấy tiếp xúcvới sự tham gia của dầu M7 là chất thuốc tuyển 1 với hàmlượng 2 lít/tấn nguyên liệu. Sau đó, dung dịch được đưavào hệ thống tuyển nổi gồm 1 cụm máy tuyển vét 4 ngănvới sự tham gia của thuốc tuyển 2 là dầu thông (hàmlượng 2 lít/tấn nguyên liệu). Cả 2 loại thuốc tuyển nàyđược khống chế một cách nghiêm ngặt cùng với việc ổnđịnh tỷ trọng của du ...