Chênh lệch cung – cầu về nhà ở cho người có thu nhập thấp không ngừng gia tăng Thành phố Hà Nội (cũ) rộng 920,97 km2, dân số tính đến đầu năm 2008 khoảng 3,5 triệu người, trong đó số đăng ký hộ khẩu thường trú chiếm 90%, còn lại là diện KT3, KT4. Những năm gần đây dân số Hà Nội tăng tự nhiên là 1,37% và tăng cơ học là 1,63%/năm. Theo số liệu của Sở Địa chính – Nhà đất Hà Nội thì vào đầu năm 2002 tổng quỹ nhà ở toàn Thành phố chỉ có 348.743...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NHÀ Ở CHO NGƯỜI CÓ THU NHẬP THẤP: MỘT THỊ TRƯỜNG CẦN THIẾT VÀ ĐẦY TIỀM NĂNG
NHÀ Ở CHO NGƯỜI CÓ THU NHẬP THẤP: MỘT
THỊ TRƯỜNG CẦN THIẾT VÀ ĐẦY TIỀM NĂNG
1. Chênh lệch cung – cầu về nhà ở cho người có thu nhập thấp không ngừng gia
tăng
Thành phố Hà Nội (cũ) rộng 920,97 km2, dân số tính đến đầu năm 2008 khoảng 3,5 triệu
người, trong đó số đăng ký hộ khẩu thường trú chiếm 90%, còn lại là diện KT3, KT4.
Những năm gần đây dân số Hà Nội tăng tự nhiên là 1,37% và tăng cơ học là 1,63%/năm.
Theo số liệu của Sở Địa chính – Nhà đất Hà Nội thì vào đầu năm 2002 tổng quỹ nhà ở
toàn Thành phố chỉ có 348.743 căn nhà(trong đó 153.000 căn thuộc sở hữu nhà nước và
195.743 căn thuộc sở hữu tư nhân), tức chỉ bằng non một nửa số nhà cần thiết để đáp ứng
nhu cầu mỗi hộ gia đình được sống riêng trong 1 căn nhà. Nói cách khác, hiện tại ở Hà
Nội, mỗi căn nhà dù thuộc sở hữu nhà nước hay tư nhân thì trung bình cũng có hơn 2 hộ
gia đình đang sinh sống. Theo số liệu của Sở Quy hoạch – kiến trúc Thành phố Hà Nội,
hiện nay bình quân nhà ở theo đầu người chỉ đạt khoảng 7m2/người, trong đó có tới 30%
dân số nội thành ở dưới 4m2/người; về chất lượng nhà ở tới 60% xuống cấp cần cải tạo
nâng cấp cả ngôi nhà và tiện nghi…
Hà Nội hiện đang thiếu nhà ở nghiêm trọng, nhất là nhà cho người có thu nhập trung bình
và thấp, và trước mắt cần ít nhất tới 7 triệu m2 nhà ở, tương đương 120.000 căn hộ cho
các đối tượng có nhu cầu bức xúc về nhà ở trên địa bàn. Theo báo cáo của Sở Tài nguyên
môi trường và nhà đất, thì chỉ riêng năm 2006 – 2007, Thành phố cần khoảng 7.700 căn
hộ quỹ nhà tái định cư phục vụ các dự án lớn của Thành phố, song Thành phố mới chỉ lo
được khoảng 5.000 căn. Thậm chí, đến năm 2010, 80 dự án xây dựng nhà tái định cư của
Thành phố dù được hoàn thành với tổng số 29.400 căn hộ, thì Thành phố vẫn thiếu tới
13.000 căn hộ. Theo điều tra của tổ chức JICA (Nhật Bản), thì nhu cầu nhà ở cho thuê,
thuê mua của các đối tượng là cán bộ, công chức, công nhân… vào khoảng 18.000 căn
hộ, trong đó nhà ở cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn, bức xúc cần cải thiện điều kiện chỗ
ở chiếm 30%.
Theo Cục Thống kê Hà Nội, hiện tại, ở Hà Nội có đến 70% hộ gia đình (số tuyệt đối là
560.000 hộ) có thu nhập dưới mức trung bình 825.000 đồng/ người/tháng – tức xấp xỉ 10
triệu đồng/người/năm. Còn nếu xét theo mức chuẩn nghèo mà UBND Thành phố Hà Nội
ban hành năm 2005 để áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 là 350.000đồng/người/tháng đối
với khu vực thành thị và 270.000đồng/người/tháng đối với khu vực nông thôn, thì năm
2004 Hà Nội có tới 10,6% dân số có thu nhập dưới mức nghèo này (trong đó thành thị là
4,3% và nông thôn là 25,3% – tỷ lệ dân số nông thôn/thành thị của Hà Nội năm 2003 là
7/8).
Về tổng quát, có thể khẳng định, các hộ gia đình có thu nhập thấp đang chiếm đa số trong
dân cư Thành phố, ít nhất 70% số hộ gia đình ở Hà Nội (trong đó khoảng 50% số hộ công
nhân viên chức Thành phố) không có khả năng tích lũy từ thu nhập tiền lương của mình
để mua nhà, xây nhà mới cho mình nếu không có sự hỗ trợ tài chính từ bên ngoài. Về con
số tuyệt đối, theo ước tính của Sở Tài nguyên – Môi trường – Nhà Đất Hà Nội thì có tới
10.000 hộ gia đình ở Hà Nội đang thực sự bức xúc về nhà ở và Thành phố cũng chỉ mới
có giải pháp cho khoảng 30% số này. Nói cách khác, một lượng tổng cầu khổng lồ trên
thị trường tài chính nhà ở cho người có thu nhập thấp đã, đang và sẽ vẫn tiếp tục hiện hữu
và mở rộng trên địa bàn Thủ đô Hà Nội. Cùng với sự gia tăng dân số và tách hộ do lấy
vợ, lấy chồng, cũng như do nhu cầu nhà cho giải phóng mặt bằng triển khai các dự án đô
thị hóa và phát triển kinh tế, và do sự xuống cấp của Quỹ nhà hiện có (nhất là nhà do nhà
nước sở hữu, nhà chung cư) v.v thì nhu cầu về nhà ở sẽ càng trở nên gay gắt hơn cho
những người dân Thủ đô.
Hà Nội là Thành phố có quỹ nhà ở lớn thứ hai trong cả nước, có vào khoảng 12 triệu m2
(450.000 căn hộ) chiếm gần 15% quỹ nhà ở toàn quốc. Trong đó: Nhà ở thuộc sở hữu
Nhà nước có khoảng 5 triệu m2chiếm hơn 40% quỹ nhà ở toàn Thành phố (bao gồm nhà
ở thuộc sở hữu Nhà nước do ngành Địa chýnh. Nhà đất quản lý cho thuê khoảng 2 triệu
m2 với 65.000 hợp đồng thuê nhà ở; nhà ở do các cơ quan tự quản khoảng 3 triệu m2 với
85.000 căn hộ). Nhà ở thuộc sở hữu tư nhân và các sở hữu khác khoảng 7 triệu m2 chiếm
gần 60% quỹ nhà. Hiện nay mới chỉ có khoảng gần 40% các nhà ở tư nhân có giấy tờ
chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc sử dụng đất hợp pháp.
Ngoài ra, theo số liệu thống kê hiện tại Hà Nội có khoảng gần 10 triệu m2 nhà trụ sở làm
việc của các cơ quan Nhà nước; trụ sở giao dịch, điều hành của các doanh nghiệp; khách
sạn văn phòng làm việc cho thuê của các dự án đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước.
Trong toàn bộ quỹ nhà ở của Hà Nội có khoảng 80% là nhà thấp tầng (1 – 3 tầng); 20% là
nhà chung cư cao tầng (4 – 5 tầng). Những năm vừa qua, quỹ nhà ở tư nhân do nhân dân
tự đầu tư xây dựng nhà cao tầng (4- 5 tầng) khoảng 20% quỹ nhà ở tư nhân. Phần lớn các
khu nhà ở của Hà Nội không được xây dựng đồng bộ, hạ tầng kỹ thuật chắp vá, thiếu niên
nghi, thiếu công trình phúc lợi công cộng, môi trường bị ô nhiễm, mật độ dân cư phân bổ
không đồng đều quá tải ở khu trung tâm; Khu vực 36 phố cổ có mật độ dân số tới 40.000
người/km2 so với mật độ dân số trung bình toàn Thành phố là 26.000 người/km2.
Từ khi Nhà nước thực hiện xoá bỏ bao cấp về nhà ở, do có nhiều khó khăn Nhà nước ít
đầu tư xây dựng nhà ở, 80% diện tích nhà ở do nhân dân tự đầu tư xây dựng hoặc cán bộ
công nhân viên của các cơ quan tự đầu tư xây dựng. Từ năm 1998 trở về trước các mô
hình phát triển nhà ở thực hiện riêng lẻ, tự phát, không theo dự án dẫn đến tình trạng lộn
xộn trong xây dựng, cải tạo nhà. Từ năm 1998 đến nay, phát triển nhà ở đã dần thực hiện
theo các dự án và hình thành các khu đô thị mới trên cơ sở quy hoạch phát triển đô thị
đồng bộ cả nhà ở và hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển đô thị thành phố Hà Nội đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt, về cơ b ...