Danh mục

Nhà Tây Sơn 2

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 126.83 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhà Tây Sơn 2Ông Huệ về nhà kết duyên cùng bà Phạm Thị Liên người thôn Phú Phong huyện Tuy Viễn. Ông Nhạc giao việc buôn trầu cho vợ. Bà Nhạc họ Trần quê ở thôn Trường Ðịnh cách Kiên Mỹ hai thôn là Thuận Nghĩa và Dõng Hòa, về phía đông. Bà là người hiền đức, làm việc siêng năng, ăn tiêu kiệm ước, nhưng đối đãi với làng xóm, khách khứa và bạn hàng lại rất rộng rãi dịu dàng. Vì vậy từ khi quyền điều khiển trường buôn trầu vào tay bà, thì lợi hàng ngày có...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhà Tây Sơn 2 Nhà Tây Sơn 2Ông Huệ về nhà kết duyên cùng bà Phạm Thị Liên người thôn Phú Phong huyệnTuy Viễn. Ông Nhạc giao việc buôn trầu cho vợ. Bà Nhạc họ Trần quê ở thôn TrườngÐịnh cách Kiên Mỹ hai thôn là Thuận Nghĩa và Dõng Hòa, về phía đông. Bà làngười hiền đức, làm việc siêng năng, ăn tiêu kiệm ước, nhưng đối đãi với làngxóm, khách khứa và bạn hàng lại rất rộng rãi dịu dàng. Vì vậy từ khi quyền điềukhiển trường buôn trầu vào tay bà, thì lợi hàng ngày có tăng chớ không có giảm.Ông Nhạc được rảnh tay để lo việc nước việc dân [9]. Cho rằng mối lợi về việc buôn trầu không thấm vào đâu đối với đại sự, một mặtông lo tổ chức việc đánh bạc, mặt khác tổ chức việc khẩn hoang. Và nghĩ rằng mộtcây làm chẳng nên non, ông bèn sai ông Huệ đi liên lạc cùng những người có tiếngvề văn về võ ở khắp ba huyện Tuy Viễn, Phù Ly, Bồng Sơn. Hợp tác cùng anh em ông Nhạc sớm nhất là: - Nguyễn Thung một phú nông ở Thuận Nghĩa là một thôn trù phú ở sát KiênMỹ về phía đông. - Võ Văn Dũng, Võ Ðình Tú ở thôn Phú Phong, ở phía nam ngạn sông Côn,nằm song song với Kiên Mỹ. - Bùi Thị Xuân, người thôn Xuân Hòa ở dưới Phú Phong, và chồng là TrầnQuang Diệu, người Ân tín huyện Hoài Ân. Ðó là những tay võ giỏi. Còn bên văn thì có: - Võ Xuân Hoài, ở Phú Phong, đồng tông nhưng khác chi với ông Dũng, ôngTú. - Trương Mỹ Ngọc ở An Nhơn. Mọi người đều được phân công rành mạch. Người thì lo việc kinh tế tài chánh,người thì lo việc nhân sự, người thì lo việc quân sự. Sòng bạc mỗi ngày mỗi mở rộng. Trong số con bạc có nhiều tay dũng sĩ có đạichí. Sòng bạc trở thành nơi vừa làm lợi vừa chọn nhân tài. Ông Nhạc cho khẩn hoang nhiều diện tích rộng lớn tại An Khê, tại ThượngGiang (Tây Sơn Trung), Ðồng Hưu, Ðồng Vụ (Phú Phong, Trinh Tường), ÐồngQuang (Thuận Ninh) vân vân...Những đồng bào mộ đi khai khẩn, phần đông trởthành nghĩa quân. Nguyễn Nhạc tìm cách đánh lạc hướng để bọn quan lại của chúa Nguyễn khôngdò được chí hướng của mình. Nguyên để thu thuế vùng Tây Sơn, viên tuần phủ Quy Nhơn cho lập một đồnchính ở Trinh Tường và một đồn phó ở Hữu Giang, do một biện lại và một phóbiện lại chỉ huy. Từ ngày Nguyễn Phúc Thuần lên ngôi chúa (1765), Trương PhúcLoan lộng hành, trong nước giặc cướp nổi dậy khắp nơi, người ấp Tây Sơn khôngchịu nạp thuế. Biện lại, phó biện lại luôn luôn bị cách chức vì bất lực. Không cònai dám nhận chức biện lại. Ông Nhạc tình nguyện đảm đương. Ðồng bào trongvùng đã sẵn lòng mến mộ ông Nhạc, nên chỉ những người nghèo khổ không đủkhả năng mới trốn thuế. Những phần thuế bị thiếu, ông Nhạc xuất tiền nhà bù vào.Quan trên thấy ông Nhạc đắc lực bèn đem lòng tín nhiệm. Nhân dân thấy ôngNhạc biết thương kẻ nghèo, đã phục càng thêm phục. Trên được quan tin dướiđược dân mến ông Nhạc được ung dung lo việc của mình, không còn sợ ai dòmngó. Tài chánh mỗi ngày mỗi thêm dồi dào, những tay văn hay, võ giỏi mỗi ngày tụhội mỗi thêm đông, những tráng niên, thanh niên có gan có s ức, đến với các trángsĩ để học võ và khai khẩn đất hoang, mỗi ngày mỗi thêm tấp nập. Nguyễn Nhạcbèn xuống An Thái trình bày mọi việc cho thầy rõ. Trương công rất mừng, lấythanh kiếm cổ đem giao lại cho ông Nhạc: - Ðã đến lúc dùng đến rồi. Cần phải lo củng cố nhân tâm và biểu dương thanhthế. Nguyễn Nhạc lĩnh ý ra về. Một hôm, người thôn Phú Lạc nghe trên hòn Trưng Sơn có tiếng chiêng trốngvà thấp thoáng có ánh lửa lập lòe. Ai nấy đều thất kinh! Hòn Trưng Sơn tuy ở gầnthôn xóm, nhưng không mấy ai dám vào, vì trên hòn có mả mẹ chàng Lía rất linhthiêng và có nhiều cọp. Nghe tiếng chiêng tiếng trống và thấy ánh lửa, người thìbảo rằng hồn chàng Lía về thăm mẹ, người thì cho là quỷ thần mở hội vui. Kẻ bànngười tán, không mấy chốc đồn vang khắp vùng, khắp huyện, rồi khắp cả haihuyện ngoài. Một đồn mười, mười đồn trăm. Các thầy t ướng số bảo rằng đó là túkhí của non sông xuất hiện, là điềm cho biết trước rằng trong vùng sẽ có chân chúara cứu đời. Tin đồn khắp nơi. Nhân dân chịu đã không nổi ách chuyên chế của Vua chúanhà Nguyễn, ai nấy đều hy vọng sớm có cuộc đổi thay và mọi người đều hướngtâm về nẻo Trưng Sơn. Cách đó không lâu nhà Nguy ễn Nhạc có kỵ. Khách khứa đông đúc. Cỗ bàn ănxong thì trời đã khuya. Người ở gần thì lục tục ra về, khách ở xa đều phải nghỉ lại.Bỗng cảnh tượng hôm trước tái hiện nơi Trưng Sơn. Lần này tiếng chiêng tiếngtrống lại rền trời, và ánh lửa lại sáng ngời cả núi. Tuy đã trông thấy cảnh tượng đólần thứ hai, người trong vùng vẫn kinh sợ, và các tay võ sĩ tuy xem thường gươmgiáo, nhưng lắm người cảm thấy ớn lạnh châu thân. Nguyễn Nhạc rủ mọi người lên xem quỷ thần làm trò gì. Phần đông đều e ngại.Chỉ có chừng mười người xin theo. Nai nịt gọn gàng, chân vũ hài, tay trường kiếm, trường côn, đoàn người mạnhdạn lên núi. Tiếng trống chiêng dứt, ánh lửa tắt dần. Khi lên gần tới đỉnh, thì trongánh sáng chập chờn, thấy hiện ra một lão trượng mặc triều phục, râu ...

Tài liệu được xem nhiều: