Nha Trang là một thành phố ven biển và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoahọc kỹ thuật và du lịch của tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam. Trước khi trở thành phần đấtcủa Việt Nam, Nha Trang thuộc về Chiêm Thành. Các di tích của người Chăm vẫn còntại nhiều nơi ở Nha Trang. Nha Trang được Thủ tướng chính phủ Việt Nam côngnhận là đô thị loại 1 vào ngày 22 tháng 4 năm 2009. Đây là một trong 4 đô thị loại 1trực thuộc tỉnh cùng với Huế, Đà Lạt và Vinh...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nha Trang Nha Trang Anh về Bình Định thăm cha Phú Yên thăm mẹ, Khánh Hòa thăm em Khánh Hòa là xứ trầm hương Non cao, biển rộng, người thương đi vềI Tổng Quan Về Nha TrangNha Trang là một thành phố ven biển và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoahọc kỹ thuật và du lịch của tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam. Trước khi trở thành phần đấtcủa Việt Nam, Nha Trang thuộc về Chiêm Thành. Các di tích của người Chăm vẫn còntại nhiều nơi ở Nha Trang. Nha Trang được Thủ tướng chính phủ Việt Nam côngnhận là đô thị loại 1 vào ngày 22 tháng 4 năm 2009. Đây là một trong 4 đô thị loại 1trực thuộc tỉnh cùng với Huế, Đà Lạt và VinhCác bãi biển đẹp của thành phố này đã biến nó thành một danh lam thắng cảnh. Nơiđây cũng được biết đến như một địa điểm lý tưởng để tổ chức các sự kiện lớn nhưFestival Biển (Nha Trang), hay các cuộc thi sắc đẹp lớn như Hoa hậu Việt Nam, Hoahậu Thế giới người Việt 2007 và 2009, Hoa hậu Hoàn vũ 2008, Hoa hậu Thế giới2010...01 Địa lýThành phố Nha Trang hiện nay có diện tích tự nhiên là 251 km², dân số 350.375 người(2005)[1]. Phía Bắc giáp huyện Ninh Hòa, phía Nam giáp huyện Cam Lâm, phía Tây giáphuyện Diên Khánh, phía Đông giáp Biển Đông.01.1 Đồng bằng Diên Khánh - Nha TrangNha Trang nằm ở phía Đông Đồng bằng Diên Khánh - Nha Trang. Một đồng bằngđược bồi lấp bởi sông Cái Nha Trang có diện tích gần 300 km², địa hình đòng bằng bịphân hóa mạnh: • phần phía Tây dọc sông Chò từ Khánh Bình đến Diên Đồng bị bóc mòn, độ cao tuyệt đối khoảng 10-20 m • phần phía Đông là địa hình tích tụ độ cao tuyệt đối dưới 10m, bề mặt địa hình bị phân cắt mạnh bởi các dòng chảy.01.2 Sông Cái Nha TrangSông Cái Nha Trang (còn có tên gọi là sông Phú Lộc, sông Cù) có chiều dài 79 km, phátnguyên từ Hòn Gia Lê, cao 1.812 m, chảy qua các huyện Khánh Vĩnh, Diên Khánh vàthành phố Nha Trang rồi đổ ra biển ở Cửa Lớn (Đại Cù Huân). Sông Cái Nha Trang có7 phụ lưu, bắt nguồn ở độ cao từ 900 đến 2.000 m nhưng lại rất ngắn, thường dưới20 km nên độ dốc rất lớn tạo nhiều ghềnh thác ở thượng lưu. Sông chảy đến thônXuân Lạc, xã Vĩnh Ngọc, thành phố Nha Trang thì chia làm 2 nhánh:Một nhánh chảy theo hướng Đông-Nam, men theo chân núi Đồng Bò, chảy xuốngTrường Đông, Vĩnh Trường và chảy ra cửa biển Tiểu Cù Huân, gọi là Cửa Bé. Nhánhnày hiện nay đã bị lấp, chỉ đến mùa nước lũ, dòng chính mới hiện rõ.Nhánh thứ hai chảy xiên theo hướng Đông - Bắc (đây là nhánh chính của sông Cái) từXuân Lạc, xã Vĩnh Ngọc chảy đến Ngọc Hội, sông chia làm 2 chi: • Chi thứ nhất chảy vào Phương Sài, gọi là Ngư Trường (người xưa mượn bến Trường Cá tại Phường Củi mà đặt), rồi chảy xuống Hà Ra (nơi đây xưa kia, nước xoáy tạo thành một đầm rộng gọi là đầm Xương Huân nay đã bị lắp để xây chợ Đầm) rồi chảy tiếp ra cửa Đại Cù Huân, tức Cửa Lớn Nha Trang. • Chi thứ hai rộng và sâu hơn, chảy xuống Xóm Bóng - Cù Lao, rồi cũng chảy ra cửa Nha Trang như chi kia.Hai chi trước khi chảy ra cửa biển, gặp nhau và cùng ôm lấy cồn đất phù sa, tên gọi làCồn Dê (Cồn Ngọc Thảo).Phần thượng lưu của sông Cái Nha Trang có rất nhiều thác. Từ cửa sông Chò trở lênthì có thác Đồng Trăng, thác Ông Hào, thác Đá Lửa, thác Nhét, thác Mòng, thác Võng.Qua khỏi thác Võng thì có thác Dằng Xay, thác Tham Dự, thác Ngựa, thác HôngTượng, thác Trâu Đụng, thác Giang Ché, thác Trâu Á, thác Nai, thác Rùa, thác Hòm...Phần trên nguồn còn có rất nhiều thác nhưng ít người lên đến nên không có tên gọi.02 Khí hậuKhí hậu Nha Trang tương đối ôn hòa hơn. Thường có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùanắng. Mùa mưa ngắn, từ khoảng giữa tháng 9 đến giữa tháng 12 dương lịch, tập trungvào 2 tháng 10 và tháng 11, lượng mưa thường chiếm trên 50% lượng mưa trong năm.Những tháng còn lại là mùa nắng, trung bình hàng năm có tới 2.600 giờ nắng.Nhiệt độtrung bình hàng năm của Nha Trang cao khoảng 26,7°C riêng trên đỉnh núi Hòn Bà(cách Nha Trang 30 km đường chim bay) có khí hậu như Đà Lạt và Sa Pa. Độ ẩmtương đối khoảng 80,5%. Nhiệt độ trung Mười Mười Một Hai Ba Tư Năm Sáu Bảy Tám Chín Mười bình/tháng một hai Cao nhất (°C) 27 28 29 31 32 32 32 32 32 30 28 27 Thấp nhất (°C) 22 22 23 25 26 26 26 26 25 24 24 22Lượng mưa (cm) 2.4 0.56 2.07 1.98 5.08 3.48 2.62 3.23 13.38 25.43 25.12 12.2103 Hành chínhMột góc thành phố Nha TrangNha Trang gồm 27 đơn vị hành chính, trong đó có: • 19 phường nội thành là: Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, Vĩnh Thọ, Xương Huân, Vạn Thắng, Vạn Thạnh, Phương Sài, Phương Sơn, Ngọc Hiệp, Phước Hòa, Phước Tân, Phước Tiến, Phước Hải, Lộc Thọ, Tân Lập, Vĩnh Nguyên, Vĩnh Trường, Phước Long (thành lập tháng 11 năm 1998), Vĩnh Hòa (thành lập tháng 4 năm 2002) ...