Danh mục

NHẬN DIỆN KHÁNG NGUYÊN (Kỳ 3)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 201.60 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thụ thể của tế bào T dành cho kháng nguyên Thụ thể của tế bào T dành cho kháng nguyên mà các phân tử MHC trình diện có cấu trúc dị dimer (heterodimer) tức là cấu trúc gồm hai chuỗi khác nhau. Các chuỗi đó có ký hiệu là chuỗi alpha (a) và chuỗi beta (b). Trên mỗi chuỗi này lại có một vùng biến đổi (ký hiệu là vùng V) và một vùng hằng định (ký hiệu là vùng C) (Hình 9.5). Các vùng V và C của thụ thể của tế bào T dành cho kháng nguyên...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NHẬN DIỆN KHÁNG NGUYÊN (Kỳ 3) NHẬN DIỆN KHÁNG NGUYÊN (Kỳ 3) Thụ thể của tế bào T dành cho kháng nguyên Thụ thể của tế bào T dành cho kháng nguyên mà các phân tử MHC trìnhdiện có cấu trúc dị dimer (heterodimer) tức là cấu trúc gồm hai chuỗi khác nhau.Các chuỗi đó có ký hiệu là chuỗi alpha (a) và chuỗi beta (b). Trên mỗi chuỗi nàylại có một vùng biến đổi (ký hiệu là vùng V) và một vùng hằng định (ký hiệu làvùng C) (Hình 9.5). Các vùng V và C của thụ thể của tế bào T dành cho khángnguyên có cấu trúc tương tự như các vùng V và C của phân tử kháng thể. Trênvùng V của mỗi chuỗi (a hoặc b) có ba vùng siêu biến hay còn gọi là vùng quyếtđịnh bổ cứu (cũng được ký hiệu từ CDR1 đến CDR3) trong đó vùng CDR3 làvùng có cấu trúc biến đổi nhiều nhất và cũng là vùng trực tiếp tham gia vào tươngtác với kháng nguyên. Cả hai chuỗi a và b của thụ thể của tế bào T dành cho khángnguyên đều cắm vào màng tế bào. Thụ thể của tế bào T dành cho kháng nguyênchỉ có trên bề mặt các tế bào chứ không tồn tại dưới dạng chế tiết như kháng thể.Ngoài ra thụ thể của tế bào T dành cho kháng nguyên không trải qua các quá trìnhchuyển lớp hay thuần thục ái lực như kháng thể trong suốt cuộc đời của mỗi tế bàolympho T. Hình 9.5: Cấu trúc của thụ thể của tế bào T dành cho kháng nguyên Cả chuỗi a và b đều đồng thời tham gia vào nhận diện các phân tử MHC vàcác peptide mà chúng trình diện (Hình 9.6). Một đặc điểm nổi bật được nhận rakhi nghiên cứu cấu trúc tinh thể đồ quang tuyến hình ảnh thụ thể của tế bào T dànhcho kháng nguyên gắn vào phức hợp peptide-phân tử MHC cho thấy thụ thể của tếbào T dành cho kháng nguyên chỉ nhận diện rất ít chỉ từ một đến ba gốc acideamine trên phân tử peptide mà thôi. Người ta cũng thấy rằng ngay cả trên các visinh vật có cấu trúc phức tạp thì cũng chỉ có vài đoạn peptide là thực sự được hệthống miễn dịch nhận diện và các đoạn peptide này được gọi là các quyết địnhkháng nguyên trội. Điều đó có nghĩa là các tế bào lympho T nhận biết sự khácnhau giữa các vi sinh vật chỉ dựa vào những khác biệt ở một vài acide amine thamgia tạo nên các quyết định kháng nguyên trội mà thôi. Thật ngạc nhiên là tính đặchiệu cao như vậy của các tế bào lympho T lại chỉ được duy trì dựa trên nhữngkhác biệt nho nhỏ như vậy giữa các peptide kháng nguyên. Hình 9.6: Thụ thể của tế bào T dành cho kháng nguyên nhận diện phức hợp peptide-phân tử MHC Khoảng từ 5 đến 10% tổng số tế bào lympho T trong cơ thể lại có các thụthể dành cho kháng nguyên không có cấu trúc từ hai chuỗi a và b mà thay vào đólà các chuỗi g và d có cấu trúc tương tự với chúng. Các tế bào này có tính đặc hiệu khác hẳn với các tế bào lympho T thôngthường. Các tế bào lympho T có thụ thể cấu trúc từ các chuỗi g và d có thể nhậndiện một số kháng nguyên khác nhau có bản chất là protein hoặc không phảiprotein và các kháng nguyên này thường không được trình diện bởi các phân tửMHC. Các tế bào này chủ yếu có mặt ở các biểu mô. Điều này cho thấy các tế bàolympho T có thụ thể cấu trúc từ các chuỗi g và d nhận diện các vi sinh vật thườnggặp ở các bề mặt niêm mạc. Tuy nhiên người ta còn chưa hiểu hết về tính đặc hiệu cũng như chức năngcủa các tế bào này. Một tiểu quần thể tế bào lympho khác chiếm khoảng dưới 5%tổng số tế bào lympho lại có các dấu ấn của các tế bào giết tự nhiên (tế bào NK)nên được gọi là các tế bào T giết tự nhiên (NK-T cell). Các tế bào T giết tự nhiên thì có thụ thể của tế bào T dành cho khángnguyên cấu trúc từ các chuỗi a và b nhưng chúng có khả năng nhận diện các khángnguyên có bản chất là glycolipid hoặc không phải là các peptide. Các phân tử này được trình diện bởi các phân tử giống như phân tử MHCvà không đa kiểu hình (nonpolymorphic MHC-like molecules). Người ta cũngchưa hiểu hết về chức năng của các tế bào T giết tự nhiên. ...

Tài liệu được xem nhiều: