Danh mục

Nhận diện một số vấn đề từ thực tiễn xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 và định hướng xây dựng nông thôn mới ở vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng Sông Cửu Long

Số trang: 30      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.26 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu trình bày nhận diện vấn đề cơ bản từ thực tiễn xây dựng nông thôn mới ở vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng Sông Cửu Long; định hướng xây dựng nông thôn mới sau năm 2020.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhận diện một số vấn đề từ thực tiễn xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 và định hướng xây dựng nông thôn mới ở vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng Sông Cửu Long BAN CHỦ NHIỆM CHƢƠNG TRÌNH KHOA HỌC CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NHẬN DIỆN MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỪ THỰC TIỄN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2010-2020 VÀ ĐỊNH HƢỚNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở VÙNG ĐÔNG NAM BỘ VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM) được triển khai thực hiện chính thức trên phạm vi cả nước kể từ năm 2010. Đây là một chương trình tổng thể, gồm nhiều nội dung, như: quy hoạch xây dựng; phát triển hạ tầng kinh tế xã hội; chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, giảm nghèo; phát triển y tế, giáo dục; cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; xây dựng đời sống và văn hóa vùng nông thôn,... Để nhận diện những vấn đề nổi bật, nhằm tổng kết 10 năm xây dựng NTM cho vùng Đông Nam Bộ (ĐNB) và Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), chúng tôi chủ yếu sử dụng thông tin từ các báo cáo sơ kết xây dựng NTM, các báo cáo về tái cơ cấu ngành nông nghiệp và những bài viết có liên quan tại hai vùng này. Ngoài ra, nhằm có ý kiến đa chiều để phản biện chương trình NTM, chúng tôi có tham vấn một số cán bộ quản lý tại các địa phương và sử dụng thông tin từ cuộc khảo sát nhanh hộ dân4. Đông Nam Bộ là vùng kinh tế trọng điểm phía nam, có thế mạnh về sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ và có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất cả nước. Tổng giá trị sản phẩm trên địa bàn vùng ĐNB tính đến năm 2017 là 1.978 nghìn tỷ đồng (dẫn đầu là thành phố Hồ Chí Minh chiếm 53,6% cả vùng ĐNB). Trong khi đó, ĐBSCL có mạng lưới sông, kênh, rạch dày đặc; có lợi thế về phát triển nông nghiệp, là vựa lúa gạo lớn nhất của Việt Nam. Hai vùng ĐNB và ĐBSCL gần nhau về địa lý, tạo thành chuỗi liên kết về sản xuất, kinh tế, thương mại, văn hóa, chính trị cho cả khu vực phía Nam. Báo cáo này tập trung phân tích, đánh giá các kết quả thực tiễn và định hướng xây dựng NTM của hai vùng, nhằm cung cấp cho các đại biểu một số thông tin nổi bật khi tổng kết xây dựng NTM. Bên cạnh việc mô tả những chuyển biến và thành tựu nổi bật, chúng tôi sẽ phân tích những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế khi xây dựng NTM và định hướng xây dựng NTM giai đoạn sau năm 2020. Báo cáo gồm hai phần: (1) Nhận diện vấn đề cơ bản từ thực tiễn xây dựng NTM vùng ĐNB và ĐBSCL; (2) Định hướng xây dựng NTM sau năm 2020 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA 10 NĂM XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI, 2010-2020 1.1. Chuyển biến tích cực khi xây dựng NTM ở ĐNB và ĐBSCL 1.1.1. Sự ia tăn chỉ tiêu kết quả đạt chuẩn NTM 4 Đại học Nông Lâm TP.HCM phụ trách tỉnh Đồng Nai (30 hộ xã Xuân Định, huyện Xuân Lộc; 30 hộ xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu); Viện xã hội học phụ trách tỉnh Sóc Trăng (30 hộ xã Vĩnh Hải – huyện Vĩnh Châu; 30 hộ xã Tham Đôn – huyện Mỹ Xuyên). Thời gian thực hiện các khảo sát này vào tháng 3-4/2019. 27 Từ thời điểm ban đầu, năm 2010, cả hai vùng không có xã đạt chuẩn, thì tính đến tháng 8 năm 2019, vùng ĐNB có tỷ lệ 70% số xã đạt tiêu chuẩn NTM (311/445 xã), vùng ĐBSCL có 44% xã đạt tiêu chuẩn NTM (563/1286 xã). Với kết quả này, ĐNB hiện đứng thứ 2 của cả nước (đứng đầu cả nước là vùng ĐBSH 75,33%; bình quân cả nước là 50,8%). Mặc dù, vùng ĐBSCL có có tỷ lệ xã đạt chuẩn NTM thấp hơn tỷ lệ bình quân chung của cả nước, nhưng xét về số tiêu chí bình quân mỗi xã đạt được, thì cả vùng ĐBSCL và ĐNB đều cao hơn. Cụ thể, số tiêu chí mỗi xã đạt được bình quân cả nước là 15,26, trong khi đó ĐNB là 17,10 và ĐBSCL là 15,43. Xét ở cấp huyện, theo số liệu thống kê đến tháng 8 năm 2019, trong số 89 huyện đạt chuẩn NTM của cả nước thì ĐNB có 18 huyện (chiếm 20%) và ĐBSCL có 12 huyện (chiếm 14%). Ngoài ra, đến nay chỉ còn 6% xã ở cả hai vùng đạt dưới 10 tiêu chí. Như vậy, các địa phương ở cả hai vùng ĐNB và ĐBSCL đã có nổ lực đáng khen trong việc hoàn thành mục tiêu chương trình NTM. Dẫn đầu về tốc độ đạt chuẩn NTM ở vùng ĐNB là tỉnh Đồng Nai và Bình Dương (với 100% xã đạt chuẩn), kế đến là TP.HCM (96%). Các tỉnh còn lại như Tây Ninh, Bình Phước và Bà Rịa–Vũng Tàu vẫn đang tiếp tục phấn đấu. Một số tỉnh thành, ví dụ như Đồng Nai đã xây dựng NTM theo chuẩn nâng cao với 31 xã đạt chuẩn. Tại vùng ĐBSCL, Cần Thơ là đơn vị dẫn đầu, với 94% số xã đạt chuẩn, số tiêu chí bình quân đạt được ở mỗi xã là 18,69 tiêu chí/xã. 1.1.2. Cơ s hạ tần được đầu tư mạnh mẽ Cơ sở hạ tầng (CSHT) ở cả hai vùng đều được đầu tư xây dựng trong suốt thời gian qua. Các tỉnh thành đều có tỷ lệ xã đạt bình quân cao hơn mặt bằng chung cả nước. Đối với cả hai vùng ĐNB và ĐBSCL, tính đến tháng 6/2019, những tiêu chí có tỷ lệ cao các xã hoàn thành bao gồm: CSHT cho thông tin & truyền thông, thủy lợi, điện và thương mại nông thôn. Tỷ lệ xã đạt chuẩn những tiêu chí này giữa hai vùng khá đồng đều. Trong đó, CSTH thông tin & truyền thông từ 95% xã trở lên đạt chuẩn, thủy lợi trên 97%, thương mại nông thôn trên 85% và điện trên 86%. Xét trong vùng ĐNB, mặc dù giao thông và cơ sở vật chất văn hóa có tỷ lệ xã hoàn thành thấp hơn, nhưng lại là những tiêu chí có sự thay đổi nhiều nhất. Cụ thể, đối với giao thông, từ 4,05% xã đạt chuẩn ở năm 2010 đã tăng lên 74,89% xã đạt chuẩn vào 6/2019; còn với cơ sở vật chất văn hóa, từ 5,33% tăng lên 79,56%. Thành tựu của vùng ĐNB trong khía cạnh giao thông là từ chỗ đường xá còn nhỏ hẹp, lầy lội, gây khó khăn cho việc đi lại, thì đến nay, các tuyến đường được bê tông hóa và nhựa hóa. Đối với cơ sở vật chất văn hóa nông thôn, các xã đã có thêm nhà văn hóa, điểm vui chơi, giải trí và sân thể thao phục vụ cộng đồng. Trong khi đó, ở vùng ĐBSCL thì những tiêu chí có sự thay đổi mạnh nhất chính là hạng mục cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn (từ 15,42% năm 2010 lên 85,63% tháng 6/2019), kế đế ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: