Danh mục

Nhân giống hoa sứ bằng phương pháp gieo hạt

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 637.29 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cây hoa sứ ở Việt Nam được trồng phổ biến ở các gia đình, nhân giống chủ yếu bằng phương pháp giâm cành. Phương pháp này đơn giản. Chỉ việc lấy nhánh già của cây sứ đem phơi cho khô mủ sau đó đem trồng, ưu điểm là giữ nguyên tính trạng của cây mẹ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhân giống hoa sứ bằng phương pháp gieo hạtNhân giống hoa sứ bằng phương pháp gieo hạtCây hoa sứ ở Việt Nam được trồng phổ biến ở các gia đình, nhân giống chủ yếubằng phương pháp giâm cành. Phương pháp này đơn giản. Chỉ việc lấy nhánh giàcủa cây sứ đem phơi cho khô mủ sau đó đem trồng, ưu điểm là giữ nguyên tínhtrạng của cây mẹ. Nhưng tốc độ nhân giống chậm, gốc sứ lại chậm phát triển,không lai tạo được các giống sứ mới.Một phương pháp nhân giống khá phổ biến hiện nay đó là gieo hạt. Hạt sứ có đượcdo thụ phấn tự nhiên hoặc thụ phấn nhân tạo. Thường thì các gia đình trồng mộtvài cây sẽ ít bắt gặp sứ đậu trái, muốn có trái sứ phải tiến hành thụ phấn cho hoa.Ngược lại, ở các vườn sứ lớn thì việc cây sứ đậu trái xảy ra thường xuyên sau mỗiđợt hoa. Cũng có cây đậu trái nhiều (hoa chùm, cuống hoa to, hoa có mùi hươngthu hút côn trùng), cũng có cây rất khó đậu trái tự nhiên (cuống hoa nhỏ lại ít hoatrên một chùm).Trái sứ cũng có nhiều hình dạng khác nhau. Các giống sứ có màu đỏ thì cho tráithon, dài, vỏ có màu hơi nâu đỏ. Các giống sứ có màu trắng, sáng thì cho trái ngắnhơn, vỏ có màu xanh. Các giống sứ hoa sọc thì cho trái ngắn, mập. Mỗi cặp tráithường có từ 150 đến 300 hạt. Nếu sứ đậu cùng lúc nhiều trái thì chỉ nên giữ lại từ2 – 4 cặp để đảm bảo chất lượng hạt bên trong và không ảnh hưởng đến cây.Trái sứ khi sắp thu hoạch được sẽ ngả sang màu nâu sậm, bắt đầu xuất hiện vết nứtdọc theo thân.Lúc này, ta dùng một sợi kẽm mảnh hoặc dây nylon để giữ lớp vỏ này lại, tránh sựxâm nhập từ bên ngoài (côn trùng, nước tưới…) đồng thời để giữ không cho hạtbay đi.Sau khoảng thời gian từ 2 – 3 tuần, trái sứ sẽ khô hoàn toàn, lúc này ta có thể thuhoạch trái để lấy hạt.Hạt sứ nằm dọc hai bên vỏ. Có loại hạt dài, có loại hạt tròn và mập. Hai đầu hạt cóchùm lông tơ. Trong tự nhiên, chùm lông tơ này giúp cho hạt sứ có thể phát tánđược. Khi thu hoạch, ta ngắt bỏ chúng đi. Hạt sứ không nên để quá lâu sau khi thuhoạch, sẽ làm giảm tỉ lệ nảy mầm và sức sinh trưởng của cây sứ con sau này.Chuẩn bị chất trồng: Chất trồng để gieo hạt bao gồm hỗn hợp tro trấu (40%), bộtdừa (30%), vỏ trấu tươi (10%). Ủ trong thời gian trên 7 ngày. Ở đây tôi khuyênkhông nên dùng đất sạch để gieo hạt. Sẽ trình bày cụ thể hơn ở mục Chất trồng chocây sứ.Có thể gieo hạt trong khay ươm hay trong chậu nhựa, mỗi chậu có thể gieo một hạthay nhiều hạt. Khi cây sứ con đạt chiều cao từ 4 – 5 cm thì tách ra từng chậu nhỏ.Cho chất trồng vào khay ươm hay vào chậu, tưới cho ướt đẫm trước 1 ngày đêm.Trước khi gieo hạt cần ngâm hạt trong nước ấm từ 6 – 8 giờ, đồng thời loại bỏnhững hạt lép. Dùng que tạo rãnh để gieo hạt, nên đặt hạt nằm ngang.Cây sứ con không nên trồng trong chậu quá lớn, rễ bị lạnh nên cũng phát triểnchậm. Rễ chưa kịp hút chất dinh dưỡng trong đất trồng thì đã bị nước tưới cuốntrôi đi. Tùy thuộc vào kích thước cây mà thay chậu cho phù hợp. Nếu gieo trong lynhựa (loại 300 – 350 ml), khi cây đạt chiều cao 4 – 5 cm thì bổ sung thêm phân bòhoai, bóp nhuyễn hoặc bánh dầu bột để bổ sung chất dinh dưỡng cho cây. Đến khinào thấy rễ cây đâm lan ra đầy ly, tới chỗ thoát nước, thì thay sang loại chậu cóđường kính lớn hơn chậu cũ từ 3 – 6 cm. Hơn nữa, việc thay chậu theo từng bướcnhư vậy giúp định hình bộ rễ cây sứ, sau này tạo ra những gốc sứ có hình dángđẹp. Cũng không nên sử dụng phân hóa học trong thời gian này, sẽ làm cây sứ pháttriển nhanh nhưng gốc sứ không “cứng cáp”, dễ bị úng.Tác giả: Nguyễn Phát Lợi

Tài liệu được xem nhiều: