Danh mục

Nhân lực nữ trong ngành công nghệ phần mềm: Cơ hội và thách thức

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 143.45 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm lại, từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy muốn tăng tỉ lệ nữ trong ngành Công nghệ phần mềm thì điều quan trọng và cần thiết hàng đầu là tạo cơ hội phân công lao động bình đẳng cho phụ nữ, đồng thời thay đổi nhận thức theo hướng thừa nhận năng lực của phụ nữ và gỡ bỏ những hàng rào cản trở phụ nữ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhân lực nữ trong ngành công nghệ phần mềm: Cơ hội và thách thức JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Science., 2010, Vol. 55, N◦ . 5, pp. 125-132 NHÂN LỰC NỮ TRONG NGÀNH CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC Đặng Thị Minh Lý Đại học Vinh1. Đặt vấn đề Ngành Công nghệ phần mềm mới phát triển ở Việt Nam và phần lớn các côngty phần mềm Việt Nam được thành lập trong những năm đầu thập niên 90 của thếkỷ XX. Nhưng nền Công nghệ phần mềm non trẻ này đã có những bước phát triểnnhanh chóng - trung bình khoảng 40%/ năm trong giai đoạn 2000 – 2005. Đến năm2007, ở nước ta có trên 750 công ty phần mềm với số lượng 35.000 cán bộ nhân viên.Công nghệ phần mềm là một trong năm chuyên ngành cơ bản của Công nghệ thôngtin đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng phát triển cho cácdoanh nghiệp, là một trong những yếu tố cơ bản để xây dựng nền tảng phát triểnkinh tế của quốc gia. Trong đội ngũ nhân lực của ngành Công nghệ phần mềm Việt Nam, phụ nữchỉ chiếm khoảng 15%, còn lại 85% là nam giới. Trước yêu cầu phát triển mạnhngành công nghiệp này trong những năm tới, một vấn đề đặt ra là phải phân tíchnhững cơ hội và thách thức đào tạo nguồn nhân lực nữ để vừa đảm bảo thực hiệnbình đẳng xã hội vừa phát huy các thế mạnh của lao động nữ, nhằm đáp ứng nhucầu của ngành kinh tế được coi là mũi nhọn này. Tại sao trong nguồn nhân lực ngành Công nghệ phần mềm tỉ lệ nữ lại quá ítso với nam giới? Lao động nữ có mặt mạnh và mặt yếu kém gì và đang phải đối mặtvới những thách thức gì để có thể nắm bắt được những cơ hội nhằm tăng mạnh vềsố lượng và chất lượng? Các câu hỏi này có thể được làm sáng tỏ qua việc phân tíchkết quả điều tra 1056 cán bộ trong đó có 787 nam và 269 nữ tại 26 công ty phầnmềm ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh [8].2. Nội dung nghiên cứu2.1. Mức độ phù hợp của lao động nữ và nam trong Công nghệ phần mềm Các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu cho thấy mức độ thamgia của lao động nữ trong lĩnh vực Công nghệ phần mềm thấp hơn rất nhiều so với 125 Đặng Thị Minh Lýnam giới và chưa tương xứng với sự phát triển nhanh của ngành công nghiệp cònnon trẻ này. Liệu đây có phải là kết quả của việc lao động nữ không phù hợp với cáchoạt động chuyên môn của ngành Công nghệ phần mềm không? Câu hỏi này gợi rasự cần thiết phải tìm hiểu ý kiến đánh giá của chính những người lao động nam vànữ trong ngành phần mềm. Kết quả khảo sát về mức độ phù hợp của lao động namvà nữ đối với việc lập trình được trình bày trong bảng 1 dưới đây. Bảng 1. Đánh giá về mức độ phù hợp của lao động nam và nữ đối với việc lập trình (%) Quan điểm của những người làm việc Nam Nữ trong lĩnh vực phần mềm Phù hợp với nữ hơn 1,5 2,6 Phù hợp với nam hơn 63,2 50,6 Không có sự khác nhau 35,3 46,8 (Nguồn 8) Bảng 1 cho thấy: Tỷ lệ cả nam và nữ đánh giá việc lập trình phù hợp với nữgiới chiếm rất thấp (nam 1,5%; nữ 2,6%). Trong khi đó phần lớn nam được điều trađều cho rằng việc lập trình thích hợp hơn với nam giới (nam 63,2%). Chỉ có 50,6%phụ nữ đồng ý với quan điểm này. Tuy nhiên có hơn một phần ba nam giới và gầnmột nửa số phụ nữ cho rằng không có sự khác nhau giữa nam và nữ trong mứcđộ phù hợp với công việc lập trình. Điều này có nghĩa là cả nam và nữ đều có thểlàm việc trong lĩnh vực Công nghệ phần mềm. Chỉ một bộ phận nam giới có nhữngthành kiến đã ăn sâu vào nếp nghĩ rằng việc lập trình phù hợp với nam giới nhiềuhơn so với nữ giới.2.2. Nguyên nhân bất bình đẳng giới trong ngành Công nghệ phần mềm Việc tỉ lệ nữ lao động trong ngành Công nghệ phần mềm thấp chứng tỏ cóhiện tượng bất bình đẳng giới trong một ngành kinh tế rất hiện đại này. Các lý thuyết về bình đẳng giới thường nêu những lý do khác nhau để giảithích sự bất bình đẳng giới trong các ngành kinh tế như sau: Lý thuyết về xã hội hoá vai trò giới cho rằng [6] phụ nữ không được xã hộihoá tức là không được giáo dục và đào tạo để có những năng lực, kỹ năng phù hợpcho việc thực hiện vai trò giới của họ trong lĩnh vực Công nghệ phần mềm. Trongtrường hợp ở đây, các trường học từ phổ thông đến đại học có thể đã không địnhhướng giáo dục - đào tạo phụ nữ để họ có đủ năng lực và kỹ năng chuyên môn nghềnghiệp tìm việc làm trong ngành này. Dấu hiệu rõ nhất ở đây là tỉ lệ nữ giỏi toán,tỉ lệ nữ thi khối A và tỉ lệ nữ học khoa học Công nghệ thông tin luôn ít hơn hẳn sovới nam giới.126 Nhân lực nữ trong ngà ...

Tài liệu được xem nhiều: