Danh mục

Nhận thức của nhà quản trị về chỉ số đo lường hiệu suất cốt yếu (KPIs) trong doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 405.94 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày về chỉ số đo lường hiệu suất cốt yếu (KPIs) trong đánh giá thành tích của doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) - một chủ đề mới đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và được áp dụng bởi nhiều doanh nghiệp. Để hệ thống đánh giá thành tích theo KPIs được triển khai hiệu quả đòi hỏi nhà quản trị trong doanh nghiệp cần có nhận thức chính xác về bản chất, về vai trò và những điều kiện, khó khăn của doanh nghiệp khi triển khai đánh giá thành tích theo KPIs.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhận thức của nhà quản trị về chỉ số đo lường hiệu suất cốt yếu (KPIs) trong doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt NamTạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 34, Số 1 (2018) 48-57Nhận thức của nhà quản trị về chỉ số đo lường hiệu suất cốtyếu (KPIs) trong doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt NamTạ Huy Hùng*Khoa Quản trị Nhân lực, Trường Đại học Thương Mai,79 Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt NamNhận ngày 08 tháng 3 năm 2018Chỉnh sửa ngày 24 tháng 3 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 24 tháng 3 năm 2018Tóm tắt: Chỉ số đo lường hiệu suất cốt yếu (KPIs) trong đánh giá thành tích của doanh nghiệp nhỏvà vừa (SMEs) là một chủ đề mới đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và đượcáp dụng bởi nhiều doanh nghiệp. Để hệ thống đánh giá thành tích theo KPIs được triển khai hiệuquả đòi hỏi nhà quản trị trong doanh nghiệp cần có nhận thức chính xác về bản chất, về vai trò vànhững điều kiện, khó khăn của doanh nghiệp khi triển khai đánh giá thành tích theo KPIs. Vớiphương pháp nghiên cứu định lượng qua khảo sát 162 SMEs, tác giả đánh giá thực trạng về nhậnthức của nhà quản trị về bản chất, vai trò và những khó khăn khi triển khai chỉ số KPIs trong đánhgiá thành tích tại doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất giải pháp với nhà quản trị để cónhững nhận thức đúng đắng trong triển khai áp KPIs trong hệ thống đánh giá thành tích.Từ khóa: SMEs, KPIs, Hệ thống đánh giá thành tích.1. Đặt vấn đề gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. CácSMEs của Việt Nam cũng giống như các SMEscủa các nước đang phát triển phải đối mặt vớiáp lực cạnh tranh trong điều kiện nguồn lực bịgiới hạn (nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất),tính phức tạp, tính đa dạng trong hệ thống quảntrị và văn hóa doanh nghiệp (Garengo, P.,Biazzo, S., & Bititci, U. S. (2005) [4]; Martinsvà Salerno 1999 [5]; Cagliano, R., Blackmon,K. and Voss, C. (2001) [6]. Nghiên cứu củaMai Thanh Lan (2016) [7] khẳng định cácSMEs cần xây dựng lợi thế cạnh tranh dựa trênnguồn nhân lực. Để làm được điều đó, việc xâydựng hệ thống quản trị nhân lực chuyên nghiệpdựa trên nền tảng hệ thống đánh giá thành tíchcủa người lao động nhằm phát huy được hếttiềm năng của người lao động là vô cùngcần thiết.Trong bối cảnh toàn cầu hóa, áp lực cạnhtranh và đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng,nguồn nhân lực của doanh nghiệp cần đượcxem như nguồn lực mang lại lợi thế cạnh tranhcác doanh nghiệp cần xây dựng lợi thế cạnhtranh Barney (1991) [1], Lado & Wilson (1994)[2]. Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa(SMEs), nghiên cứu của các tác giả Aylin Ates,Patrizia Garengo, Paola Cocca, Umit Bititci(2013) [3] khẳng định các SMEs ngày càngđóng vai trò quan trọng và là nguồn động lựccho sự phát triển kinh tế của hầu hết các quốc_______ ĐT.: 84-918907586.Email: tahuyhung.vcu@gmail.comhttps://doi.org/10.25073/2588-1108/vnueab.413848T.H. Hùng / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 34, Số 1 (2018) 48-57KPIs là một trong những phương pháp củahệ thống quản lý thành tích được nhiều nhàquản trị trong doanh nghiệp đón nhận, nghiêncứu và triển khai. Trong nghiên cứu của các tácgiả Ahmad & Dhafr, 2002 [8]; Corbett, 1998[9]; Jakelski & Lebrasseur, 1997 [10]; Yeung,Chan, & Chan, 2009 [11] khẳng định KPIs làgiải pháp hữu hiệu trong hệ thống đánh giáthành tích để các doanh nghiệp cải thiện hiệuquả công việc. Tuy nhiên, nghiên cứu củaEpstein & Roy (2001) [12], Parmenter (2010)[13] đã chỉ ra rằng nhiều doanh nghiệp đangthiếu những chỉ số KPIs hiệu quả hoặc họ sửdụng các chỉ số đo lường không chính xác và córất ít các doanh nghiệp giám sát các chỉ số đolường hiệu suất đích thực. Nguyên nhân chínhđược đề cập tới là do nhận thức chưa chính xác,chưa đầy đủ về bản chất của chỉ số KPIs, về vaitrò của chỉ số KPIs khi áp dụng trong hệ thốngđánh giá thành tích mang lại và những khó khănkhi áp dụng KPIs trong các SMEs (Garengo, Pvà cộng sự, 2005) [4]2. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu2.1. Cơ sở lý luận2.1.1 Quản lý thành tích trong doanh nghiệpHệ thống quản lý thành tích là một chứcnăng quan trọng trong hệ thống quản trị nhânlực của doanh nghiệp (Ayoup, H., Omar, N. H.,& Rahman, I. K. A.,2012) [14]. Một hệ thốngquản lý thành tích tốt sẽ tạo ra sự cải thiện vềkết quả/ thành tích của cá nhân người lao động,của bộ phận và của doanh nghiệp. Nghiên cứucủa tác giả Garengo và cộng sự (2005) [4]khẳng định hệ thống quản lý thành tích là hệthống thu thập, phân tích, đánh giá thông tinnhằm hỗ trợ quá trình ra quyết định của nhàquản trị đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.Hệ thống quản lý thành tích đóng vai trò quantrọng trong kết nối giữa chiến lược, mục tiêucủa tổ chức, doanh nghiệp với hành động củanhân viên để thực hiện kế hoạch và mục tiêu đóthông qua việc cải hiện hiệu quả làm việc củanhân viên, bộ phận, doanh nghiệp (Rodriguez,Saiz, & Bas, 2009) [15]. Như vậy, các nhà49nghiên cứu đều khẳng định rằng hệ thống quảnlý thành tích là một thành phần quan trọngtrong hệ thống quản trị nhân lực, có sự tác độnglớn tới việc cải thiện kết quả làm việc của ngườilao động nhằm giúp doanh nghiệp đạt đượcmục tiêu.2.1.2. Phương pháp KPIs trong quản lýthành tíchHệ thống quản lý thành tích của các doanhnghiệp bao gồm nhiều công cụ, trong nhữngnăm gần đây, chỉ số KPIs được nhiều học giả,nhà nghiên cứu và doanh nghiệp quan tâm nhưmột công cụ quan trọng trong hệ thống đánh giáthành tích của doanh nghiệp.Chỉ số đo lường thành thích cốt yếu (KPIs)là công cụ hỗ trợ doanh nghiệp xác định và đolường được tiến trình giúp doanh nghiệp đạtđược mục tiêu. Nghiên cứu của DavidParamenter (2010)[13] chỉ ra rằng chỉ số KPIslà tập hợp các chỉ số đo lường tập trung vàonhững khía cạnh quan trọng của doanh nghiệp,những chỉ số quan trọng này phản ánh sự thànhcông của doanh nghiệp ở hiện tại và tương lai.Chỉ số đánh KPIs khởi phát từ mục tiêu của tổchức và căn cứ vào mục tiêu của tổ chức để xâydựng chỉ số KPIs. Tác giả cũng đề cập tớinhững đặc tính ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: