Danh mục

Nhận thức mới của Đảng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 338.15 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong khuôn khổ bài viết "Nhận thức mới của Đảng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam", tác giả tập trung làm rõ nhận thức mới của Đảng ta về vấn đề này được thể hiện trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhận thức mới của Đảng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt NamKỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” NHẬN THỨC MỚI CỦA ĐẢNG VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM Trần Thị Như Quỳnh Học viện Chính trị Khu vực II Tác giả liên hệ: Trần Thị Như Quỳnh, email: quynhttn@hcma2.edu.vn Tóm tắt: 35 năm qua, công cuộc đổi mới ở nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Một trong những thành tựu to lớn đó là Ðảng và nhân dân ta đã nhận thức ngày càng rõ nét hơn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Trong khuôn khổ bài viết, tác giả tập trung làm rõ nhận thức mới của Đảng ta về vấn đề này được thể hiện trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII. Từ khóa: chủ nghĩa xã hội; xã hội chủ nghĩa; con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; nhận thức về chủ nghĩa xã hội; lý luận về chủ nghĩa xã hội; đường lối đổi mới.1. MỞ ĐẦU V.I.Lênin đã từng nói: “Tất cả các dân tộc đều sẽ đi đến chủ nghĩa xã hội, đólà điều không tránh khỏi, nhưng tất cả các dân tộc đều tiến tới chủ nghĩa xã hộikhông phải một cách hoàn toàn giống nhau; mỗi dân tộc sẽ đưa đặc điểm của mìnhvào hình thức này hay hình thức khác của chế độ dân chủ, vào loại này hay loạikhác của chuyên chính vô sản, vào nhịp độ này hay nhịp độ khác của việc cải tạoxã hội chủ nghĩa đối với các mặt khác nhau của đời sống xã hội” (Lênin, 1976, 160). Rõ ràng, theo quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tùy theo điều kiện hoàncảnh lịch sử mà mỗi nước có những cách thức và biện pháp khác nhau để xây dựngchủ nghĩa xã hội. Việc sao chép một cách máy móc, rập khuôn mô hình chủ nghĩaxã hội “kiểu Xô Viết” trước đây đã đẩy nhiều quốc gia đi theo con đường chủ nghĩaxã hội lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc ở thập niên 70 - 80 của thế kỷ XX.Hướng tới mục tiêu chung của chủ nghĩa xã hội là “cái phổ biến”, song những mụctiêu cụ thể, đặc trưng thể hiện bản chất, động lực, con đường, bước đi để đạt tớimục tiêu lại rất đa dạng, phong phú thể hiện “cái đặc thù”. 417TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NHẬN THỨC MỚI CỦA ĐẢNG VỀ CHỦNGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Thực tiễn lịch sử thế giới trong vài thập kỷ gần đây đã và đang đặt các ĐảngCộng sản trước sự lựa chọn mô hình phát triển của quốc gia, dân tộc, trên cơ sở giảiquyết phù hợp “cái phổ biến” với “cái đặc thù” của chủ nghĩa xã hội và con đườngxây dựng chủ nghĩa xã hội trong phạm vi từng nước. Tổng kết quá trình đổi mới ở Việt Nam, Đảng ta đã khẳng định: “Nhận thứcvề chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng sáng tỏ hơn, hệthống quan điểm lý luận về công cuộc đổi mới, về xã hội xã hội chủ nghĩa và conđường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã hình thành những nét cơ bản” (ĐảngCộng sản Việt Nam, 2006, 68), “Lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hộivà con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam ngày càng hoàn thiện và từngbước được hiện thực hoá” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021, 103). Nhận thức mới của Đảng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩaxã hội được định hình từ Đại hội VI (năm 1986), đặc biệt là trong Đại hội VII (năm1991) khi Đảng ta thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độlên chủ nghĩa xã hội. Trong Cương lĩnh, Đảng ta xác định xã hội xã hội chủ nghĩamà nhân dân ta xây dựng có sáu đặc trưng cơ bản, đồng thời đưa ra bảy phươnghướng chủ yếu để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Những nhận thức mới đótiếp tục được bổ sung, phát triển, hoàn thiện qua các kỳ Đại hội. Đến Đại hội X (năm2006), Đảng ta đã bổ sung thêm hai đặc trưng cơ bản vào mô hình xã hội xã hội chủnghĩa ở nước ta: (1) Mục tiêu của xã hội xã hội chủ nghĩa với ý nghĩa là đặc trưngtổng quát của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, và cũng là đặc trưng hàng đầu trong sốcác đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân ta xây dựng.(2) Đặc trưng về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Tại Đại hội XI (năm 2011), Đảng ta đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đấtnước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), gọitắt là Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011. Trong Cương lĩnh bổ sung, pháttriển năm 2011, nhận thức của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủnghĩa xã hội tiếp tục được hoàn thiện và có những bước phát triển mới. Cương lĩnhxác định: Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu,nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế 418KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN”phát triển cao dựa trên lực lượng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: