Nhận thức và giải pháp phát triển kinh tế số ở Việt Nam theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhận thức và giải pháp phát triển kinh tế số ở Việt Nam theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng THE 4TH INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS COMMERCE AND DISTRIBUTION 223 NHẬN THỨC VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ Ở VIỆT NAM THEO TINH THẦN ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG Nguyễn Thị Thanh Hiền, Nguyễn Thị Ngân Phân hiệu ĐHĐN tại Kon Tum Email: ntthien@kontum.udn.vn; ntngan@kontum.udn.vn Tóm tắt: Văn kiện Đại hội XIII của Đảng (2021) chủ trương: phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo và đề ra mục tiêu, đến năm 2025 kinh tế số đạt khoảng 20% GDP và đến năm 2030 kinh tế số đạt khoảng 30% GDP. Để thực hiện được chủ trương và mục tiêu trên, cần nhanh chóng nâng cao nhận thức của toàn xã hội về kinh tế số; hoàn thiện hành lang pháp lý, cơ chế, chính sách cho phát triển kinh tế số, xã hội số; đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số quốc gia; nâng cao chất lượng nhân lực công nghệ. Từ khóa: Kinh tế số, kinh tế số tại Việt Nam, Đại hội XIII, nhận thức của Đảng PERCEPTION AND SOLUTIONS TO DEVELOP DIGITAL ECONOMICS IN VIETNAM ACCORDING TO THE SPIRIT OF THE PARTY’S XIII CONGRESS Abstract: The document of the 13th Party Congress (2021) advocates: “Developing the digital economy based on science and technology and innovation” and setting out the goal that by 2025 the digital economy will reach about 20% of GDP and by 2030 the digital economy will reach about 30%. To realize the above policies and goals, it is necessary to quickly raise awareness of the entire society about the digital economy; complete the legal corridor, mechanisms and policies for the development of the digital economy and digital society; accelerate the progress of national digital transformation; improve the quality of technological human resources. Keywords: Digital economy, Digital economy in Vietnam, The 13th Party Congress, party perception 1. Đặt vấn đề Cách mạng công nghiệp 4.0 đang có những tác động mang tính đột phá, sâu rộng và đa chiều trên phạm vi thế giới. Trong làn sóng công nghiệp này, công nghệ số sẽ thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, qua đó, hình thành quốc gia số với 224 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ “THƯƠNG MẠI VÀ PHÂN PHỐI“ LẦN THỨ 4 NĂM 2023 ba trụ cột, gồm: chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Trong đó, “Kinh tế số là nền kinh tế sử dụng kiến thức, thông tin được số hóa để hướng dẫn, nâng cao phân bổ nguồn lực, năng suất, mang lại tăng trưởng kinh tế chất lượng cao. Một nền kinh tế trong đó bao gồm các mô hình kinh doanh và quản lý tạo ra sản phẩm, dịch vụ số hoặc hỗ trợ cung cấp dịch vụ số cho chính phủ, doanh nghiệp và người dân. Phát triển kinh tế số là sự hội tụ của nhiều công nghệ mới, như: dữ liệu lớn, điện toán đám mây, Internet vạn vật - IOT, blockchain - Chuỗi khối, Trí tuệ nhân tạo AI, mạng không dây 5G. Công nghệ mới cho phép con người xử lý khối lượng công việc lớn, đưa ra quyết định thông minh hơn. Điều này cũng đồng nghĩa với phân tích dữ liệu lớn tạo ra cấp độ mới trong phát triển kinh tế số” (Tô Trọng Hùng, 2021). Kinh tế số đang phát triển nhanh và trở thành xu hướng, tiềm năng phát triển mới trên phạm vi toàn cầu, được nhiều quốc gia chú trọng ứng dụng. Hòa cùng xu thế của thời đại, Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển kinh tế số, xem đây là biện pháp tối ưu để hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước hùng cường, phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vậy, Đảng ta nhận thức về kinh tế số như thế nào? Phát triển kinh tế số ở Việt Nam gặp những thuận lợi và khó khăn gì? Cần có những giải pháp gì để thúc đẩy sự phát triển kinh tế số ở Việt Nam trong thời gian tới? Để góp phần trả lời những vấn đề nêu trên, bài viết xin được phân tích những điểm mới trong văn kiện Đại hội XIII về kinh tế số, những vấn đề chung về kinh tế số, thành quả và những vấn đề đặt ra trong phát triển kinh tế số ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đề xuất, gợi ý một số giải pháp góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế số Việt Nam theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng. 2. Nhận thức mới của Đại hội XIII về kinh tế số Trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, phát triển kinh tế số là xu thế tất yếu, đồng thời là yếu tố quan trọng tăng cường sức mạnh cho các quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, kể từ khi tiến hành đổi mới cho đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chuẩn bị các điều kiện và giải pháp phát triển kinh tế số nhằm thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nền kinh tế tri thức. Ngày 17-10-2000, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa VIII) đã ban hành chỉ thị 58-CT/TW về “Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg ngày 24-5-2001 phê duyệt Chương trình hành động triển khai Chỉ thị số 58-CT/TW về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2001-2005. Tiếp đó, ngày 1-7-2014, Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về đẩy mạnh phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Ngày 15-4-2015, Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 1-7-2014. Ngày 26-5-2016, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 41/NQ-CP về chính sách ưu đãi thuế thúc đẩy phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin. Nhằm chủ động nắm bắt cơ hội, tận dụng tối đa các lợi thế để phát triển đất nước trong cuộc Cách mạng công n ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phát triển kinh tế số Đại hội XIII của Đảng Cách mạng công nghiệp 4.0 Trí tuệ nhân tạo AI Mạng không dây 5GTài liệu cùng danh mục:
-
Giáo trình Kinh tế vi mô - TS. Lê Bảo Lâm
144 trang 714 21 0 -
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô: Phần 1 - N. Gregory Mankiw, Vũ Đình Bách
117 trang 690 3 0 -
Giáo trình Kinh tế vi mô - PGS.TS Lê Thế Giới (chủ biên)
238 trang 570 0 0 -
Phương pháp nghiên cứu nguyên lý kinh tế vi mô (Principles of Microeconomics): Phần 2
292 trang 535 0 0 -
Chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Phần 2
471 trang 412 1 0 -
Giáo trình Phân tích và dự báo trong kinh tế: Phần 2 - Nguyễn Văn Huân, Phạm Việt Bình
68 trang 375 0 0 -
75 trang 334 0 0
-
156 trang 325 0 0
-
Đề cương môn Kinh tế học đại cương - Trường ĐH Mở TP. Hồ Chí Minh
6 trang 324 0 0 -
Phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam thông qua bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI)
8 trang 296 0 0
Tài liệu mới:
-
106 trang 0 0 0
-
Các lĩnh vực về quản lí nhân sự trong doanh nghiệp
3 trang 0 0 0 -
Sử dụng ma túy ở bệnh nhân đang điều trị Methadone tại Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh
9 trang 0 0 0 -
5 trang 0 0 0
-
8 trang 0 0 0
-
Bệnh nha chu và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
7 trang 0 0 0 -
8 trang 1 0 0
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Lê Cơ, Tiên Phước
6 trang 0 0 0 -
LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu ở Công ty CEMACO
75 trang 0 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty American Standard Việt Nam
82 trang 0 0 0