Nhận thức và ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí đến trẻ em khuyết tật: Tiếng nói từ cha mẹ của trẻ
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 452.56 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này phản ánh một phần kết quả của nghiên cứu về nhận thức và ứng phó của cha mẹ trẻ khuyết tật trước tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) và ô nhiễm không khí (ONKK) đến trẻ. Một số phụ huynh đề xuất mong có được những công nghệ hỗ trợ, trong đó có các phần mềm hỗ trợ học tập trực tuyến thân thiện với TKT.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhận thức và ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí đến trẻ em khuyết tật: Tiếng nói từ cha mẹ của trẻHNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2021-0071Educational Sciences, 2021, Volume 66, Issue 4AB, pp. 169-179This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn NHẬN THỨC VÀ ỨNG PHÓ VỚI TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ ĐẾN TRẺ EM KHUYẾT TẬT: TIẾNG NÓI TỪ CHA MẸ CỦA TRẺ Bùi Thế Hợp, Nguyễn Công Khanh, Nguyễn Thị Cẩm Hường, Đinh Nguyễn Trang Thu và Trần Tuyết Anh Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài viết này phản ánh một phần kết quả của nghiên cứu về nhận thức và ứng phó của cha mẹ trẻ khuyết tật trước tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) và ô nhiễm không khí (ONKK) đến trẻ. Nghiên cứu được thực hiện qua khảo sát bằng hình thức phỏng vấn trên mẫu 87 cha mẹ của trẻ, nhằm phản ánh một phần bức tranh thực trạng của vấn đề. Kết quả cho thấy: 1) Cha mẹ TKT phần đông có hiểu biết ở mức phổ thông với cảm quan cụ thể, và có mối quan tâm đến các vấn đề này; 2) Con em của họ hầu hết đều đang chịu ảnh hưởng tiêu cực của BĐKH và ONKK, đặc biệt là dễ bị ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, số ngày nghỉ học tăng cao và hiệu quả tham gia học tập giảm sút; 3) Cha mẹ TKT hầu hết thể hiện đã có hành động hướng đến bảo vệ môi trường và bảo vệ con em bằng các biện pháp thông thường. Tuy nhiên, họ hầu như không biết đến các sáng kiến công nghệ hỗ trợ học tập cho trẻ khuyết tật. Một số phụ huynh đề xuất mong có được những công nghệ hỗ trợ, trong đó có các phần mềm hỗ trợ học tập trực tuyến thân thiện với TKT. Từ khóa: Biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí, ảnh hưởng, cha mẹ trẻ khuyết tật, nhận thức, ứng phó.1. Mở đầu Biến đổi khí hậu (BĐKH) và ô nhiễm không khí (ONKK) là về vấn đề toàn cầu, ảnh hưởngtiêu cực đến mọi quốc gia, và thuộc vào những chủ đề nghị sự thường xuyên của Liên HiệpQuốc [1], [2]. Việt Nam là một trong số các quốc gia đang và sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từbiến đổi khí hậu, với ghi nhận trong 50 năm qua nhiệt độ trung bình tăng 0,50C/năm, nước biểndâng 2,8 mm/năm, nhiều vùng khô hạn trong khi nhiều vùng khác lượng mưa tăng 20% vàomùa lũ lụt [3; 7-15]. Chính phủ đã chủ động xây dựng chương trình hành động quốc gia thíchnghi và ứng phó với biến đổi khí hậu [4]. Trong khi BĐKH không ngừng tác động tiêu cực vàđược nhận thấy rõ qua hàng thập kỉ, thì vấn đề ONKK lại tác động tiêu cực một cách trực tiếpvà hằng ngày lên sức khỏe cộng đồng. Theo Tổ chức Y tế thế giới, hằng năm thế giới có đến 7triệu người chết sớm liên quan đến ô nhiễm không khí [5]. Việt Nam là nước đang phát triển vàở trong nỗ lực của quá trình công nghiệp hóa, mà một trong những hệ quả không mong muốn làô nhiễm môi trường nói chung và ONKK nói riêng. Năm 2020, trong số 106 quốc gia đượcquan trắc chỉ số chất lượng không khí (AQI) theo thời gian thực, thì Việt Nam đứng thứ 21 vềmức độ ô nhiễm không khí, với nồng độ bụi mịn PM 2.5 trung bình cao cấp 2 lần mức khuyếncáo tiếp xúc của Tổ chức Y tế thế giới [6].Ngày nhận bài: 22/7/2021. Ngày sửa bài: 20/8/2021. Ngày nhận đăng: 2/9/2021.Tác giả liên hệ: Bùi Thế Hợp. Địa chỉ e-mail: bthop@hnue.edu.vn 169Bùi Thế Hợp, Nguyễn Công Khanh, Nguyễn Thị Cẩm Hường, Đinh Nguyễn Trang Thu và Trần Tuyết Anh Trẻ em khuyết tật (TEKT) là một nhóm xã hội yếu thế, chịu nhiều tác động tiêu cực củaBĐKH và ONKK cả trực tiếp và gián tiếp. Vấn đề đã dần được chỉ ra và minh chứng ở nhiềubáo cáo và nghiên cứu rộng khắp trên thế giới. Báo của của Chương trình môi trường Liên HiệpQuốc năm 2019 đã chỉ ra những tác động không cân xứng của biến đổi khí hậu đến nhóm ngườikhuyết tật, trong đó có TEKT, gồm: 1) Hạn chế tiếp cận tri thức, nguồn lực, và các dịch vụ đểứng phó một cách hiệu quả trước các thay đổi môi trường; 2) Tình trạng khuyết tật khiến cho dễbị tổn thương trước các điều kiện thời tiết cực đoan, tình trạng mất đi hệ sinh thái các dịch vụ hỗtrợ, và trước các bệnh truyền nhiễm; và 3) Gặp nhiều khó khăn hơn khi phải sơ tán hoặc di cư[7]. Nghiên cứu của Kett, Cole1 và các cộng sự (2018) khảo sát trên mẫu 100 người ở 28 nướcthuộc các châu lục Á, Phi, Âu, Mĩ, và Úc cho thấy sự thống nhất nhận định rằng những ngườikhuyết tật, bao gồm TEKT, và những người cực nghèo là 2 nhóm xã hội dễ bị tổn thương nhấttrong số 11 nhóm người yếu thế trước các tác động của biến đổi khí hậu [8; 23]. Nghiên cứu củaEmerson, Robertson, Hatton, và Baines năm 2018 trên mẫu 18000 trẻ em nước Anh sinh từ năm2000 đến 2002 cho thấy ở các vùng có mức độ ONKK cao hơn thì tỉ lệ trẻ khuyết tật trí tuệđông hơn hẳn. Theo đó, so với các vùng không khí trong lành thì vùng ô nhiễm dầu ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhận thức và ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí đến trẻ em khuyết tật: Tiếng nói từ cha mẹ của trẻHNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2021-0071Educational Sciences, 2021, Volume 66, Issue 4AB, pp. 169-179This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn NHẬN THỨC VÀ ỨNG PHÓ VỚI TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ ĐẾN TRẺ EM KHUYẾT TẬT: TIẾNG NÓI TỪ CHA MẸ CỦA TRẺ Bùi Thế Hợp, Nguyễn Công Khanh, Nguyễn Thị Cẩm Hường, Đinh Nguyễn Trang Thu và Trần Tuyết Anh Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài viết này phản ánh một phần kết quả của nghiên cứu về nhận thức và ứng phó của cha mẹ trẻ khuyết tật trước tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) và ô nhiễm không khí (ONKK) đến trẻ. Nghiên cứu được thực hiện qua khảo sát bằng hình thức phỏng vấn trên mẫu 87 cha mẹ của trẻ, nhằm phản ánh một phần bức tranh thực trạng của vấn đề. Kết quả cho thấy: 1) Cha mẹ TKT phần đông có hiểu biết ở mức phổ thông với cảm quan cụ thể, và có mối quan tâm đến các vấn đề này; 2) Con em của họ hầu hết đều đang chịu ảnh hưởng tiêu cực của BĐKH và ONKK, đặc biệt là dễ bị ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, số ngày nghỉ học tăng cao và hiệu quả tham gia học tập giảm sút; 3) Cha mẹ TKT hầu hết thể hiện đã có hành động hướng đến bảo vệ môi trường và bảo vệ con em bằng các biện pháp thông thường. Tuy nhiên, họ hầu như không biết đến các sáng kiến công nghệ hỗ trợ học tập cho trẻ khuyết tật. Một số phụ huynh đề xuất mong có được những công nghệ hỗ trợ, trong đó có các phần mềm hỗ trợ học tập trực tuyến thân thiện với TKT. Từ khóa: Biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí, ảnh hưởng, cha mẹ trẻ khuyết tật, nhận thức, ứng phó.1. Mở đầu Biến đổi khí hậu (BĐKH) và ô nhiễm không khí (ONKK) là về vấn đề toàn cầu, ảnh hưởngtiêu cực đến mọi quốc gia, và thuộc vào những chủ đề nghị sự thường xuyên của Liên HiệpQuốc [1], [2]. Việt Nam là một trong số các quốc gia đang và sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từbiến đổi khí hậu, với ghi nhận trong 50 năm qua nhiệt độ trung bình tăng 0,50C/năm, nước biểndâng 2,8 mm/năm, nhiều vùng khô hạn trong khi nhiều vùng khác lượng mưa tăng 20% vàomùa lũ lụt [3; 7-15]. Chính phủ đã chủ động xây dựng chương trình hành động quốc gia thíchnghi và ứng phó với biến đổi khí hậu [4]. Trong khi BĐKH không ngừng tác động tiêu cực vàđược nhận thấy rõ qua hàng thập kỉ, thì vấn đề ONKK lại tác động tiêu cực một cách trực tiếpvà hằng ngày lên sức khỏe cộng đồng. Theo Tổ chức Y tế thế giới, hằng năm thế giới có đến 7triệu người chết sớm liên quan đến ô nhiễm không khí [5]. Việt Nam là nước đang phát triển vàở trong nỗ lực của quá trình công nghiệp hóa, mà một trong những hệ quả không mong muốn làô nhiễm môi trường nói chung và ONKK nói riêng. Năm 2020, trong số 106 quốc gia đượcquan trắc chỉ số chất lượng không khí (AQI) theo thời gian thực, thì Việt Nam đứng thứ 21 vềmức độ ô nhiễm không khí, với nồng độ bụi mịn PM 2.5 trung bình cao cấp 2 lần mức khuyếncáo tiếp xúc của Tổ chức Y tế thế giới [6].Ngày nhận bài: 22/7/2021. Ngày sửa bài: 20/8/2021. Ngày nhận đăng: 2/9/2021.Tác giả liên hệ: Bùi Thế Hợp. Địa chỉ e-mail: bthop@hnue.edu.vn 169Bùi Thế Hợp, Nguyễn Công Khanh, Nguyễn Thị Cẩm Hường, Đinh Nguyễn Trang Thu và Trần Tuyết Anh Trẻ em khuyết tật (TEKT) là một nhóm xã hội yếu thế, chịu nhiều tác động tiêu cực củaBĐKH và ONKK cả trực tiếp và gián tiếp. Vấn đề đã dần được chỉ ra và minh chứng ở nhiềubáo cáo và nghiên cứu rộng khắp trên thế giới. Báo của của Chương trình môi trường Liên HiệpQuốc năm 2019 đã chỉ ra những tác động không cân xứng của biến đổi khí hậu đến nhóm ngườikhuyết tật, trong đó có TEKT, gồm: 1) Hạn chế tiếp cận tri thức, nguồn lực, và các dịch vụ đểứng phó một cách hiệu quả trước các thay đổi môi trường; 2) Tình trạng khuyết tật khiến cho dễbị tổn thương trước các điều kiện thời tiết cực đoan, tình trạng mất đi hệ sinh thái các dịch vụ hỗtrợ, và trước các bệnh truyền nhiễm; và 3) Gặp nhiều khó khăn hơn khi phải sơ tán hoặc di cư[7]. Nghiên cứu của Kett, Cole1 và các cộng sự (2018) khảo sát trên mẫu 100 người ở 28 nướcthuộc các châu lục Á, Phi, Âu, Mĩ, và Úc cho thấy sự thống nhất nhận định rằng những ngườikhuyết tật, bao gồm TEKT, và những người cực nghèo là 2 nhóm xã hội dễ bị tổn thương nhấttrong số 11 nhóm người yếu thế trước các tác động của biến đổi khí hậu [8; 23]. Nghiên cứu củaEmerson, Robertson, Hatton, và Baines năm 2018 trên mẫu 18000 trẻ em nước Anh sinh từ năm2000 đến 2002 cho thấy ở các vùng có mức độ ONKK cao hơn thì tỉ lệ trẻ khuyết tật trí tuệđông hơn hẳn. Theo đó, so với các vùng không khí trong lành thì vùng ô nhiễm dầu ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Biến đổi khí hậu Ô nhiễm không khí Ứng phó biến đổi khí hậu Giáo dục trẻ khuyết tật Giáo dục trẻ khuyết tậtTài liệu liên quan:
-
53 trang 329 0 0
-
báo cáo chuyên đề GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
78 trang 288 0 0 -
Hạ tầng xanh – giải pháp bền vững cho thoát nước đô thị
17 trang 231 1 0 -
13 trang 210 0 0
-
Đồ án môn học: Bảo vệ môi trường không khí và xử lý khí thải
20 trang 193 0 0 -
Đề xuất mô hình quản lý rủi ro ngập lụt đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu
2 trang 184 0 0 -
Bài tập cá nhân môn Biến đổi khí hậu
14 trang 181 0 0 -
161 trang 180 0 0
-
Bài giảng Cơ sở khoa học của biến đổi khí hậu (Đại cương về BĐKH) – Phần II: Bài 5 – ĐH KHTN Hà Nội
10 trang 166 0 0 -
15 trang 142 0 0