Danh mục

Nhận thức về nghề nghiệp và giá trị nghề nghiệp hậu cần quân sự của học viên đào tạo sĩ quan hậu cần cấp phân đội - bậc đại học ở Học viện Hậu cần hiện nay

Số trang: 8      Loại file: doc      Dung lượng: 73.00 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 8,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ngày nay, nghiên cứu giá trị và định hướng giá trị (ĐHGT) đã trở thành vấn đề được quan tâm của toàn thể nhân loại, các quốc gia, các dân tộc, các giai cấp và của cá nhân trong xã hội. Bởi giá trị có vai trò đặc biệt quan trọng, nó xác định được những cái cần có và có ích của chủ thể, của xã hội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhận thức về nghề nghiệp và giá trị nghề nghiệp hậu cần quân sự của học viên đào tạo sĩ quan hậu cần cấp phân đội - bậc đại học ở Học viện Hậu cần hiện nay TÀI LIỆU ĐỀ TÀI Nhận thức về nghề nghiệp và giá trị nghề nghiệp hậu cần quân sự của học viên đào tạo sĩ quan hậu cần cấp phân đội - bậc đại học ở Học viện Hậu cần hiện nay 1 MỤ C L Ụ C MỤC LỤC ....................................................................................................................................2 NHẬN THỨC VỀ NGHỀ NGHIỆP VÀ GIÁ TRỊ ...................................................................3 NGHỀ NGHIỆP HẬU CẦN QUÂN SỰ CỦA HỌC VIÊN .....................................................3 ĐÀO TẠO SĨ QUAN HẬU CẦN CẤP PHÂN ĐỘI - BẬC ĐẠI HỌC ...................................3 Ở HỌC VIỆN HẬU CẦN HIỆN NAY ......................................................................................3 Thân Trung Dũng........................................................................................................................3 II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................................................3 1. Nhận thức của học viên về nghề nghiệp hậu cần quân sự ...................................................4 2. Nhận thức của học viên về những giá trị nghề nghiệp hậu cần quân sự ............................5 3. Những biện pháp cơ bản nâng cao nhận thức về nghề nghiệp và giá trị nghề nghiệp hậu cần quân sự cho học viên ............................................................................................................6 2 NHẬN THỨC VỀ NGHỀ NGHIỆP VÀ GIÁ TRỊ NGHỀ NGHIỆP HẬU CẦN QUÂN SỰ CỦA HỌC VIÊN ĐÀO TẠO SĨ QUAN HẬU CẦN CẤP PHÂN ĐỘI - BẬC ĐẠI HỌC Ở HỌC VIỆN HẬU CẦN HIỆN NAY (Đã in Tạp chí Nghiên cứu Khoa học Hậu cần quân sự số 26 (53) tháng 1 năm 2009) Thân Trung Dũng1 I. MỞ ĐẦU Ngày nay, nghiên cứu giá trị và định hướng giá trị (ĐHGT) đã trở thành vấn đề được quan tâm của toàn thể nhân loại, các quốc gia, các dân tộc, các giai cấp và của cá nhân trong xã hội. Bởi giá trị có vai trò đặc biệt quan trọng, nó xác định được những cái cần có và có ích của chủ thể, của xã hội. Trong nghiên cứu về định hướng giá trị, nhận thức về giá trị nói chung và giá trị nghề nghiệp (GTNN) nói riêng có vai trò rất quan trọng trong việc lựa chọn, phấn đấu và hoàn thành những mục tiêu mà cá nhân đã chọn. Do đó, nghiên cứu nhận thức về nghề nghiệp và GTNN của học viên đào tạo sĩ quan hậu cần cấp phân đội - bậc đại học để từ đó đưa ra những biện pháp cơ bản nâng cao nhận thức về nghề nghiệp và GTNN hậu cần quân sự cho học viên là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao. Ý tưởng của bài viết được xuất phát từ những câu hỏi nghiên cứu cơ bản như: Học viên đào tạo sĩ quan hậu cần cấp phân đội - bậc đại học ở Học viện Hậu cần nhận thức về nghề nghiệp hậu cần quân sự như thế nào? (Quan niệm của học viên về nghề nghiệp hậu cần quân sự?). Những GTNN nào được học viên lựa chọn, đánh giá cao, coi là quan trọng? Biện pháp nào góp phần nâng cao nhận thức về nghề nghiệp và GTNN hậu cần quân sự cho học viên?... Xuất phát từ những lý do đó, tác giả lựa chọn viết bài “Nhận thức về nghề nghiệp và GTNN hậu cần quân sự của học viên đào tạo sĩ quan hậu cần cấp phân đội - bậc đại học ở Học viện Hậu cần hiện nay”. II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bài viết được hình thành từ việc kế thừa chọn lọc kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Học viện: “Định hướng GTNN cho học viên đào tạo sĩ quan đào tạo củ nhân hậu cần cấp phân đội ở Học viện Hậu cần hiện nay”. Với phương pháp điều tra xã hội học, nghiên cứu đã khảo sát 280 học viên đang học năm thứ hai và năm thứ tư ở d1 và d2. Thông tin thu được từ khảo sát được xử lý bằng phần mền chuyên dụng SPSS15.0. Sản phẩm nghiên cứu là một bộ số liệu và một 1 Trung uý, ThS Khoa Công tác Đảng, Công tác Chính trị 3 báo cáo khoa học đã được Hội đồng khoa học xã hội và nhân văn Học viện đánh giá đạt loại khá. Dưới đây, chỉ xin giới thiệu với bạn đọc những kết quả nghiên cứu thu được về chủ đề bài viết đề cập: 1. Nhận thức của học viên về nghề nghiệp hậu cần quân sự - Hoạt động hậu cần quân sự và hoạt động của sĩ quan hậu cần là một nghề Trong quan niệm của đại đa số học viên thì hoạt động hậu cần quân sự và hoạt động của sĩ quan hậu cần quân đội là một nghề trong xã hội. Kết quả khảo sát cho thấy có tới 98.6% học viên được hỏi cho rằng hoạt động hậu cần quân sự và hoạt động của sĩ quan hậu cần quân đội là một nghề, chỉ có 1.4% không đồng ý với quan niệm này. Khi so sánh tương quan năm học của học viên thấy có sự khác biệt nhỏ: 100 % học viên năm thứ hai cho rằng hoạt động hậu cần quân sự và hoạt động của sĩ quan hậu cần quân đội là một nghề trong khi tỷ lệ này ở nhóm học viên năm thứ tư là: 97.3%. - Hoạt động hậu cần quân sự và hoạt động của sĩ quan hậu cần là một nghề đặc biệt. Hoạt động hậu cần quân sự và hoạt động của sĩ quan quân đội trong quan niệm của đa số học viên là một nghề trong xã hội, song khác với các nghề thông thường khác, nó là một nghề đặc biệt. 100 % học viên coi hoạt động hậu cần quân sự và hoạt động của sĩ quan hậu cần quân đội là một nghề đều đồng ý rằng đây là một nghề đặc biệt. Họ cho rằng, sở dĩ hoạt động hậu cần quân sự và hoạt động của sĩ quan hậu cần quân đội là một nghề đặc biệt vì những lý do cơ bản sau: Lý do được học viên lựa chọn nhiều nhất là: Vì chức năng chủ yếu là chiến đấu bảo vệ Tổ quốc 59.6%; tiếp đến Là loại lao động đặc biệt mang ý nghĩa chính ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: