Danh mục

Nhận thức về trầm cảm của sinh viên chuyên ngành Tâm lý học ở trường Đại học Thủ Dầu Một

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 432.64 KB      Lượt xem: 32      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này tập trung làm rõ nhận thức của sinh viên chuyên ngành tâm lý học về trầm cảm tại trường đại học Thủ Dầu Một. Kết quả cho thấy sinh viên thuộc các năm 1,2,3 có nhận thức khá tốt và tốt về trầm cảm. Bên cạnh đó mức độ nhận thức của sinh viên chuyên ngành tâm lý có xu hương tăng cao dần từ năm 1 đến năm 3.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhận thức về trầm cảm của sinh viên chuyên ngành Tâm lý học ở trường Đại học Thủ Dầu Một NHẬN THỨC VỀ TRẦM CẢM CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH TÂM LÝ HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Nguyễn Đức Huy1 1. Lớp D19TL01. Khoa Sư Phạm. Email: 1923104010084@student.tdmu.edu.vnTÓM TẮT Lứa tuổi sinh viên là một những độ tuổi mắc trầm cảm khá cao vì đây là những đối tượngthường xuyên đối mặt với những khó khăn, áp lực học tập và những sự thay đổi bất ổn đặctrưng trong giai đoạn lứa tuổi sinh viên. Nghiên cứu này tập trung làm rõ nhận thức của sinhviên chuyên ngành tâm lý học về trầm cảm tại trường đại học Thủ Dầu Một. Kết quả cho thấysinh viên thuộc các năm 1,2,3 có nhận thức khá tốt và tốt về trầm cảm. Bên cạnh đó mức độnhận thức của sinh viên chuyên ngành tâm lý có xu hương tăng cao dần từ năm 1 đến năm 3. Từ khóa: Nhận thức, sinh viên chuyên ngành tâm lý học, trầm cảm.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trầm cảm đang không ngừng phát sinh và tác động tiêu cực đến cuộc sống của con người.Đặc biệt là khi họ chưa có nhận thức (NT) đúng đắn về loại rối loạn này thì rất dễ dẫn đến tìnhtrạng xuất hiện những dấu hiệu trầm cảm hoặc nguy cơ tăng nặng đối với những người đã códấu hiệu mắc trầm cảm. Việc sinh viên (SV) nói chung và sinh viên (SV) chuyên ngành tâm lý(TL) nói riêng có dấu hiệu trầm cảm (TC) nhưng không có hiểu biết về các biện pháp can thiệpcó thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Chính vì vậy, việc tìm hiểu nhận thức (NT) vềtrầm cảm (TC) của sinh viên (SV) chuyên ngành tâm lý (TL) để lại ý nghĩa đặc biệt quan trọngcủng cố kiến thức trong hoạt động học tập cá nhân, bên cạnh đó là cơ sở để phát hiện và đưa ramột số kiến nghị nhằm nâng cao nhận thức (NT) của sinh viên (SV) về trầm cảm (TC).2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp nghiên cứu Trong công trình nghiên cứu này tác giả sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như:Nghiên cứu lý luận, điều tra bằng bảng hỏi, thống kê, xử lý số liệu, phỏng vấn sâu. Cụ thểphương pháp nghiên cứu lý luận: Tổng hợp tài liệu có liên quan để hình thành cơ sở lí luận chođề tài; phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Thiết kế bẳng hỏi dành cho sinh viên (SV) tâm lý(TL) nhằm tìm hiểu thực trạng nhận thức của sinh viên chuyên ngành tâm lý học về trầm cảm(TC); phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm SPSS để xử lí, tổng kết số liệuđiều tra đưa ra các kết luận định lượng làm cơ sở cho các kết luận định tính; phương pháp phỏngvấn sâu: Chúng tôi tiến hành phỏng vấn sinh viên (SV) tâm lý (TL) năm 1,2,3 nhằm tìm hiểurõ hơn về thực trạng nhận thức (NT) về trầm cảm (TC) của sinh viên (SV). 486 2.2. Kết quả nghiên cứu 2.2.1. Thực trạng các nguồn thông tin giúp sinh viên hiểu biết về trầm cảm SV biết đến rối loạn TC qua các nguồn thông tin được thể hiện ở mức độ khác nhau.Trong đó, phương tiện mà SV thu nhận được nhiều nhất là chuong trình học trên lớp với mứcdộ khá cao (ĐTB = 3,60). Trong đó, có sự khác biệt lớn giữa các năm với nhau. Cụ thể, ĐTBcao nhất là của SV năm 3 (ĐTB = 4,15) và thấp nhất là SV năm 1 (ĐTB = 3,14) nhưng ta cóthể thấy ĐTB của SV các năm đều thuộc mức độ tương đối cao, tức là SV các năm biết đến rốiloạn TC là qua nguồn thông tin này là nhiều. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với thực tế khiở một số môn đặc thù của ngành TL các bạn SV có cơ hội tìm hiểu về rối loạn TC. Điều đó chothấy việc tích hợp thông tin rối loạn TC vào chương trình học cũng có vai trò hết sức quan trọngđến NT của SV về TC. Bên cạnh chương trình học trên lớp thì SV cũng thu nhận thông tin vềrối loạn TC ở mức khá cao thông qua thầy cô giáo (ĐTB =3,43). Trong đó, SV thuộc năm 2 cóĐTB cao nhất là 3,90 và thấp nhất là SV năm 1 với ĐTB là 2,91 điều đó cho thấy mức độ thunhận thông tin về rối loạn TC qua Thầy cô là khá nhiều. Những phương tiện thông tin như tivi,sách, báo, internet là những phương tiện SV dễ tiếp cận trong thời đại hiện nay. Tuy nhiên nókhông được SV chủ động tìm hiểu đến, từ đó thể hiện rằng SV không có nhu cầu về các loạibệnh TL trong đó có rối loạn TC. Những thông tin về rối loạn TC được SV biết đến từ nhữngngười đã từng bị cũng ở mức độ tương đối thấp (ĐTB = 2,78), tức là những hiểu biết về TC màSV thu được qua nguồn thông tin này là khá ít. Như vậy, các nguồn thông tin được SV tiếp cận và thu nhận nhiều thông tin nhất về TCthông qua chương trình học trên lớp, thầy cô. Các nguồn SV ít thu nhận thông tin nhất là quangười đã từng bị TC, tivi, gia đình và qua hoạt động ngoại khóa. 2.2.2. Thực trạng nhận thức của sinh viên về biểu hiện của trầm cảm Kết quả khảo sát cho thấy: Ở nhóm “biểu hiện cảm xúc” có ĐTB = 3,78; Ở nhóm “biểuhiện hành vi” là 4,05; Ở nhóm “biểu hiện về NT” là 3,75 và nhóm “biểu hiện cơ thể” của rốiloạn TC là 3,84. Tức là, SV có NT tốt về nhóm các biểu hiện NT, biểu hiện cảm xúc và biểuhiện hành vi của rối lo ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: