Nhân tố Bồ Đào Nha trong thương mại biển của các quốc gia Đông Nam Á (thế kỷ XVI – thế kỷ XVII)
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 535.50 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Là một trong những thế lực phương Tây đầu tiên đến Đông Nam Á, Bồ Đào Nha đã xác lập ảnh hưởng của mình trong khu vực bằng nhiều cách thức khác nhau. Trong phạm vi bài nghiên cứu của mình, chúng tôi bước đầu hệ thống hóa quá trình bành trướng quyền lực của Bồ Đào Nha ở Đông Nam Á từ sự kiện xâm chiếm Goa (1510). Trên cơ sở đó, phân tích tác động của quá trình này đến thương mại biển của khu vực trong thế kỷ XVI và thế kỷ XVII trên cả hai phương diện tích cực và tiêu cực.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhân tố Bồ Đào Nha trong thương mại biển của các quốc gia Đông Nam Á (thế kỷ XVI – thế kỷ XVII) NHÂN TỐ BỒ ĐÀO NHA TRONG THƯƠNG MẠI BIỂN CỦA CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á (THẾ KỶ XVI – THẾ KỶ XVII) Nguyễn Thị Vĩnh Linh1 Tóm tắt: Là một trong những thế lực phương Tây đầu tiên đến Đông Nam Á, Bồ Đào Nha đã xác lập ảnh hưởng của mình trong khu vực bằng nhiều cách thức khác nhau. Trong phạm vi bài nghiên cứu của mình, chúng tôi bước đầu hệ thống hóa quá trình bành trướng quyền lực của Bồ Đào Nha ở Đông Nam Á từ sự kiện xâm chiếm Goa (1510). Trên cơ sở đó, phân tích tác động của quá trình này đến thương mại biển của khu vực trong thế kỷ XVI và thế kỷ XVII trên cả hai phương diện tích cực và tiêu cực. Từ khóa: Bồ Đào Nha, Đông Nam Á, thương mại biển. 1. Mở đầu Từ khi Vasco da Gama khai mở thành công tuyến đường hàng hải mới đến Ấn Độ, Bồ Đào Nha nhanh chóng bành trướng quyền lực trên toàn Ấn Độ dương. Cho đến đầu thế kỷ XVI, họ đã xác lập được 2 thương điếm có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng (Diu và Goa), bước đầu hiện thực hóa mục tiêu độc chiếm việc phân phối hương liệu sang châu Âu. Với sức mạnh hải quân vượt trội, Bồ Đào Nha mở rộng quyền lực đến Đông Nam Á, khu vực đóng vai trò quan trọng trong kết nối giao thương giữa Ấn Độ và Viễn Đông. 2. Nội dung 2.1 . Bồ Đào Nha thiết lập quyền lực tại Đông Nam Á Sau khi chiếm Goa (1510), Bồ Đào Nha đã phóng tầm mắt đến Đông Nam Á một trong những khu vực có mối quan hệ thương mại thường xuyên với Ấn Độ. Với chiến lược: “để giành được ưu thế về thương mại ở Ấn Độ Dương thì điều nhất thiết là phải chiếm và kiểm soát được các vị trí chiến lược chủ yếu và thúc đẩy hoạt động buôn bán có thể cung cấp thu nhập đủ để duy trì sức mạnh không gì cưỡng lại được” [1; 277], Afonso de Albuquerque (1453 – 1515) quyết định xâm chiếm Malacca (lúc này đang nằm dưới quyền thống trị của Sultan Mohamed). Dựa vào ưu thế của lực lượng hải quân và chiến lược quân sự nhạy bén, đội quân viễn chinh Bồ Đào Nha đã 1 1 . TS, Khoa Văn hóa-Du lịch, trường Đại học Quảng Nam nGuyễn thỊ Vĩnh Linh đánh chiếm thành công Malacca vào năm 1511 như B. W. Diffie and G. D. Winius trong cuốn “Foundations of the Portuguese Empire 1415-1580” ca ngợi: “Việc chiếm đóng một thành phố thương mại lớn nhất của châu Á với lực lượng gần 900 người Bồ Đào Nha và 200 binh lính người Ấn Độ như là một sự kiện trong lịch sử các cuộc viễn chinh của người châu Âu và có thể sánh với việc xâm chiếm Tenochtitlan của Hernando Cortés” [7; 256]. Cũng như nhiều cứ điểm ven biển Ấn Độ dương, Albuquerque lập tức cho xây dựng pháo đài A Famosa do Ruy de Brito Patalim làm tổng chỉ huy, thực thi chế độ độc quyền thương mại trên tuyến hàng hải từ Malacca đến Ấn Độ. Thế nhưng, quân đội Bồ Đào Nha luôn vấp phải sự phản kháng mãnh liệt của Sultan Mohamed từ căn cứ Johore trong những năm 1517, 1520, 1521 vào 1525. Năm 1526, người Bồ Đào Nha mở thương điếm ở vương quốc Brunei và đem quân tấn công phá hủy thủ đô Johore trên đảo Bintan. Người Johore phải xây dựng thủ đô mới ở Batu Sawar. Cuối cùng vào năm 1583, hiệp ước hoà bình được ký kết tạo điều kiện cho việc xây dựng trường học, bệnh viện và thiết lập “Camara” - Hội đồng thành phố. Từ bán đảo Malay, Bồ Đào Nha bành trướng quyền lực đến duyên hải Indonesia với điểm trọng tâm là quần đảo hương hiệu (Spice Island). Cuộc thám hiểm đầu tiên của Bồ Đào Nha dưới sự chỉ huy của Antonio de Abreu đến Moluccas. Mất hai trong số ba chiếc tàu nên ông không thể đến Ternate và Tidore. Một cách ngẫu nhiên, do va phải tảng đá ngầm ở ngoài khơi đảo Lucopin (Nusa Penju) Francisco Serrao và những thành viên khác trong đội tàu đã tìm ra Ambon và sau đó là Ternate. Tại đây tiểu vương ban tước hiệu quý tộc và cho phép Serrao được hưởng mọi đặc quyền hoàng gia. Trong khi quyền lực của Bồ Đào Nha ngày càng được mở rộng trên khắp quần đảo Hương liệu thì Tây Ban Nha cũng không từ bỏ tham vọng của mình sau chuyến thám hiểm vòng quanh thế giới của Ferdinand Magellan (1480-1521). Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của Bồ Đào Nha. Vậy là hai bên phải ngồi vào bàn đàm phán. Hiệp ước Saragossa được ký giữa Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha năm 1529 vạch một đường ở 17 độ Đông Molucca làm tranh giới phân chia giữa các khu vực lợi ích của hai nước. Thế là Bồ Đào Nha tạm thời yên tâm để thực hiện công cuộc chinh phục của mình. Dựa trên mối quan hệ hữu hảo với Hồi vương, tháng 5 năm 1522, Antonio de Brito đã tiến hành xây dựng pháo đài Sao Joao Baptista de Ternate ngay sau khi ông trở về từ quần đảo Banda (2/1522). Vào 25/10/1536, thống đốc Bồ Đào Nha Antonio Galvao thiết lập khu định cư của người Bồ Đào Nha tại Ternate, cùng với một ngôi trường, một bệnh viện và một vòng thành bằng đá quanh thị trấn này. Cùng với việc lấy Malacca làm trung tâm, đến khoảng nửa đầu thế kỷ XVI, Bồ Đào Nha đã xây dựng hệ thống các hải cảng xuyên suốt, trong đó Sumbawa, Gresik, và Panarukan là quan trọng nhất. Cách thức của họ, ban đầu là hoạt động thương mại của nhà vua, dần dần được tư nhân hóa, như chúng ta đã thấy những trường hợp tại châu Á hay xuyên Á - Âu vào thế kỷ XVI. 2 nGuyễn thỊ Vĩnh Linh Một trong những địch thủ đáng gờm nhất của Bồ Đào Nha là Aceh - một trong những tiếu quốc Hồi giáo đang trong thời kỳ hưng thịnh. Với vị trí địa lý đắc địa, Aceh đã nhận gạo và thực phẩm từ những hải cảng ở Bengal, Orissa, và phía nam Coromandel, và thậm chí của cả tư thương Bồ Đào Nha từ những hải cảng như Nagapattinam cũng thu hút vào hoạt động thương mại này. Với sự thiết lập Roteiro das cousas do achem vào năm 1588, Bồ Đào Nha chính thức nắm quyền quản lý hoạt động thương mại của thương điếm này. Cách thức chủ yếu mà Bồ Đào Nha sử dụng để thiết lập quyền lực của mình tại Đông Nam Á là sự kết hợp không tách rời giữa sức mạnh hải quân và sức mạnh tôn giáo. Sự phối hợp giữa hoạt động quân sự và hoạt động truyền giáo càng được thể hiện rõ tại một số tiểu quốc trong quần đảo hương liệu khi người Bồ Đào Nha do thiếu nhân lực không thể xâm chiếm hoàn toàn mà chỉ có thể thiết lập các trạm th ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhân tố Bồ Đào Nha trong thương mại biển của các quốc gia Đông Nam Á (thế kỷ XVI – thế kỷ XVII) NHÂN TỐ BỒ ĐÀO NHA TRONG THƯƠNG MẠI BIỂN CỦA CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á (THẾ KỶ XVI – THẾ KỶ XVII) Nguyễn Thị Vĩnh Linh1 Tóm tắt: Là một trong những thế lực phương Tây đầu tiên đến Đông Nam Á, Bồ Đào Nha đã xác lập ảnh hưởng của mình trong khu vực bằng nhiều cách thức khác nhau. Trong phạm vi bài nghiên cứu của mình, chúng tôi bước đầu hệ thống hóa quá trình bành trướng quyền lực của Bồ Đào Nha ở Đông Nam Á từ sự kiện xâm chiếm Goa (1510). Trên cơ sở đó, phân tích tác động của quá trình này đến thương mại biển của khu vực trong thế kỷ XVI và thế kỷ XVII trên cả hai phương diện tích cực và tiêu cực. Từ khóa: Bồ Đào Nha, Đông Nam Á, thương mại biển. 1. Mở đầu Từ khi Vasco da Gama khai mở thành công tuyến đường hàng hải mới đến Ấn Độ, Bồ Đào Nha nhanh chóng bành trướng quyền lực trên toàn Ấn Độ dương. Cho đến đầu thế kỷ XVI, họ đã xác lập được 2 thương điếm có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng (Diu và Goa), bước đầu hiện thực hóa mục tiêu độc chiếm việc phân phối hương liệu sang châu Âu. Với sức mạnh hải quân vượt trội, Bồ Đào Nha mở rộng quyền lực đến Đông Nam Á, khu vực đóng vai trò quan trọng trong kết nối giao thương giữa Ấn Độ và Viễn Đông. 2. Nội dung 2.1 . Bồ Đào Nha thiết lập quyền lực tại Đông Nam Á Sau khi chiếm Goa (1510), Bồ Đào Nha đã phóng tầm mắt đến Đông Nam Á một trong những khu vực có mối quan hệ thương mại thường xuyên với Ấn Độ. Với chiến lược: “để giành được ưu thế về thương mại ở Ấn Độ Dương thì điều nhất thiết là phải chiếm và kiểm soát được các vị trí chiến lược chủ yếu và thúc đẩy hoạt động buôn bán có thể cung cấp thu nhập đủ để duy trì sức mạnh không gì cưỡng lại được” [1; 277], Afonso de Albuquerque (1453 – 1515) quyết định xâm chiếm Malacca (lúc này đang nằm dưới quyền thống trị của Sultan Mohamed). Dựa vào ưu thế của lực lượng hải quân và chiến lược quân sự nhạy bén, đội quân viễn chinh Bồ Đào Nha đã 1 1 . TS, Khoa Văn hóa-Du lịch, trường Đại học Quảng Nam nGuyễn thỊ Vĩnh Linh đánh chiếm thành công Malacca vào năm 1511 như B. W. Diffie and G. D. Winius trong cuốn “Foundations of the Portuguese Empire 1415-1580” ca ngợi: “Việc chiếm đóng một thành phố thương mại lớn nhất của châu Á với lực lượng gần 900 người Bồ Đào Nha và 200 binh lính người Ấn Độ như là một sự kiện trong lịch sử các cuộc viễn chinh của người châu Âu và có thể sánh với việc xâm chiếm Tenochtitlan của Hernando Cortés” [7; 256]. Cũng như nhiều cứ điểm ven biển Ấn Độ dương, Albuquerque lập tức cho xây dựng pháo đài A Famosa do Ruy de Brito Patalim làm tổng chỉ huy, thực thi chế độ độc quyền thương mại trên tuyến hàng hải từ Malacca đến Ấn Độ. Thế nhưng, quân đội Bồ Đào Nha luôn vấp phải sự phản kháng mãnh liệt của Sultan Mohamed từ căn cứ Johore trong những năm 1517, 1520, 1521 vào 1525. Năm 1526, người Bồ Đào Nha mở thương điếm ở vương quốc Brunei và đem quân tấn công phá hủy thủ đô Johore trên đảo Bintan. Người Johore phải xây dựng thủ đô mới ở Batu Sawar. Cuối cùng vào năm 1583, hiệp ước hoà bình được ký kết tạo điều kiện cho việc xây dựng trường học, bệnh viện và thiết lập “Camara” - Hội đồng thành phố. Từ bán đảo Malay, Bồ Đào Nha bành trướng quyền lực đến duyên hải Indonesia với điểm trọng tâm là quần đảo hương hiệu (Spice Island). Cuộc thám hiểm đầu tiên của Bồ Đào Nha dưới sự chỉ huy của Antonio de Abreu đến Moluccas. Mất hai trong số ba chiếc tàu nên ông không thể đến Ternate và Tidore. Một cách ngẫu nhiên, do va phải tảng đá ngầm ở ngoài khơi đảo Lucopin (Nusa Penju) Francisco Serrao và những thành viên khác trong đội tàu đã tìm ra Ambon và sau đó là Ternate. Tại đây tiểu vương ban tước hiệu quý tộc và cho phép Serrao được hưởng mọi đặc quyền hoàng gia. Trong khi quyền lực của Bồ Đào Nha ngày càng được mở rộng trên khắp quần đảo Hương liệu thì Tây Ban Nha cũng không từ bỏ tham vọng của mình sau chuyến thám hiểm vòng quanh thế giới của Ferdinand Magellan (1480-1521). Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của Bồ Đào Nha. Vậy là hai bên phải ngồi vào bàn đàm phán. Hiệp ước Saragossa được ký giữa Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha năm 1529 vạch một đường ở 17 độ Đông Molucca làm tranh giới phân chia giữa các khu vực lợi ích của hai nước. Thế là Bồ Đào Nha tạm thời yên tâm để thực hiện công cuộc chinh phục của mình. Dựa trên mối quan hệ hữu hảo với Hồi vương, tháng 5 năm 1522, Antonio de Brito đã tiến hành xây dựng pháo đài Sao Joao Baptista de Ternate ngay sau khi ông trở về từ quần đảo Banda (2/1522). Vào 25/10/1536, thống đốc Bồ Đào Nha Antonio Galvao thiết lập khu định cư của người Bồ Đào Nha tại Ternate, cùng với một ngôi trường, một bệnh viện và một vòng thành bằng đá quanh thị trấn này. Cùng với việc lấy Malacca làm trung tâm, đến khoảng nửa đầu thế kỷ XVI, Bồ Đào Nha đã xây dựng hệ thống các hải cảng xuyên suốt, trong đó Sumbawa, Gresik, và Panarukan là quan trọng nhất. Cách thức của họ, ban đầu là hoạt động thương mại của nhà vua, dần dần được tư nhân hóa, như chúng ta đã thấy những trường hợp tại châu Á hay xuyên Á - Âu vào thế kỷ XVI. 2 nGuyễn thỊ Vĩnh Linh Một trong những địch thủ đáng gờm nhất của Bồ Đào Nha là Aceh - một trong những tiếu quốc Hồi giáo đang trong thời kỳ hưng thịnh. Với vị trí địa lý đắc địa, Aceh đã nhận gạo và thực phẩm từ những hải cảng ở Bengal, Orissa, và phía nam Coromandel, và thậm chí của cả tư thương Bồ Đào Nha từ những hải cảng như Nagapattinam cũng thu hút vào hoạt động thương mại này. Với sự thiết lập Roteiro das cousas do achem vào năm 1588, Bồ Đào Nha chính thức nắm quyền quản lý hoạt động thương mại của thương điếm này. Cách thức chủ yếu mà Bồ Đào Nha sử dụng để thiết lập quyền lực của mình tại Đông Nam Á là sự kết hợp không tách rời giữa sức mạnh hải quân và sức mạnh tôn giáo. Sự phối hợp giữa hoạt động quân sự và hoạt động truyền giáo càng được thể hiện rõ tại một số tiểu quốc trong quần đảo hương liệu khi người Bồ Đào Nha do thiếu nhân lực không thể xâm chiếm hoàn toàn mà chỉ có thể thiết lập các trạm th ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Thương mại biển Thương mại biển Đông Nam Á Lịch sử Đông Nam Á Chiến lược ngoại giao Quan hệ kinh tế đối ngoạiGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tiểu luận Kinh tế phát triển so sánh: Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc
42 trang 27 0 0 -
Sổ tay Quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam
236 trang 26 0 0 -
Đề tài: Mục tiêu và sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ sau Chiến tranh lạnh
24 trang 22 0 0 -
Khám phá lịch sử phát triển Đông Nam Á: Phần 1
111 trang 21 0 0 -
Mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại Việt Nam sau sáp nhập giai đoạn 2005-2017
14 trang 20 0 0 -
5 trang 18 0 0
-
Cơ sở cho quá trình tiếp biến văn hoá Ấn Độ của cư dân khu vực Đông Nam Á
14 trang 18 0 0 -
Bài giảng Kinh tế quốc tế - Chương 1: Tổng quan về kinh tế quốc tế
12 trang 18 0 0 -
Bài thu hoạch môn kinh tế đối ngoại
9 trang 17 0 0 -
Bài giảng chương 2: Khu vực Đông Nam Á
25 trang 17 0 0