Danh mục

Nhân tố tác động đến thương mại của Việt Nam và Nhật Bản giai đoạn 2000 - 2015

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 184.37 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài nghiên cứu sử dụng mô hình trọng lực (gravity model) để đánh giá tác động của các nhân tố: GDP, GDP bình quân đầu người, chênh lệch thu nhập bình quân đầu người, tỷ giá hối đoái, AJCEP, VJEPA đến thương mại Việt - Nhật. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của bài viết này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhân tố tác động đến thương mại của Việt Nam và Nhật Bản giai đoạn 2000 - 2015 NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 2000 - 2015 THE IMPACT ON THE TRADE OF VIETNAM AND JAPAN FROM 2000 TO 2015 ThS. Hà Lâm Oanh ThS. Lê Quỳnh Hoa Trường Đại học Thủ Dầu Một Tóm tắt Trong những năm gần đây, Nhật Bản luôn là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam cả về kim ngạch xuất khẩu lẫn nhập khẩu. Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP) và Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) đã chính thức có hiệu lực gần 10 năm. Bài nghiên cứu sử dụng mô hình trọng lực (gravity model) đểđánh giá tác động của các nhân tố: GDP, GDP bình quân đầu người, chênh lệch thu nhập bình quân đầu người, tỷ giá hối đoái, AJCEP, VJEPA đến thương mại Việt - Nhật. Kết quả chỉ ra tác động tích cực của GDPVN và VJEPA đến kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Nhật Bản;ngược lại, AJCEP tác động âm đến thương mại hai nước;trong khi các biến còn lại (GDPJP, tỷ giá hối đoái, GDP/người, chênh lệch thu nhập bình quân, tỷ giá hối đoái) lại có tác động khác nhau giữa xuất và nhập khẩu hai quốc gia. Từ khóa: mô hình trọng lực, tác động, Việt Nam, Nhật Bản Abstract In recent years, Japan has been the leading trade partner of Vietnam. This article used gravity model to evaluate the impact of GDP, GDP per capita, the gap between GDP per capital, exchange rate, AJCEP, VJEPA to trade Vietnam - Japan. The results indicate a positive impact of GDPVN and VJEPA to import and export of Vietnam - Japan; vice vesa, AJCEP has negative impact on trade between the two countries; the remains (GDPJP, GDP per capita, the gap between GDP per capital, exchange rate) affect differently between import and export of two nations. Key words:gravity model, impact, Vietnam, Japan 1. Giới thiệu Từ khi chính thức trở thành thành viên của WTO, Việt Nam đã nỗ lực thay đổi những tồn tại về hệ thống pháp luật, cơ chế quản lý để đạt được các đàm phán thương mại tự do với các nước trong khu vực và trên thế giới. Những nỗ lực này đã đem đến thành quả là việc ký kết thành công các Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương mà tiêu biểu là Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản và Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) được ký kết với một cường quốc của Châu Á là Nhật Bản. Với những điều khoản có lợi cho hàng hoá và dịch vụ xuất xứ từ hai quốc gia và một lộ trình cắt giảm các rào cản thương mại, AJCEP và VJEPA hứa hẹn mang đến một bức tranh rực rỡ cho kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu Việt - Nhật. 349 Một câu hỏi đặt ra là mức độ tác động của các nhân tố (tổng sản phẩm quốc nội (GDP); thu nhập bình quân đầu người (GDP/người); sự khác nhau tuyệt đối về GDP đầu người giữa hai quốc gia; tỷ giá hối đoái; AJCEP và VJEPA) đến thương mại của Việt Nam - Nhật Bản như thế nào? Để trả lời câu hỏi này, bài viết sử dụng mô hình trọng lực để phân tích tác động của các nhân tố trên đến thương mại của Việt Nam - Nhật Bản từ đó đưa ra các gợi ý để góp phần thúc đẩy thương mại giữa hai nước. 2. Tổng quan tình hình thương mại Việt Nam - Nhật Bản và các hiệp định thương mại tự do Việt - Nhật 2.1 Tăng trưởng thương mại Năm 1992, Nhật Bản đã nối lại các mối quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa với Việt Nam. Cũng từ năm này, thương mại giữa hai nước đã từng bước khởi sắc. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Nhật Bản phát triển nhanh kể từ đầu những năm 2000119. Tính bình quân trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2015, xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản tăng trưởng với tốc độ bình quân hàng năm tương ứng là 12,53%. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản năm 2015 đã tăng 5,48 lần so với năm 2000. Cũng trong giai đoạn này, nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản tăng trưởng với tốc độ bình quân hàng năm là 12,63%. Trong những năm gần đây, Nhật Bản luôn là thị trường lớn thứ ba hoặc thứ tư nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam, đồng thời đây cũng là một thị trường lớn thứ ba cung cấp hàng hóa cho Việt Nam sau Trung Quốc và Hàn Quốc. Mặc dù năm 2015, Việt Nam có thâm hụt thương mại với Nhật Bản nhưng không quá lớn (81,76 triệu USD), đồng thời giai đoạn 2011 - 2014, Việt Nam liên tục đạt thặng dư thương mại với đối tác quan trọng này. 120 2.2 Cơ cấu thương mại Cơ cấu thương mại giữa Việt Nam với Nhật Bản phản ánh cơ cấu thương mại nói chung của Việt Nam. Trên nền tảng những lợi thế so sánh bậc thấp: (i) Lao động giản đơn; (ii) Nguyên liệu thô, sơ chế; (iii) Vốn vừa và nhỏ; (iv) Công nghệ phù hợp; (v) Sức mua thấp; nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu sang Nhật Bản của Việt Nam là: Hàng dệt, may; Phương tiện vận tải và phụ tùng; Gỗ và sản phẩm gỗ; Hàng thủy sản. Nhóm hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản chủ yếu là những mặt hàng Việt Nam chưa có lợi thế như: máy móc, thiết bị, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (chiếm 47,2% tỷ trọng nhập khẩu năm 2015).121 Dễ dàng nhận thấy, cơ cấu thương mại của Việt Nam với Nhật Bản về cơ bản phản ánh lợi thế so sánh của Việt Nam đối với Nhật Bản. Lợi thế thương mại đối tác PCA của Việt Nam so với Nhật Bản từ năm 2000 đến 2015 luôn nằm trong khoảng 1 - 2,5 cho thấy Việt Nam luôn đạt lợi thế thương mại tổng hợp trong quan hệ với Nhật Bản. 119 Phạm Minh Thúy, “Quan hệ văn hóa Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn 1992 - 2013', Luận văn thạc sĩ, 2016 120 Tác giả tổng hợp từ số liệu của Tổng cục hải quan và số liệu Niên giám Thống kê Hải quan hàng năm từ 2011- 2015 121 Nguyễn Thị Minh Hương, “Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam-Nhật Bản”, Luận án Tiến sĩ, 2013 350 2.3 Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện ASEA ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: