![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Nhân tố vĩ mô tác động đến độ tự vững của các tổ chức tài chính vi mô chính thức tại Việt Nam
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.31 MB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu phân tích tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô, trong đó tập trung vào tăng trưởng kinh tế và lạm phát, đến mức độ tự vững của các tổ chức tài chính vi mô (TCVM) chính thức tại Việt Nam. Biến phụ thuộc được lựa chọn để đánh giá mức độ tự vững của các tổ chức TCVM là tự vững hoạt động (OSS), tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhân tố vĩ mô tác động đến độ tự vững của các tổ chức tài chính vi mô chính thức tại Việt Nam QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP Nhân tố vĩ mô tác động đến độ tự vững của các tổ chức tài chính vi mô chính thức tại Việt Nam Phạm Thị Hoàng Anh Phan Thị Hồng Thảo Ngày nhận: 22/01/2019 Ngày nhận bản sửa: 24/01/2019 Ngày duyệt đăng: 29/01/2019 Nghiên cứu phân tích tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô, trong đó tập trung vào tăng trưởng kinh tế và lạm phát, đến mức độ tự vững của các tổ chức tài chính vi mô (TCVM) chính thức tại Việt Nam. Biến phụ thuộc được lựa chọn để đánh giá mức độ tự vững của các tổ chức TCVM là tự vững hoạt động (OSS), tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE). Bằng phương pháp hồi qui dữ liệu bảng hiệu ứng ngẫu nhiên, kết quả mô hình cho thấy, trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế tác động tiêu cực đến độ tự vững thì lạm phát lại có tác động tích cực. Ngoài ra, nghiên cứu còn tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa qui mô của tổ chức với mức độ tự vững của tổ chức. Nghiên cứu được kết cấu thành 4 phần: (i) Tổng quan nghiên cứu, (ii) Mô hình và phương pháp nghiên cứu, (iii) Kết quả và thảo luận (iv) Kết luận và khuyến nghị. Từ khóa: Độ tự vững, Lạm phát, Tăng trưởng kinh tế, Tổ chức TCVM chính thức 1. Tổng quan nghiên cứu khách hàng có thu nhập thấp… Cùng với trung gian tài chính, nhiều tổ chức TCVM cung cấp các dịch vụ trung gian xã hội…. Như vậy, theo quan niệm này, TCVM không phải là một hoạt động từ thiện, nó là một phương pháp phát triển kinh tế. Theo đó, TCVM không chỉ đơn thuần là tín dụng vi mô mà còn bao gồm nhiều dịch vụ tài chính và phi tài chính khác. Trong khi đó, theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB, 2000) thì TCVM chỉ tập trung đề cập đến các dịch vụ tài chính cho người nghèo, bao gồm tiền gửi, cho vay, thanh toán, chuyển tiền và bảo hiểm. 1.1. Tổ chức tài chính vi mô chính thức ài chính vi mô (TCVM) ra đời đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu, các khái niệm về TCVM cũng rất đa dạng. Theo tác giả Ledgerwood (1998), TCVM là một phương pháp phát triển kinh tế nhằm mang lại lợi ích cho dân cư có thu nhập thấp. TCVM đề cập đến dịch vụ tài chính cho © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X 69 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 200+ 201- Tháng 1&2. 2019 QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP Cũng theo ADB, Tổ chức TCVM là tổ chức có hoạt động kinh doanh chính là cung cấp dịch vụ TCVM, bao gồm cả tổ chức ở khu vực chính thức và bán chính thức. Tổ chức TCVM chính thức là những tổ chức hoạt động trên cơ sở giấy phép của ngân hàng trung ương (NHTW), chịu sự quản lý và giám sát của NHTW. Luật Các Tổ chức tín dụng (2010) qui định, tổ chức TCVM là loại hình tổ chức tín dụng (TCTD) chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ. Như vậy, theo qui định này thì tổ chức TCVM chính thức là những tổ chức được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cấp phép chủ yếu cung cấp các dịch vụ cho đối tượng khách hàng có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ. Do đó, các tổ chức TCVM chính thức được đề cập tới trong nghiên cứu này bao gồm: Tổ chức TCVM Tình Thương (TYM), tổ chức TCVM M7 (M7 MFI), tổ chức TCVM Thanh Hóa (Thanh Hóa MFI) và tổ chức TCVM cho người lao động nghèo tự tạo việc làm (CEP). 1.2. Độ tự vững của tổ chức tài chính vi mô Độ tự vững đề cập đến khả năng mà tổ chức TCVM có thể trang trải chi phí hoạt động bằng cách sử dụng doanh thu được tạo ra từ hoạt động cốt lõi (Woller, Christopher & Warner, 1999; Ledgerwood, 1999). Một tổ chức TCVM đạt tự vững sẽ cung cấp các dịch vụ cho khách hàng một cách liên tục và có thể đáp ứng được nhu cầu của thành viên thông qua các nguồn lực được huy động từ các hoạt động và các nguồn lực bên ngoài (UNESCAP, 2006). Đạt được tự vững là một xu hướng tất yếu do các nguyên nhân bên trong và bên ngoài. Các nguyên nhân bên trong thúc đẩy sự tự vững xuất phát từ mối quan tâm của nhân viên và các nhà quản lý đến sự an toàn của tổ chức, đặc biệt khi tổ chức không nhận được trợ cấp từ nhà tài trợ. Trong khi đó, các nguyên nhân bên ngoài thúc đẩy sự tự vững có thể kể tới là các khoản tài trợ ngày càng giảm, sự gia tăng của các ngân hàng thương mại (NHTM) trong việc cung ứng dịch vụ TCVM và những thay đổi của công nghệ tài 70 Số 200+201- Tháng 1&2. 2019 chính tạo thuận lợi cho tổ chức TCVM giảm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động. Có nhiều mức độ khác nhau để đánh giá độ tự vững của các tổ chức TCVM chính thức, trong đó ban đầu là tự vững hoạt động, tiếp theo là tự vững tài chính và cuối cùng là lợi nhuận. Tự vững về hoạt động (OSS) thể hiện mối quan hệ giữa thu nhập hoạt động và tổng chi phí cho hoạt động; chỉ số này được sử dụng để đánh giá xem các tổ chức TCVM có tự trang trải chi phí hoạt động như lương, vật tư, tổn thất cho vay và các chi phí hành chính khác bằng thu nhập từ hoạt động hay chưa. OSS = Doanh thu tài chính / (Chi phí tài chính + Dự phòng mất vốn + Chi phí hoạt động) × 100% Tỷ lệ OSS =100% cho biết điểm hòa vốn của tổ chức TCVM tại đó thu nhập hoạt động bằng với tổng chi phí. Các tổ chức TCVM trẻ, chưa trưởng thành có thể mất một vài năm để đạt điểm hòa vốn này. Một tổ chức TCVM được coi là bền vững về hoạt động nếu OSS>100%, điều này có nghĩa là tổ chức TCVM có thể trang trải toàn bộ chi phí hoạt động bằng nguồn thu từ hoạt động. Tuy nhiên, thông lệ quốc tế cho thấy, để đạt được độ bền vững hoạt động lâu dài thì OSS nên lớn hơn 120% (IFAD, 2000). Bên cạnh tỷ lệ OSS, một số nghiên cứu khác còn đã sử dụng khả năng sinh lời như một biến đại diện cho tính bền vững bởi tác giả cho rằng lợi nhuận là tín hiệu của sự bền vững (Millson, 2013). Theo tác giả, khả năng sinh lời là khả năng mà tổ chức TCVM tạo ra lợi nhuận trên tài sản (ROA) và trên vốn chủ sở hữu (ROE). Vì vậy, trong nghiên cứu này, tác giả còn sử dụng thêm các chỉ tiêu thu nhập ròng trên tổng tài sản bình quân (ROA) và tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân ( ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhân tố vĩ mô tác động đến độ tự vững của các tổ chức tài chính vi mô chính thức tại Việt Nam QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP Nhân tố vĩ mô tác động đến độ tự vững của các tổ chức tài chính vi mô chính thức tại Việt Nam Phạm Thị Hoàng Anh Phan Thị Hồng Thảo Ngày nhận: 22/01/2019 Ngày nhận bản sửa: 24/01/2019 Ngày duyệt đăng: 29/01/2019 Nghiên cứu phân tích tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô, trong đó tập trung vào tăng trưởng kinh tế và lạm phát, đến mức độ tự vững của các tổ chức tài chính vi mô (TCVM) chính thức tại Việt Nam. Biến phụ thuộc được lựa chọn để đánh giá mức độ tự vững của các tổ chức TCVM là tự vững hoạt động (OSS), tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE). Bằng phương pháp hồi qui dữ liệu bảng hiệu ứng ngẫu nhiên, kết quả mô hình cho thấy, trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế tác động tiêu cực đến độ tự vững thì lạm phát lại có tác động tích cực. Ngoài ra, nghiên cứu còn tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa qui mô của tổ chức với mức độ tự vững của tổ chức. Nghiên cứu được kết cấu thành 4 phần: (i) Tổng quan nghiên cứu, (ii) Mô hình và phương pháp nghiên cứu, (iii) Kết quả và thảo luận (iv) Kết luận và khuyến nghị. Từ khóa: Độ tự vững, Lạm phát, Tăng trưởng kinh tế, Tổ chức TCVM chính thức 1. Tổng quan nghiên cứu khách hàng có thu nhập thấp… Cùng với trung gian tài chính, nhiều tổ chức TCVM cung cấp các dịch vụ trung gian xã hội…. Như vậy, theo quan niệm này, TCVM không phải là một hoạt động từ thiện, nó là một phương pháp phát triển kinh tế. Theo đó, TCVM không chỉ đơn thuần là tín dụng vi mô mà còn bao gồm nhiều dịch vụ tài chính và phi tài chính khác. Trong khi đó, theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB, 2000) thì TCVM chỉ tập trung đề cập đến các dịch vụ tài chính cho người nghèo, bao gồm tiền gửi, cho vay, thanh toán, chuyển tiền và bảo hiểm. 1.1. Tổ chức tài chính vi mô chính thức ài chính vi mô (TCVM) ra đời đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu, các khái niệm về TCVM cũng rất đa dạng. Theo tác giả Ledgerwood (1998), TCVM là một phương pháp phát triển kinh tế nhằm mang lại lợi ích cho dân cư có thu nhập thấp. TCVM đề cập đến dịch vụ tài chính cho © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X 69 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 200+ 201- Tháng 1&2. 2019 QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP Cũng theo ADB, Tổ chức TCVM là tổ chức có hoạt động kinh doanh chính là cung cấp dịch vụ TCVM, bao gồm cả tổ chức ở khu vực chính thức và bán chính thức. Tổ chức TCVM chính thức là những tổ chức hoạt động trên cơ sở giấy phép của ngân hàng trung ương (NHTW), chịu sự quản lý và giám sát của NHTW. Luật Các Tổ chức tín dụng (2010) qui định, tổ chức TCVM là loại hình tổ chức tín dụng (TCTD) chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ. Như vậy, theo qui định này thì tổ chức TCVM chính thức là những tổ chức được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cấp phép chủ yếu cung cấp các dịch vụ cho đối tượng khách hàng có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ. Do đó, các tổ chức TCVM chính thức được đề cập tới trong nghiên cứu này bao gồm: Tổ chức TCVM Tình Thương (TYM), tổ chức TCVM M7 (M7 MFI), tổ chức TCVM Thanh Hóa (Thanh Hóa MFI) và tổ chức TCVM cho người lao động nghèo tự tạo việc làm (CEP). 1.2. Độ tự vững của tổ chức tài chính vi mô Độ tự vững đề cập đến khả năng mà tổ chức TCVM có thể trang trải chi phí hoạt động bằng cách sử dụng doanh thu được tạo ra từ hoạt động cốt lõi (Woller, Christopher & Warner, 1999; Ledgerwood, 1999). Một tổ chức TCVM đạt tự vững sẽ cung cấp các dịch vụ cho khách hàng một cách liên tục và có thể đáp ứng được nhu cầu của thành viên thông qua các nguồn lực được huy động từ các hoạt động và các nguồn lực bên ngoài (UNESCAP, 2006). Đạt được tự vững là một xu hướng tất yếu do các nguyên nhân bên trong và bên ngoài. Các nguyên nhân bên trong thúc đẩy sự tự vững xuất phát từ mối quan tâm của nhân viên và các nhà quản lý đến sự an toàn của tổ chức, đặc biệt khi tổ chức không nhận được trợ cấp từ nhà tài trợ. Trong khi đó, các nguyên nhân bên ngoài thúc đẩy sự tự vững có thể kể tới là các khoản tài trợ ngày càng giảm, sự gia tăng của các ngân hàng thương mại (NHTM) trong việc cung ứng dịch vụ TCVM và những thay đổi của công nghệ tài 70 Số 200+201- Tháng 1&2. 2019 chính tạo thuận lợi cho tổ chức TCVM giảm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động. Có nhiều mức độ khác nhau để đánh giá độ tự vững của các tổ chức TCVM chính thức, trong đó ban đầu là tự vững hoạt động, tiếp theo là tự vững tài chính và cuối cùng là lợi nhuận. Tự vững về hoạt động (OSS) thể hiện mối quan hệ giữa thu nhập hoạt động và tổng chi phí cho hoạt động; chỉ số này được sử dụng để đánh giá xem các tổ chức TCVM có tự trang trải chi phí hoạt động như lương, vật tư, tổn thất cho vay và các chi phí hành chính khác bằng thu nhập từ hoạt động hay chưa. OSS = Doanh thu tài chính / (Chi phí tài chính + Dự phòng mất vốn + Chi phí hoạt động) × 100% Tỷ lệ OSS =100% cho biết điểm hòa vốn của tổ chức TCVM tại đó thu nhập hoạt động bằng với tổng chi phí. Các tổ chức TCVM trẻ, chưa trưởng thành có thể mất một vài năm để đạt điểm hòa vốn này. Một tổ chức TCVM được coi là bền vững về hoạt động nếu OSS>100%, điều này có nghĩa là tổ chức TCVM có thể trang trải toàn bộ chi phí hoạt động bằng nguồn thu từ hoạt động. Tuy nhiên, thông lệ quốc tế cho thấy, để đạt được độ bền vững hoạt động lâu dài thì OSS nên lớn hơn 120% (IFAD, 2000). Bên cạnh tỷ lệ OSS, một số nghiên cứu khác còn đã sử dụng khả năng sinh lời như một biến đại diện cho tính bền vững bởi tác giả cho rằng lợi nhuận là tín hiệu của sự bền vững (Millson, 2013). Theo tác giả, khả năng sinh lời là khả năng mà tổ chức TCVM tạo ra lợi nhuận trên tài sản (ROA) và trên vốn chủ sở hữu (ROE). Vì vậy, trong nghiên cứu này, tác giả còn sử dụng thêm các chỉ tiêu thu nhập ròng trên tổng tài sản bình quân (ROA) và tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân ( ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tăng trưởng kinh tế Tổ chức tài chính vi mô Tỷ suất sinh lời trên tài sản Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu Tổ chức tài chính vi mô chính thức Độ tự vững của tổ chức tài chính vi môTài liệu liên quan:
-
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô: Phần 1 - N. Gregory Mankiw, Vũ Đình Bách
117 trang 754 4 0 -
Nguồn lực tài chính phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở Việt Nam
3 trang 261 0 0 -
7 trang 253 0 0
-
Trao đổi về quy định mới của Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)
3 trang 222 0 0 -
13 trang 195 0 0
-
Bài giảng Kinh tế phát triển: Chương 3 - PGS .TS Đinh Phi Hổ
35 trang 168 0 0 -
Tác động của lao động và nguồn vốn đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
5 trang 157 0 0 -
Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và ngân sách giáo dục tại Việt Nam giai đoạn 2000-2012
4 trang 154 0 0 -
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá bán căn hộ chung cư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
12 trang 144 0 0 -
Những thách thức đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam và giải pháp khắc phục
13 trang 125 0 0