Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh có “sở trường” đặc biệt về đề tài lịch sử với tác phẩm tiêu biểu: Hồ Quý Ly. Là tiểu thuyết đầu tiên (ở Việt Nam) về hình ảnh Hồ Quý Ly và các nhân vật lịch sử khác, tác phẩm đã cung cấp những điểm nhìn nhiều chiều về các nhân vật với sự đan bện giữa quá khứ và hiện tại; làm sống lại những giá trị khuất lấp, ẩn ngầm; lí giải lịch sử bằng cái nhìn khoan dung của văn hóa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhân vật lịch sử trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn văn hóa
Phùng Phương Nga và Đtg
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ
105(05): 175 - 178
NHÂN VẬT LỊCH SỬ TRONG TIỂU THUYẾT HỒ QUÝ LY
CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA
Phùng Phương Nga1*, Đoàn Đức Hải2
1
Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên, 2Đại học Thái Nguyên
TÓM TẮT
Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh có “sở trường” đặc biệt về đề tài lịch sử với tác phẩm tiêu biểu: Hồ
Quý Ly. Là tiểu thuyết đầu tiên (ở Việt Nam) về hình ảnh Hồ Quý Ly và các nhân vật lịch sử khác,
tác phẩm đã cung cấp những điểm nhìn nhiều chiều về các nhân vật với sự đan bện giữa quá khứ
và hiện tại; làm sống lại những giá trị khuất lấp, ẩn ngầm; lí giải lịch sử bằng cái nhìn khoan dung
của văn hóa. Xây dựng vật Hồ Quý Ly không chỉ là một “kẻ phản loạn” mà còn là một hùng
tướng, một nhà cải cách tài ba trên nhiều phương diện; các mệnh quan triều đình là những “kẻ sĩ
tài danh” của Kinh thành đã tạo nên những “hấp lực” đặc biệt cho tác phẩm.
Từ khóa: Nguyễn Xuân Khánh, Hồ Quý Ly, văn hóa, lịch sử.
Trong bối cảnh văn học Việt Nam hiện nay,
không có mấy người ở độ tuổi “thất thập cổ lai
hy” còn làm xôn xao văn đàn nghệ thuật như
nhà văn Nguyễn Xuân Khánh. Cái tên Nguyễn
Xuân Khánh đã trở thành một hiện tượng nổi
bật thu hút sự chú ý của nhiều người.*
Tiểu thuyết Hồ Quý Ly có độ dày 802 trang
được nhà văn viết xong vào tháng 4/1999 và
xuất bản năm 2000 tại Nhà Xuất bản Phụ nữ.
Đây là cuốn tiểu thuyết đầu tiên nhà văn được
trả lại tên của mình và được kí Nguyễn Xuân
Khánh ở cuối tác phẩm.
Đọc Hồ Quý Ly độc giả như được sống lại
một thời kì của quá khứ, thấy được những
kiến giải mới mẻ của nhà văn về nhiều sự
kiện, nhân vật lịch sử qua bức tranh văn hóa
dân tộc. Tiểu thuyết Hồ Quý Ly đã đem đến
sự hòa hợp giữa lịch sử và văn hóa dân tộc,
đem đến sự đan bện giữa quá khứ và hiện tại,
làm sống lại những giá trị khuất lấp, ẩn ngầm;
lí giải lịch sử bằng cái nhìn khoan dung của
văn hóa.
Chân dung các nhân vật được nhà văn xây dựng
trong tác phẩm không chỉ mang dấu ấn của lịch
sử, mà còn là những con người văn hóa, để lại
sự suy ngẫm lắng đọng cho người đọc.
*
Tel: 0915141514. Email: phungphuongnga@gmail.com
Hồ Quý Ly - hùng tướng - nhà cải cách tài ba
Trong con mắt của các sử gia chính thống, Hồ
Quý Ly là một kẻ thoán nghịch, tiếm quyền,
trong trường nhìn của những người tôn thất
nhà Trần như Trần Nguyên Hàng, Trần Khát
Chân thì Hồ Quý Ly là một kẻ tàn bạo, phản
nghịch; nhưng dưới ngòi bút của Nguyễn
Xuân Khánh nhãn quan văn hóa trở thành hệ
quy chiếu để tạo dựng nhân vật nhân vật.
Trong mắt người con – Hồ Nguyên Trừng –
Hồ Quý Ly là một người cha văn võ song
toàn, có nhiều cảm nhận tinh tế và sâu sắc.
Trong ánh mắt và suy nghĩ của vợ ông - công
chúa Huy Ninh thì Hồ Quý Ly là một người
chồng luôn nén chặt tình cảm trong lòng. Ở
góc nhìn của những người ngưỡng mộ ông
như Nguyên Cẩn, Hồ Hán Thương thì Hồ
Quý Ly là một bậc minh quân. Trong ông
cũng luôn tồn tại những mâu thuẫn, những
trăn trở giằng xé tâm can. Ông là một nhà
chính trị nắm quyền lực tối cao nhưng thẳm
sâu trong tâm hồn ông vẫn luôn thường trực
nỗi cô đơn đau xót. Đó là nỗi đau đớn xót xa
đối với con gái và đứa cháu nhỏ vì số mệnh
sinh ra trong vương triều đã phải chịu cảnh
trái ngang. Là sự cô đơn vô hạn trước “pho
tượng trắng” của người vợ hiền.
Ở nhân vật này hội tụ đầy đủ những phẩm
chất của một người lãnh đạo, xoay chuyển
tình thế bởi tầm nhìn xa trông rộng, tài thông
kinh bác cổ, vốn văn hóa phong phú, cá tính
175
180Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn
Phùng Phương Nga và Đtg
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ
mạnh mẽ, quyết liệt; lại cũng rất táo bạo
Trước hoàn cảnh của đất nước triều đình nhà
Trần đã mục ruỗng cần một sự “thay da đổi
thịt”, bên ngoài giặc Chiêm Thanh, quân
phương Bắc dòm ngó, tham vọng cải cách
trong ông đã lớn dần. Trong khi hầu hết quan
lại triều đình lo nhũng nhiễu, đục khoét của
dân hòng ăn chơi sa đọa; còn lại thì bi ai, lánh
dời và tìm cách nương nhờ cửa Phật thì Hồ
Quý Ly đau đáu khát vọng muốn thay đổi, cải
tổ triều đình. Xét cho cùng đó là một sự dũng
cảm, sự thay đổi lớn về mặt nhận thức và tư
tưởng. Nói như Hồ Nguyên Trừng thì: “sự
tranh giành ấy cha tôi bảo là một điều lành
mạnh…” [486, 2].
Hồ Quý Ly can đảm, mạnh dạn thay đổi cục
diện bằng những cải cách táo bạo về kinh tế xã hội như chính sách hạn điền, hạn nô, chủ
trương dùng tiền giấy thay tiền đồng; “làm sổ
hộ khẩu để biết thực lực số người trong
nước..” [136, 2]. Hồ Quý Ly cũng là một nhà
giáo dục xuất chúng. Trong ông thấm nhuần
tư tưởng Nho gia. Ông cũng là người đầu tiên
trong lịch sử phong kiến nước nhà đề ra
những cải cách sớm nhất cả về kinh tế – xã
hội, về giáo dục. Hồ Quý Ly rất đề cao việc
học và rèn luyện nhân cách con người. Chính
vì thế Hồ Nguyên Trừng mới lên tám tuổi ông
đã gửi cho bố vợ là cụ lang Phạm Công vốn
học rộng uyên thâm nho giáo dạy dỗ. Ông tự
tay viết cuốn minh đạo, dịch cuốn “vô dật,
nãi dật” trong Kinh Thi và ...