Danh mục

Nhân vật phụ trong kịch Lưu Quang Vũ

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 169.69 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Năm 1979, Lưu Quang Vũ thử ngòi bút của mình với kịch bản Sống mãi tuổi 17. Vở diễn thành công rực rỡ. Từ đó, Lưu Quang Vũ say mê với nghề sáng tác kịch bản
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhân vật phụ trong kịch Lưu Quang Vũ Nhân vật phụ trong kịch Lưu Quang Vũ Năm 1979, Lưu Quang Vũ thử ngòi bút của mình với kịch bản Sống mãi tuổi17. Vở diễn thành công rực rỡ. Từ đó, Lưu Quang Vũ say mê với nghề sáng tác kịchbản. Sinh thời, Lưu Quang Vũ đã nhiều lần khẳng định thơ mới là sự nghiệp lâu dài, làchốn thâm sâu nhất của tâm hồn. Ông quan niệm: thơ vẫn là bà hoàng của mọi ngànhnghệ thuật. Và Lưu Quang Vũ đãsống hết tận cùng năm tháng với thơ. Nhưng có lẽ doý thức trách nhiệm công dân và thiện tâm của một nhà nghệ sĩ, mong muốn góp phầndựng xây đời. Lưu Quang Vũ đã tham dự vào sân khấu kịch với một niềm đam mêcháy bỏng. Chỉ trong chín năm ngắn ngủi của phần đời c òn lại, Lưu Quang Vũ đã gửilại cho sân khấu nước nhà hơn 50 kịch bản, hầu hết đều được dàn dựng và biểu diễntrên khắp mọi miền của đất nước. Giới sân khấu đánh giá cao các tác phẩm của LưuQuang Vũ. Mọi tầng lớp công chúng trong xã hội đều hứng thú với kịch Lưu QuangVũ. Ông có những đóng góp lớn trong việc đem lại không khí sôi động cho nền sânkhấu đang lúc thoái trào vào những năm 80 của thế kỷ XX. Nhiều đo àn nghệ thuậtsống được, nhiều diễn viễn thành danh từ các vở diễn của Lưu Quang Vũ. Kịch Lưu Quang Vũ bao quát toàn bộ những vấn đề của đời sống trong thời kỳđổi mới. Ngòi bút của ông có khả năng thâm nhập vào mọi ngõ ngách của đời sống, mọithẳm sâu trong tâm hồn con người. Thế giới nhân vật trong kịch Lưu Quang Vũ đa dạng,phong phú, đủ các hạng người. Nhiều nhân vật trung tâm của vở kịch đã để lại dấu ấnkhó quên trong tâm trí của người xem như: Trâm trong vở Cô gái đội mũ nồi xám; Hiệptrong vở Người tốt nhà số 5; Lê Chí trong vở Nguồn sáng trong đời;Hoàng Việt trongvở Tôi và chúng ta; Hồn Trương Ba trong vở Hồn Trương Ba - Da hàng thịt… Nét đặcsắc của kịch Lưu Quang Vũ còn được thể hiện bởi các nhân vật phụ. Dù không khắc hoạsâu sắc, phong phú như các nhân vật chính, nhưng qua hành động, qua lời thoại, cácnhân vật phụ đôi khi chỉ xuất hiện lướt qua trên sân khấu mà vẫn có hồn, vẫn gợi, vẫntạo ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả. Ngay từ cách đặt tên các nhân vật đã thể hiệndụng ý nghệ thuật của tác giả. Những tên gọi quê mùa, dân dã như: cụ Gồi trongvở Những ngày đang sống; ông Quých, bà Bộng trong vở Tôi và chúng ta; lão Chạptrong vởĐôi dòng sữa mẹ; bé Diêm trong vở Muối mặn đời em; cái Gái trong vở HồnTrương Ba - Da hàng thịt; bé Nha trong vởLời nói dối cuối cùng… đã hé mở cho ngườixem về một kiểu nhân vật, một loại tính cách của những thảo dân chỉ biết sống thẳngngay, hồn hậu, trung thực và chứa chan tình người. Ngoài ra tên nhân vật phụ còn đượcgọi theo chức vụ, theo công việc hoặc theo thể trạng hay những khuyết tật của cơ thểnhư: Ông già gác nghĩa trang trong vở Tôi và chúng ta; Lý trưởng trong vởHồn TrươngBa - Da hàng thịt; anh thanh niên bị lác mắt trong vở Nguồn sáng trong đời; anh gầy,chị béo, người chồng say rượu trong vở Hoa cúc xanh trên đầm lầy; anh Vĩ Nhân trongvở Quyền được hạnh phúc… là những nhân vật xuất hiện rất khiêm tốn trong các vởkịch, nhưng đã tạo ra những hiệu quả thẩm mỹ nhất định. Nhân vật phụ xuất hiện trong kịch Lưu Quang Vũ không phải là từ sự tuỳ hứngcủa tác giả, mà là trong sự thống nhất của một chỉnh thể nghệ thuật, nhằm để bồi đắpthêm chủ đề, làm nổi bật tư tưởng của vở kịch. Nhân vật ông già gác nghĩa trang trongvở Tôi và chúng ta, chỉ xuất hiện vài phút trong màn khai từ đã gợi lên trong khán giảmột khoảnh khắc lắng sâu để chiêm nghiệm về bản thân, về cuộc đời. Ông già:… Con gái tôi là y sĩ, làm nghề đỡ đẻ hộ sinh. Như vậy là hai bố con tôi,mỗi người đứng ở một đầu con đường, kẻ lo việc đón người ta chào đời, kẻ lo coi sócngười ta nhắm mắt… (Thở dài). Đời người ngắn ngủi lắm. Những vị nào tham lam íchkỷ ăn ở ác, mỗi tháng nên xuống thăm đây một lần, nhìn chỗ ở cuối cùng đang đợi mìnhnày, để mà ăn ở cho biết điều hơn, phải không anh? Ai rồi cũng thành đất, thành tro bụicả thôi… Hoàng Việt: (khẽ)… Nhưng cũng phải còn lại cái gì chứ? Có những điều khôngthể chết! Những con người từng sống tốt đẹp, hữu ích phải c òn lại một chút gì của họtrong cuộc sống này, trong tôi, trong bác, trong m ỗi việc ta làm. Ông già: (trầm ngâm) Phải, anh ạ. Mỗi người nhờ những người khác mà tiếp tụcsống. Và như vậy cái chết sẽ bị đẩy lùi. Đó là một điều quan trọng. Từ nghề nghiệp của hai bố con ông già gác nghĩa trang, Lưu Quang Vũ đã kết nốithành lẽ tử sinh của kiếp người, gửi gắm vào đó một quan niệm sống, một lẽ sống, dựbáo cho khán giả một tư tưởng nghệ thuật quan trọng của vở kịch sắp được diễn ở nhữngmàn sau. Nhân vật ông Quých, người công nhân từng trải và lịch lãm trong vở Tôi vàchúng ta cũng được đông đảo khán giả mến mộ. Khi quản đốc Trương họp phân xưởngkiểm điểm cô Ngà về tội không chồng mà có con. Ông Quých đã nhắc nhở mọi người:…Ấy đấy, thế thì quanh cái chuyện riêng tư của chị Ngà, ta phải tỏ ra là người biếtnghĩ, ở trong ngực ta là cái quả tròn tròn nó đập, chứ không phải là cục sắt rỉ, phảikhông ạ?. Đó là tình đời, tình người mà tập thể phải thấu hiểu và chia sẻ. Đó là mốiquan hệ hài hoà giữa cá nhân và tập thể, giữa tập thể với cá nhân, là Tôi và chúng ta nhưtên gọi của vở kịch. Khi giám đốc Hoàng Việt mời góp ý cho xí nghiệp, vẫn giọng điệuhóm hỉnh, tếu táo mà sâu sắc khi ông Quých nói về mối quan hệ giữa nghĩa vụ và quyềnlợi: …Là công nhân thì phải có nghĩa vụ với xí nghiệp. Ngay chỉ là người thôi, cũngphải có nghĩa vụ với tạo hóa. Tạo hóa bắt như vậy. Ấy, lắm lúc tôi thấy tạo hóa khônranh lắm, chẳng đòi người ta nghĩa vụ suông bao giờ, nghĩa vụ nào cũng kèm theo sựban thưởng, giờ ta gọi là quyền lợi. Chẳng hạn tạo hóa đòi người ta hai nghĩa vụ lớnnhất là sống để sinh con và đẻ cái để nòi giống duy trì. Lập tức tạo hoá cũng biến hainghĩa vụ tối cao ấy thành hai quyền lợi, hai sự thích thú đứng đầu trong tứ khoái. Nếuăn và ngủ với vợ - xin lỗi anh - chỉ là nghĩa vụ vất vả nhọc nhằn thôi, thì chắc ngườ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: