Danh mục

Nhân vật trẻ em trong truyện Việt Nam trước 1945

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 93.21 KB      Lượt xem: 56      Lượt tải: 1    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 1
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mặc dù văn học Việt Nam trước 1945 chưa có nhiều sáng tác viết cho thiếu nhi, nhưng các nhà văn đã bước đầu có sự quan tâm tới đối tượng trẻ em trong trang văn. Bài viết nêu lên một số phân tích về hình ảnh nhân vật trẻ em trong truyện Việt Nam trước năm 1945, như một tiền đề cho sự xuất hiện hình tượng trẻ em trong văn xuôi thiếu nhi Việt Nam sau này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhân vật trẻ em trong truyện Việt Nam trước 1945 JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-00011 Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 3, pp. 63-67 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn NHÂN VẬT TRẺ EM TRONG TRUYỆN VIỆT NAM TRƯỚC 1945 Nguyễn Thị Thanh Hương Khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Mặc dù văn học Việt Nam trước 1945 chưa có nhiều sáng tác viết cho thiếu nhi, nhưng các nhà văn đã bước đầu có sự quan tâm tới đối tượng trẻ em trong trang văn. Bài viết nêu lên một số phân tích về hình ảnh nhân vật trẻ em trong truyện Việt Nam trước năm 1945, như một tiền đề cho sự xuất hiện hình tượng trẻ em trong văn xuôi thiếu nhi Việt Nam sau này. Từ khóa: Nhân vật trẻ em, truyện Việt Nam trước 1945. 1. Mở đầu Những năm 30 của thế kỉ XX, khi một số luồng tư tưởng mới từ phương Tây lan tới Việt Nam, văn học đã có chuyển dịch trong cách tiếp cận cuộc sống. Nếu trước đây, phụ nữ và trẻ em là đối tượng không được nhắc tới trong văn học, thì nay, các nhà văn dần hướng ngòi bút tới những con người này. Ngoài việc phỏng dịch, người viết cũng có ý thức sáng tác cho các em. Nhóm Tự lực văn đoàn cho xuất bản loại Sách hồng, tập hợp một số sáng tác về đề tài trinh thám, phiêu lưu, cổ tích, thần thoại và sinh hoạt đời thường của trẻ em. Bên cạnh đó, những nhà văn hiện thực như Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố,. . . cũng đề cập đến số phận của những đứa bé bị xã hội vứt ra lề đường, sống đói rét cực khổ, ở đâu chúng cũng gặp những cửa đóng, nhốt chặt cái êm ấm không cho thoát ra ngoài. Tuy nhiên, những sáng tác này chưa hình thành được một trào lưu viết cho các em. Đã có một vài bài nghiên cứu về nhân vật trẻ em trong truyện thiếu nhi trước 1945 trong truyện của một số nhà văn như Nam Cao, Nguyên Hồng, Thạch Lam,... Tác giả Bích Thu có bài: Nhân vật trẻ thơ trong sáng tác của Nam Cao in trong Tạp chí Văn nghệ quân đội, 8/2000; Nhân vật trẻ em trong sáng tác của Nguyên Hồng trước cách mạng tháng 8 – 1945 của Đào Thị Lý (tapchinhavan.vn) hay bài Một số suy nghĩ về hình tượng trẻ em trong truyện ngắn Thạch Lam của Nguyễn Thị Bình (vanhocnghethuatninhbinh.org.vn),. . . Các bài viết trên đã đưa ra những nhận xét về hình tượng nhân vật trẻ em trong sáng tác của từng nhà văn trong giai đoạn trước 1945. Song chưa chưa đề cập một cách bao quát và toàn diện về vấn đề nhân vật trẻ em trong văn xuôi Việt Nam giai đoạn trước 1945. Ngày nhận bài: 15/11/2014 Ngày nhận đăng: 20/4/2015 Liên hệ: Nguyễn Thị Thanh Hương, e-mail: thanhhuong_nv@yahoo.com 63 Nguyễn Thị Thanh Hương 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Nhân vật trẻ em – những thân phận thấp hèn Những nhà văn như Nam Cao, Nguyên Hồng, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố,. . . khi viết về các em, thường đặt nhân vật trẻ em vào bối cảnh xã hội đương thời nhiều rối ren và bất trắc. Số phận trẻ em, trong các sáng tác này, thường gắn với số phận của những người nghèo, những người bất hạnh. Chúng là những thân phận thấp hèn trong xã hội. Người ta coi thường chúng, vì chúng là trẻ em, người ta không tính đến chúng, cũng vì chúng là trẻ con: “Trước ánh lửa bếp lom nhom và ánh đèn lù mù, sắc mặt Thạo càng xạm thêm, ngây dại và cô độc hơn. Con bé ấy gắp rau, húp nước dưa và nhất là xới cơm đều rón rén như sợ rằng nó không được phép ăn những thứ quý báu lắm ấy. Vì nó thấy rằng nó không thể theo mẹ đi chợ như con chị nó người đen như củ súng, nhanh nhẹn, khôn ngoan hơn cả nhiều đứa con gái lớn hơn nó ở ngoài xóm. Và nó lại không bé hẳn như cái Tý con, bụng ỏng đít vòn, đặt đâu là ngồi ỉa đái đấy, để được hưởng sự đặc biệt ăn uống no nê và không phải làm gì” [3;86]. Những đứa trẻ ít tuổi đã sớm phải ý thức về thân phận của mình, về trách nhiệm đối với miếng ăn của gia đình. Chúng có thể không được ăn (Trẻ con không được ăn thịt chó) nhưng chúng không thể không làm. Chúng bị đánh tráo tuổi thơ bằng những công việc nhọc nhằn của người lớn. Cái Thạo bé (Giọt máu – Nguyên Hồng) phải làm vườn, trồng ngô để góp vào nồi cơm vốn chẳng bao giờ được đầy của gia đình. Hai đứa trẻ trong Hai nhà nghề - Nguyên Hồng, thậm chí phải đánh cược cả mạng sống của mình ở mấy trò xiếc để kiếm cơm. Khi cha mẹ chết, không có tiền thuê nhà, tiền ăn, cậu bé Đức (Tấm lòng vàng – Nguyễn Công Hoan) vừa phải làm việc như một thằng ở trong nhà mụ chủ vừa chịu những lời nhiếc móc của bà ta. Mười hai tuổi cái đĩ (Một bữa no – Nam Cao) phải đi ở đợ, bảy tuổi, cái Tí (Tắt đèn – Ngô Tất Tố) bị mẹ gán cho nhà Nghị Quế cùng ổ chó con mới đẻ. Tất cả các em đã không còn tuổi thơ, không có những niềm vui non trẻ với những trò chơi thơ bé, không có được cái nhìn yêu thương trìu mến của xã hội. Các em bị rẻ rúng, bị coi thường, bị lạm dụng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: