Danh mục

Nhận xét kết quả điều trị bảo tồn không mổ vỡ lách do chấn thương bụng kín tại Bệnh viện Quân y 103

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 334.92 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm nhận xét về chỉ định, kỹ thuật hỗ trợ và đánh giá kết quả điều trị bảo tồn không mổ vỡ lách trong CTBK tại Bệnh viện Quân y 103. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhận xét kết quả điều trị bảo tồn không mổ vỡ lách do chấn thương bụng kín tại Bệnh viện Quân y 103TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2014NHẬN XÉT KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN KHÔNG MỔ VỠ LÁCHDO CHẤN THƢƠNG BỤNG KÍN TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103Đỗ Sơn Hà*; Đỗ Sơn Hải*; Đặng Việt Dũng*Nguyễn Văn Lĩnh**; Nguyễn Quang Nam**TÓM TẮTTại Khoa Ngọai bụng (BM2) Bệnh viện Quân y 103 từ 01 - 2010 đến 07 - 2013 đã điều trịbảo tồn không mổ cho 74 bệnh nhân (BN) tổn thương lách do chấn thương bụng kín (CTBK),trong quá trình nghiên cứu có 12 BN (16,2%) phải chuyển phẫu thuật. Tỷ lệ điều tị bảo tồnkhông mổ vỡ lách chấn thương thành công 83,8%, trong đó tổn thương lách độ I có tỷ lệ thànhcông 100%; độ II: 94,1%; độ III: 83,3% và độ IV: 14,3%. Nhóm 43 BN điều trị bảo tồn đơn thuầncó tỷ lệ thành công 74,4%, tỷ lệ này ở nhóm 31 BN điều trị bảo tồn có dẫn lưu dịch máu ổ bụnglà 96,8%. Đây là kỹ thuật an toàn, thành công cao và ít biến chứng.* Từ khóa: Chấn thương bụng kín; Điều trị bảo tồn; Vỡ lách.ASSESSMENT OF RESULTs OF NON-OPERATIVEMANAGEMENT FOR BLUNT SPLENIC TRAUMAAT 103 HOSPITALSUMMARYFrom 01 - 2010 to 07 - 2013 in Department of Abdominal Sugery (BM2) at 103 Hospital, 74cases of blunt splenic trauma were treated by non-operative. In the course of research, 12patients (16.2%) had not to be transferred to surgery. The successful rate of non-operativemanagement for blunt splenic trauma was 83.8%, stage I: 100%, stage II: 94.1%, stage III: 83%and stage IV: 14.3%. The successful rate of 43 cases who were only treated by non-operativewas 74.4%. The successful rate of 31 cases were treated by non-operative and abdominalblood fluid drain was 96.8%. This technique is safe, high success and low complication.* Key words: Blunt splenic trauma; Non-operative management; Splenic trauma.ĐẶT VẤN ĐỀChấn thương lách (CTL) là một cấpcứu ngoại khoa thường gặp do CTBK.chiếm 20 - 30% các trường hợp CTBK. ỞViệt Nam, tỷ lệ tổn thương lách do tai nạngiao thông từ 61,5 - 68,6% [1, 2, 3].Trong nhiều thập niên trước đây ngườita cho rằng phẫu thuật cắt lách là phẫuthuật lựa chọn điều trị tổn thương lách dochấn thương. Trong những năm gần đây,quan niệm này đã thay đổi nhiều, chỉ địnhđiều trị bảo tồn lách do chấn thương* Bệnh viện Quân y 103** Quân khu 5Người phản hồi (Corresponding): Đỗ Sơn Hà (dosonhai.pr@gmail.com)Ngày nhận bài: 22/11/2013; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 16/01/2014Ngày bài báo được đăng: 18/02/2014128TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2014ngày càng được áp dụng rộng rãi, do hiểubiết tường tận về giải phẫu và chức năngcủa lách, đặc biệt là chức năng chốngnhiễm khuẩn và miễn dịch. Hiện nay, nhờcác phương tiện chẩn đoán hình ảnh nhưsiêu âm và chụp cắt lớp vi tính, kết hợpvới thăm khám lâm sàng người ta đãchẩn đoán được tính chất, mức độ, hìnhthái tổn thương cũng như mức độ mấtmáu do vỡ lách chấn thương. Nhờ đógóp phần định hướng và lựa chọnphương pháp điều trị phù hợp.Hiện nay ở Việt Nam, điều trị bảo tồnlách (ĐTBTL) không mổ đã được một sốbệnh viện lớn áp dụng [2, 3]. Tại Bệnhviện Quân y 103, trong vài năm gần đây,chúng tôi đã thực hiện phương pháp nàycùng với sự hỗ trợ của kỹ thuật chọc dẫnlưu ổ bụng dưới hướng dẫn của siêu âm.Nghiên cứu này thực hiện nhằm: Nhậnxét về chỉ định, kỹ thuật hỗ trợ và đánhgiá kết quả điều trị bảo tồn không mổ vỡlách trong CTBK tại Bệnh viện Quân y 103.ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU1. Đối tượng nghiên cứu.74 BN vỡ lách do CTBK, có chảy máutrong ổ bụng, được điều trị bảo tồn khôngmổ và các trường hợp điều trị bảo tồnthất bại phải chuyển phẫu thuật tại KhoaNgoại bụng (BM2), Bệnh viện Quân y 103từ tháng 01 - 2010 đến 07 - 2013.* Tiêu chuẩn chẩn đoán vỡ lách:Có cơ chế chấn thương, các triệuchứng lâm sàng và cận lâm sàng vỡ lách,có hội chứng chảu máu trong và chọc ròdẫn lưu ổ bụng ra máu không đông, cóhuyết động ổn định hoặc có sốc mất máuchỉ ở mức độ nhẹ.2. Phương pháp nghiên cứu.Nghiên cứu mô tả cắt ngang, khôngđối chứng, hồi cứu kết hợp với tiến cứu.* Chỉ định điều trị bảo tồn: 24 giờ đầutừ khi vào viện: khám lâm sàng tổng thể,ghi nhận dấu hiệu sinh tồn, nếu huyếtđộng ổn định, chỉ định điều trị bảo tồn +hồi sức tích cực.* Chỉ định chuyển mổ mở khi:Nếu BN có huyết động không ổn địnhhoặc có biểu hiện sốc mất máu (mạch> 110 lần/phút; huyết áp [HA] tối đa:< 90 mmHg) hoặc khi giảm tốc độ truyềndịch, HA tụt và mạch nhanh trở lại hoặckhi đã truyền đến 2.000 ml dịch mà huyếtđộng không ổn định thì truyền máu,truyền đến 2 đơn vị (500 ml) mà huyếtđộng vẫn không ổn định chuyển mổ, vừahồi sức vừa mổ để cầm máu.Đánh giá mức độ vỡ lách: phân thành5 độ: từ độ I đến độ V, tương ứng với độnặng tăng dần của Hiệp hội Chấn thươngHoa Kỳ (1994).* Chỉ định chọc dò, dẫn lưu máu trongổ bụng:- Theo dõi lượng máu mất, tính chấtdịch máu và tốc độ máu chảy qua dẫnlưu.- Theo dõi lâm sàng, kết quả xétnghiệm máu có huyết động ổn định vàchẩn đoán xác định trên phim chụp cắtlớp vi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: