Biết định nghĩa sao về sống đối với tôi. Nhiều lúc như con người bận rộn lắm lúc lại thảnh thơi đến buồn chán, nhiều lúc như hoa nở lắm lúc lại như còn nhụy tàn. Nhưng tôi lại công nhận mình sống về nội tâm nhiều hơn là cái tôi phô bày với thế giới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhật ký đêm khuya Nhật ký đêm khuyaBiết định nghĩa sao về sống đối với tôi. Nhiều lúc như con người bận rộn lắm lúclại thảnh thơi đến buồn chán, nhiều lúc như hoa nở lắm lúc lại như còn nhụy tàn.Nhưng tôi lại công nhận mình sống về nội tâm nhiều hơn là cái tôi phô bày với thếgiới. từ nhỏ tới lớn tôi cảm nhận mình có quá nhiều thứ nhồi nhét trong đầu. nàothì lo học, lo sao cho bằng bạn bằng bè, cái gì cũng muốn học, mà sao mãi khôngcó cái gì nổi bật. Các bạn đứa thì giỏi toán, giỏi hóa, không cũng bặm bẹ được vàicâu tiếng anh, còn mình,.. nghĩ sao mà buồn quá, chẳng có gì làm nổi bật với bạnbè, chẳng có gì lấy làm tự hào mà khoe với gia đình. Nghĩ thấy bố tôi nói cũngđúng “ mày chỉ được cái cần cù bù thông minh”. Nhưng sao tôi thấy mình vẫnchưa thật sự làm theo hay sao? Mà tôi thấy nhiều đau buồn đến với mình vậy. Từnhỏ đã đạp xe theo mẹ đi bán hàng, thấy ôi sao là mệt , ôi sao là cái nắng chàychày,. Tôi không còn nhớ hồi nhỏ ra sao nữa nhưng những ký ức còn lại đối đốivới tôi thì tuổi thơ tôi thật là mệt mỏi. Nếu như có cuốn truyện “ cho tôi xin một véđi tuổi thơ” thì tôi xin đừng cho tôi về tuổi thơ đó nữa. Những gì sau đây tôi cònnhớ về tuổi thơ có lẽ cũng chẳng có sợi dây liên kết gì, nhưng thật sự là tôi muốnkể ra, tôi đã chôn kín nó từ lâu lắm rồi.Có lẽ người tôi muốn nhắc đến đầu tiên đó là người mẹ của tôi. Tôi không muốngọi mẹ bằng bà vì tôi có đọc được một đoạn văn nào đó trong đó có viết “ chỉnhững ai muốn mẹ của mình già đi thì mới gọi bằng bà”, mẹ thật sự là người chămchỉ và có chí hướng làm giàu. Nhưng sao đôi lúc tôi lại nhìn nhận sang một chiềuhướng tiêu cực hơn là mẹ quá tham lam. Hình tượng ghi lại sâu nhất đối với tôi vềmẹ đó là vào một buổi tối, hình như nhà tôi không có ai ở nhà, mẹ đi đâu đó về vàngồi ở bậc thềm nhà, gọi tôi và bảo tôi “cầm cái gậy ra đây”, tôi cũng chẳng hiểusao mẹ bảo cầm gậy ra làm gì. Tôi liền đi tìm và nhặt được cái mẫu chân ghế làmbằng gỗ của bố tôi, nó dài khoảng tầm 50cm, rộng khoảng hơn 10 phân, bèn bẹt.Mẹ tôi bắt tôi nằm úp người xuống và cứ như vậy mẹ đánh tôi, đến nỗi hôm sau bàtôi tắm cho tôi mà mông vẫn còn thâm tím một khoảng rộng. Đó là cái ký ức màtôi không sao giải thích được lý do vì sao tôi lại bị đánh như vậy, còn một lần nữakhiến tôi bàng hoàng và ngạc nhiên đó là vào buổi sáng sớm khi tôi đang nằm trênsập ngủ cùng anh trai và em trai thì mẹ tôi đùng đùng cầm chiếc guốc đập vàomông tôi, thật sự tôi thấy đau lắm, hóa ra là mẹ bị mất tiền để trong tủ, cả ngàyhôm trước chỉ có tôi trông nhà và bị mất cắp. Nhưng tôi biết số tiền đấy là do chịhàng xóm sang chơi búp bê cùng bọn trẻ con chúng tôi, vì sáng hôm đấy đang chơithì chị ấy bỏ về, chiều khi đến trường chị ấy còn mua kem cho tôi. Thật là đau, thậtlà buồn vì sự ngu dốt, kém cỏi của tôi. mẹ tôi ngày đấy mới đi đánh giấy giáp thuê,đi làm công thuê thì đồng tiền đối với mẹ thật là hơn cả việc biết con mình đau rasao. Tôi còn nhớ hồi đấy tôi cũng chỉ có học cấp một thôi, làm sao có thể biết đượcnhiều. đến nỗi đi học còn bị viết bản kiểm điểm không biết bao nhiêu lần, có lần côgiáo bắt về xin chữ ký bố mẹ, sợ bị mắng và vừa đúng lúc thuộc được tên mẹ, tôilững thững đứng dưới gốc cây nhãn gần cổng trường, viết đi viết lại tên mẹ ra thửđể bắt chước giả làm chữ ký nhưng bây giờ thì tôi không biết là lúc đấy tôi có làmgiả mạo chữ ký không nữa. vừa học dốt, chứ viết lại xấu, không biết bao lần tôithay vở, chép đi chép lại quyển ghi đầu bài thì phải, nghĩ thì lãng phí giấy lắm,nhưng muốn quyển vở của mình được đẹp nên cứ viết. Vở tôi được cái là bìa lúcnào cũng mỏng hơn giấy bên trong nên hay bị rách, có lần tôi xin đi cùng mẹ đểmua nhưng mẹ tôi nhất quyết không cho đi cùng, tôi cứ đuổi theo xe của mẹ từ nhàtới cống ba cửa trên triền đê ở cuối làng thì tôi mới chấp nhận nhìn mẹ đi xa tít vớichiếc xe đạp và tôi không thể đuổi theo được nữa, ngồi xuống triền đê và khóc, cứkhóc, khóc tới khi không còn giọt nước mắt nào rơi nữa thì tôi ra về, đó vào tầmbuổi bữa trưa, tôi không về nhà mà tôi vào nhà ông ngoại, ăn cơm trưa xong thì bốtôi sang tìm về. bố chẳng mắng vì không biết tôi lững thững đuổi theo xe mẹ.nhưng sao, khi tôi kể tới đây, tôi lại thấy liên kết giữa trận tối hôm mẹ đánh thế, cólẽ nào tối hôm đấy mẹ tôi đi chợ về vì tôi ban trưa đi theo mẹ nên tối về mẹ đánh.Cũng có thể là thế, nếu thật là thế thì sau bao năm khúc mắc, cuối cùng tôi cũngtìm ra đáp án. Đó là thời cấp một chưa hiểu biết và quá là ngây thơ, kém cỏi hơnbạn bè. Kém cỏi tới nỗi mà là con gái nhưng chơi nhảy dây, chơi chuyền đều kém,chẳng bạn nào thích ở cùng đội. Và việc khi mãi tới năm lớp 6 phải học ở làng trênthì tôi mới biết đi xe đạp. từ làng tôi lên trường phải đi qua một con đường giữacánh đồng với hai bên là hai bên mương. Tôi nhớ, ngày mới đi học, cũng là ngàymới biết đi xe được vài buổi, trên đường đi học về có bạn học cùng lớp đang sửaxe ven đường, tôi nhìn bạn và lẩm bẩm trong miệng rằng “ không được đâm vàobạn, không được đâm vào bạn” chẳng biết thế nào, mặc dù đường rộng như vậy màtôi lại huých xe bạn xuống mương, cả ngày hôm đó tôi sống trong lo sợ, chỉ sợ bạnvề mách với bố mẹ bạn mà tới tai bố mẹ tôi thì chết, Nhưng thật may là bạn khôngnói, sau này khi học cùng bạn tôi mới biết là bạn rất hiền và ít nói. Cứ như thế,ngày nào cũng đi học, tay lái tôi cũng cứng cáp lên, đến năm tôi lớp 7, lớp 8 mẹ tôicũng đã đi buôn hàng mini, tôi thường chở cùng mẹ sang các làng xung quanh, mẹđi sau , con đi trước. Mãi tới năm lớp 11 tôi vẫn còn đi xe đạp chở hàng, nhưng làđộc lập, tự đi 1 mình với một xe hàng chứ không có mẹ tôi đi theo nữa, lắm lúc gặpbạn bè ngoài đường thấy xấu hổ lắm, nhưng vì miếng cơm manh áo thì phải lặn lội, đến nỗi em trai tôi cũng đi chở hàng thì sao tôi lại phải ngại, nó là con trai cònkhông ngại cơ mà, tôi lấy đó làm động lực làm việc. Và đấy là phụ giúp mẹ tôi bánở nhà thôi chứ mẹ tôi vừa bày hàng ở nhà, vừa mang hàng ra Hà Nội bán nữa, cónhững lúc trưa nắng mẹ b ...